7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Lòng yêu nƣớc và ý thức cộng đồng
Văn học có chức năng phản ánh hiện thực đời sống, truyện thơ Nôm Tày là tấm gƣơng phản chiếu cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày. Truyện thơ Nôm Tày phản ánh nhiều vấn đề xã hội trong cộng đồng dân tộc, nhất là các xung đột giàu - nghèo, dân thƣờng - quan lại, ca ngợi những ngƣời có công đánh giặc giữ nƣớc, những tấm gƣơng nhân nghĩa, tiết hạnh; cảm thông với những ngƣời nghèo, bị áp bức, bị rơi vào cảnh ngộ khó khăn... Nhân vật trong truyện thơ là các nhân vật cổ tích, nhƣng lại mang tính cách, đặc điểm của con ngƣời miền núi: nghèo khổ, cần cù, chịu khó. Trong cuộc sống bình thƣờng, họ là những con ngƣời hiền lành, chịu khó làm ăn, sống có nghĩa có tình. Khi gặp bƣớc nguy nan, giặc giã thì họ trở thành những anh hùng vùng lên chống giặc.
Truyện thơ Tày đề cao những tấm gƣơng anh hùng đánh giặc cứu nƣớc, bảo vệ cộng đồng. Nhiều nhân vật vốn chỉ là những chàng trai nghèo khổ nhƣng có tài năng và có lòng yêu nƣớc đã trở thành anh hùng chống giặc ngoại xâm. Họ sẵn sàng rèn luyện bản thân, hi sinh hạnh phúc riêng tƣ để chiến đấu với giặc bảo vệ quê hƣơng mình. Chàng Nho Hƣơng trong truyện thơ cùng tên là ngƣời anh hùng áo vải trong trí tƣởng tƣợng của nhân dân. Nho Hƣơng xuất thân nghèo hèn, mồ côi cha mẹ, đi ăn xin đây đó:
“Kể về truyện Nho Hương côi cút Trời cho xuống mặt đất dương đông
Phò trợ giúp Thái Tông Việt quốc Sống đan thân đói rách xót xa Cha mẹ chầu thiên gia cõi Phật Xin ăn thiên hạ khắp đông tây”
Với khả năng lao động giỏi và bản chất hiền lành lƣơng thiện, Nho Hƣơng đƣợc thần linh giúp đỡ xây dựng quốc gia của ngƣời nghèo (Bần quốc). Có lý tƣởng cao đẹp, Nho Hƣơng xây dựng quốc gia thái bình thịnh trị:
“Lâu đài nhìn sặc sỡ đông tây Vẽ phượng hạc tung bay uốn lượn Trông tầy đời vua Thuấn ngày xưa Thanh nhàn gấp mười bậc vua cha”
(Nho Hương)
Không chỉ mang trong mình tình thần yêu nƣớc, chàng Nho Hƣơng còn có ý thức cộng đồng sâu sắc. Trở thành vua, nho Hƣơng không quên chăm lo cho cuộc sống nhân dân. Những ngƣời nghèo đƣợc Nho Hƣơng ban lộc phát chẩn để ổn định cuộc sống:
“Niên hiệu rõ ràng đó Bần vương Đại xá hết một phương thiên hạ”
(Nho Hương)
Đó là ông vua nhân nghĩa, biết quan tâm, chăm lo cho cuộc sống ngƣời dân, đƣợc nhân dân mong ƣớc, xây dựng. Tình yêu nƣớc, ý thức cộng đồng còn thể hiện rõ hơn khi đất nƣớc vua cha có ngoại xâm, đƣợc vua cha mời giúp đỡ, dù vợ là nàng Mẫu Đan còn đang giận cha mẹ nhƣng Nho Hƣơng đã nhìn thấy đó là việc chính nghĩa. Với tinh thần yêu nƣớc, thƣơng dân, chàng sẵn sàng mang binh lính của mình giúp vua cha đánh giặc, tiêu diệt kẻ ác. Trong cuộc chiến chính nghĩa, đƣợc sự trợ giúp của thần linh, Nho Hƣơng đã dùng những phép thuật cao cƣờng đánh đuổi quân xâm lƣợc. Nho Hƣơng trở thành một vị tƣớng xuất sắc, vận dụng mọi khả năng, mọi phƣơng tiện vũ khí để chiến đấu (như ong, như lửa, như nước...). Nho Hƣơng mang trong mình bản chất tốt đẹp của ngƣời lao động nghèo, phát huy đƣợc mọi khả năng của ngƣời lao động từ việc xây dựng quốc gia lý tƣởng đến việc kháng chiến chống ngoại xâm. Trí tƣởng tƣợng của nhân dân Tày đã xây dựng thành công hình tƣợng ngƣời anh hùng áo vải Nho Hƣơng với lòng yêu nƣớc, ý thức cộng đồng đáp ứng mong ƣớc đời thực của nhân dân.
Bên cạnh đó, còn có những nhân vật nhƣ Lƣu Đài (truyện Lưu Đài - Hán Xuân), sớm mồ côi cha mẹ, bị anh em họ hàng chiếm đoạt của cải ruộng đất nên phải đi ăn xin. Với ý chí ham học và tinh thần yêu nƣớc, chàng Lƣu Đài đã thi đỗ Trạng nguyên. Có gia đình hạnh phúc nhƣng không lúc nào chàng quên trọng trách với triều đình. Vua Đƣờng cử Lƣu Đài đi sứ nƣớc Tần, dù vợ đi theo, nhƣng hai vợ chồng vẫn phải trải qua muôn vàn cực khổ, chết đi sống lại, trở về Lƣu Đài còn bị vua và quần thần quở trách:
“... Bách quan ngồi lặng lẽ hai hàng Đường vương nói rõ ràng thắc mắc: Trạng nguyên lòng còn nặng nguyệt hoa Việc quan còn mang theo cả vợ
Tội ấy tày sông núi chẳng sai!”
(Lưu Đài - Hán Xuân)
Dù vô cùng đau đớn, nhục nhã, không vì thế mà Lƣu Đài quên trách nhiệm với quốc gia, khi nƣớc Tần liên quân Long vƣơng và Ngô Cƣơng chiếm đánh, đƣợc vua quan sai đi dẹp giặc, chàng sẵn sàng lên đƣờng. Đƣợc sự giúp sức của vợ là Hán Xuân, hai vợ chồng Lƣu Đài - Hán Xuân đã đánh tan quân giặc, khiến chúng vô cùng khiếp sợ, vội vã về tâu bày với vua Tần:
“... Nước Đường có binh cơ phép lạ Quân ta chết như rươi như rạ,
Thây đầy đường hàng đống ngổn ngang Cho nên nó không cống nước ta”
(Lưu Đài - Hán Xuân)
Dù có sự giúp sức của quân Long vƣơng và Ngô Cƣơng, vua Tần vẫn thua thảm hại, phải sai sứ sang cống nộp xin hàng.
Chàng Chiêu Đức trong truyện thơ Chiêu Đức vốn là chàng trai mồ côi nghèo khổ đã phải rời bỏ quê hƣơng ra đi. Sau đó, chàng cố công học hành thành tài và trở về quê nhà đánh giặc cứu dân, cứu nƣớc.
Chàng Lý Lan trong truyện thơ Lý Lan- Thị Dung, chàng Trần Chu trong truyện Nàng Quyển là những chàng trai có số phận bất hạnh, long đong cực khổ, mồ côi cha mẹ. Nhờ chăm chỉ học tập, tƣ chất thông minh họ đã trở thành quan lớn trong triều. Nhƣng học không vì cuộc sống riêng tƣ cá nhân mà quên
đi bổn phận với dân với nƣớc. Khi đất nƣớc có giặc xâm lăng, họ sẵn sàng từ biệt gia đình đi dẹp giặc. Đƣợc thần linh giúp, họ đánh đuổi đƣợc quân giặc xây dựng đất nƣớc thanh bình, thịnh trị. Nổi bật ở họ là tinh thần yêu nƣớc, ý thức vì cộng đồng dân tộc, họ sẵn sàng gác lại hạnh phúc riêng tƣ để tham gia chiến đấu bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc.
Nhân vật anh hùng yêu nƣớc, có ý thức cộng đồng cao đẹp trong truyện thơ Nôm Tày không chỉ là những chàng trai có xuất thân nghèo khó mà còn là những chàng trai xuất thân cao quý. Đó là chàng Lý Thế Khanh (truyện thơ Lý Thế Khanh), con quan Thƣợng thƣ họ Lý nƣớc Việt lấy Thị Trinh con gái Thừa tƣớng nƣớc Hồ. Cuộc sống gia đình đang êm ấm, hạnh phúc thì giặc Tần ào ào kéo quân xâm lăng. Là mệnh quan triều đình, Lý Thế Khanh việc nƣớc việc nhà lo lắng, rối ren: vì chính nghĩa chàng mong mỏi ra đi giết giặc nhƣng trong lòng còn nhiều vƣơng vấn về gia đình, mẹ già, con thơ... Đƣợc sự ủng hộ, động viên của vợ, Lý Thế Khanh quyết tâm xin vua đi dẹp giặc làm tròn trách nhiệm của bề tôi trung với vua:
“Quân ta có vài vạn không lo Dù đánh được hay thua liều mạng
...Tôi nghe lời truyền của đời xưa Chiến trận lấy mưu cơ, dùng chước
Quân ta vào làng phục mọi nơi Không lo lấy nhiều người làm mạnh
Sự này việc chiến trận mưu cơ Như Hàn Tín đời xưa phá hạng
Núi Cửu lý Vũ táng Ô giang Hạng Vũ bị chết thương cũng dễ
Ngày nay nhờ uy thế nhà vua Bằng tôi không chết co biên ải
Giời cho tôi được đội ơn vua Giời không để tôi thua thì đã Để tôi xin đi phá Tần nhung”
Vua vui mừng khôn xiết, hạ lệnh cho Thế Khanh mang quân đi dẹp giặc Tần. Thế Khanh sau một tháng đã mang quân đến “Tần quan”, “Quan truyền ba vạn quân bày trận”. Bị quân Tần bao vây xung quanh, Thế Khanh có lo lắng, sực nhớ lời vợ dặn vận dụng mƣu kế “Quan không đánh giờ ngọ mới là/ Khinh địch kẻo quân ta bị thiệt” chàng đã tiêu diệt quân Tần nhanh chóng:
“Giết được quân Tần binh một nửa Thây người bầy ngang ngửa đầy đồng
Máu người chảy thành dòng trên đất Bên vua Tần chết rất nhiều quân ...Thế Khanh chạy tới nơi giao ngựa Chém Tề vương chính giữa lăn đùng
Tề vương liền đâm chàng sa ngã Quan Thế Khanh liền vớ chặt đầu
Bêu lên sả trước sau nhiều bận Tề vương vua lâm bệnh chết thương
Quân mã loạn bốn phương tan tác Tần vương thua thảm dát kêu thương
Mắt nhìn thấy Tề vương kinh hãi Lui binh mã tán bại liền đi Kéo quân ra vân vi khỏi ải”
(Lý Thế Khanh)
Lý Thế Khanh với lòng yêu nƣớc, tinh thần đấu tranh chính nghĩa và mƣu lƣợc hơn ngƣời đã đánh tan giặc xâm lƣợc, lập đƣợc công lớn, mang lại cuộc sống thái bình cho nhân dân.
Để có đƣợc chiến công hiển hách của những trang nam nhi anh hùng, ta không thể không nói đến công lao của những ngƣời phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Trong truyện thơ Lý Thế Khanh, khi giặc đến xâm lăng, vợ chàng Lý Thế Khanh là Thị Trinh đã vƣợt lên thói nữ nhi thƣờng tình, nàng động viên chồng đi đánh giặc, bày mƣu kế để chồng thắng giặc... Trong truyện thơ Lưu Đài- Hán Xuân, nàng Hán Xuân với phép thuật cao cƣờng đã giúp chồng không chỉ
đánh tan quân Tần mà còn đánh tan quân Ngô Cƣơng và Long vƣơng với đầy phép thuật cao cƣờng. Thị Trinh, Hán Xuân là những nhân vật phụ nữ đáng ca ngợi trong truyện thơ Nôm Tày. Họ vƣợt lên thói nữ nhi thƣờng tình, đề cao tinh thần yêu nƣớc, sẵn sàng đặt lợi ích cộng đồng cao hơn hạnh phúc cá nhân, sẵn sàng hi sinh vì chính nghĩa. Thị Trinh, Hán Xuân là những tấm gƣơng tiêu biểu cho lòng yêu nƣớc, ý thức vì cộng đồng. Chính tấm lòng cao đẹp đó đã góp phần mang đến cuộc sống tự do, ấm no cho nhân dân, làm ngời sáng vẻ đẹp phẩm chất ngƣời phụ nữ Tày.
Những chàng trai, cô gái trong truyện thơ Nôm Tày đều là những ngƣời luôn có ý thức trách nhiệm với quê hƣơng, đất nƣớc, sẵn sàng gác bỏ hạnh phúc cá nhân để chiến đấu mang lại hòa bình cho cộng đồng, dân tộc, thể hiện tình yêu của mình với đất nƣớc. Chính lòng yêu nƣớc, ý thức cộng đồng đã tạo sức mạnh giúp họ vƣợt qua muôn vàn khó khăn để giành chiến thắng. tinh thần yêu nƣớc Trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng cũng là một bài học mà truyện thơ Tày muốn thể hiện đó là. Tinh thần yêu nƣớc đã trở thành giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp trong nền văn học Việt Nam nói chung và trong truyện thơ Nôm Tày nói riêng.