Các giá trị văn hóa truyền thống trong văn học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 25 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Các giá trị văn hóa truyền thống trong văn học

Là thành tố cơ bản của văn hóa, văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phản ánh nền văn hóa dân tộc trên nhiều bình diện nhƣ phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo, tín ngƣỡng, tri thức dân gian, truyền thống văn hóa, các danh thắng, đền đài... Văn học là tấm gƣơng phản ánh đời sống xã hội, đến với tác phẩm văn học ta đƣợc tiếp xúc với những giá trị văn hóa đƣợc nhà văn phản ánh trong đó. Có thể nói, văn hóa và văn học có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động lẫn nhau. Văn hóa giữ vai trò là nguồn cội của văn học, để cung cấp chất liệu, vốn sống, tri thức, cảm hứng sáng tạo của nhà văn…

Các nhà nghiên cứu khẳng định: “Trong khi kiếm tìm những đặc điểm của nền văn hoá, trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu sự trả lời ở văn học và chữ viết. Văn học “nói” thay cho văn hoá dân tộc giống như con người “nói”

thay cho tất cả những gì trong trời đất. Vì vậy, những biến động, những thay đổi, tiến triển trong đời sống văn hoá dân tộc cũng sẽ kéo theo sự chuyển đổi, phát triển của lịch sử văn học dân tộc” [64]. Văn học là tấm gƣơng phản ánh đời sống xã hội, thể hiện những tình cảm và sự nhận thức của con ngƣời về tự nhiên và xã hội. Văn học chịu ảnh hƣởng của đời sống và thể hiện đời sống một cách toàn vẹn, sống động với tất cả sự phong phú và phức tạp vốn có.

Trƣớc hết, khát vọng độc lập, đấu tranh chống cƣờng quyền đòi tự do, bình đẳng, dân chủ bao trùm và thấm đƣợm trong toàn bộ nền văn hóa truyền thống dân tộc Việt. Bên cạnh đó, ngƣời Việt luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trƣớc âm mƣu xâm lƣợc từ nhà nƣớc phong kiến Trung Quốc. Những cuộc khởi nghĩa kiên cƣờng của nhân dân ta liên tiếp diễn ra, đó là cuộc khởi nghĩa của những ngƣời anh hùng: Triệu Thị Trinh, Triệu Quang Phục, Lý Bôn, Mai Thúc Loan, Phùng Hƣng... và tiêu biểu là chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền (năm 938 trên sông Bạch Đằng) chấm dứt hàng nghìn năm Bắc thuộc, mở ra cho dân tộc ta kỉ nguyên độc lập tự chủ. Cùng với cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhân dân Việt Nam còn xây dựng những nền văn hóa đạt thành tựu rực rỡ đó là: văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt, văn hóa Lý - Trần (thế kỉ XV)... Những nền văn hoá đó đã thể hiện một trình độ văn minh khá cao, một bản sắc dân tộc độc đáo từ thời ngƣời Việt cổ... Có thể nói, chính những nền văn hóa này đã hun đúc cho ngƣời Việt một ý chí, một bản lĩnh vững vàng để sẵn sàng đƣơng đầu và chiến thắng bất kỳ kẻ thù xâm lƣợc nào. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, 80 năm thực dân Pháp đô hộ, rồi đến 30 năm chiến tranh xâm lƣợc của đế quốc Pháp, Mỹ, ngƣời Việt đã chiến đấu hết mình với một khát vọng độc lập dân chủ, kiên cƣờng. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt 4.000 năm đã thấm sâu vào mọi hoạt động của ngƣời dân Việt Nam chính là tƣ tƣởng độc lập dân chủ.

Thứ hai, Việt Nam là nƣớc có nền văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc vì vậy nhân dân luôn tôn trọng, hòa hợp với thiên nhiên là nội dung nổi bật. Về góc độ địa lí, Việt Nam có trên 3.200 km bờ biển nằm trên các tuyến giao thông đƣờng biển. Việt Nam nối tiếp ba vùng: núi - đồng bằng - bờ biển theo các triền sông,

đồng thời ở thế "diện hải bối sơn" (mặt trông ra biển, lƣng dựa vào núi), tạo nên một hành lang Bắc - Nam khá hẹp. Đƣờng thủy là phƣơng tiện đi lại chính từ xa xƣa. Về thực vật, với khí hậu nhiệt đới gió mùa - nóng ẩm, mƣa nhiều tạo điều kiện cho nền nông nghiệp lúa nƣớc ra đời từ rất sớm. Sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, ngƣời Việt biết khắc phục, biết hòa mình vào tự nhiên, xem tự nhiên nhƣ nguồn sống, không bất bình, trái lại ngƣời Việt luôn ca ngợi thiên nhiên, biến cảnh vật tự nhiên thành một phần cơ sở tạo nên văn hóa dân tộc. Mọi hoạt động gắn với đời sống nhƣ cấy cày, làm lụng, lối sinh hoạt cho đến lời ăn tiếng nói, văn chƣơng, nghệ thuật đều sử dụng, mô phỏng, hòa hợp với thế giới bên ngoài con ngƣời với một tinh thần lạc quan... Thiên nhiên Việt Nam là khởi nguồn của văn hóa truyền thống Việt Nam. Văn hóa truyền thống Việt Nam vừa là sự hòa hợp, vừa là sự đấu tranh của con ngƣời Việt Nam với thiên nhiên.

Thứ ba, giá trị văn hóa truyền thống ngƣời Việt thể hiện ở tinh thần hiếu học. Văn hóa truyền thống ngƣời Việt Nam xuất phát từ cuộc sống thực để vƣơn lên cái cao cả đồng thời cũng là để trở về với đời sống thực tế vốn cần đƣợc cao đẹp hơn, nhân văn hơn. Con ngƣời Việt Nam bản chất cần cù, thông minh, hiếu học, sống trong hoàn cảnh đất nƣớc luôn phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thời tiết khắc nghiệt... ngƣời Việt luôn cố gắng, nỗ lực học tập, không ngừng vƣơn lên để xây dựng đất nƣớc phát triển. Trong lịch sử, nhân dân Giao Chỉ sống dƣới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phƣơng Bắc, nhƣng những âm mƣu đồng hóa toàn diện của chúng đối với ngƣời Việt không những không thực hiện đƣợc mà trái lại còn bị ngƣời Việt đồng hóa ngƣợc.

Thứ tƣ, tinh thần yêu thƣơng, đoàn kết - nét nổi trội của văn hóa truyền thống Việt. Con ngƣời Việt Nam không bao giờ tách mình ra khỏi cộng đồng. Họ sống trong mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, dòng họ, xóm làng. Ngƣời Việt đề cao vai trò tập thể, hình thành nên lối sống trọng tình nghĩa, trọng đạo lý: “Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thƣơng lấy bí cùng; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ…”. Các quan hệ ứng xử thƣờng đề cao cái tình: “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình...”. Đi đôi với cái tình là cái nghĩa rất đƣợc ngƣời Việt coi trọng. Bao trùm lên mọi mặt của đời sống, cái nghĩa của dân tộc Việt

Nam đƣợc đề cao, cái nghĩa đó không thể dịch sang ngôn ngữ Âu - Mỹ. Điều chỉnh lại các hành vi ứng xử của mọi thành viên trong xã hội là cái nghĩa. Thƣớc đo giao tiếp xã hội không chỉ trọng lý mà phải thiên về tình.

Thứ năm, đối diện với cuộc sống nhiều gian nan, thử thách của mình, nhân dân Việt Nam đã dùng tiếng cƣời để vƣợt lên nó. Sự lạc quan yêu đời trở thành nét văn hóa luôn thƣờng trực trong mỗi tâm hồn ngƣời Việt. Xã hội phân chia giai cấp, trƣớc sự bất công, phi lý của cuộc đời, chính tinh thần lạc quan dân chủ thể hiện trong sự đấu tranh không khoan nhƣợng với những thói hƣ tật xấu không kể vua, quan hay dân thƣờng. Tinh thần lạc quan thể hiện mong muốn về một cuộc sống tốt đẹp, lý tƣởng mà ngƣời Việt Nam hằng ao ƣớc. Tinh thần lạc quan trở thành giá trị văn hóa truyền thống thấm sâu trong đời sống tinh thần ngƣời dân Việt Nam...

Thứ sáu, dân tộc Tày chủ yếu sống ở địa bàn vùng núi phía Bắc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)