Tinh thần hiếu học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 61 - 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5. Tinh thần hiếu học

Đồng bào dân tộc Tày rất coi trọng việc học hành. Trong cộng đồng ngƣời Tày đã có rất nhiều ngƣời học hành thi cử đỗ đạt, có nhiều trí thức góp phần nâng cao giá trị văn hóa dân tộc. Tinh thần hiếu học đó đƣợc thể hiện qua nhiều truyện thơ Nôm Tày nhƣ Nàng Quyển, Lưu Đài - Hán Xuân, Quảng Tân - Ngọc Lương, Chiêu Đức... Các nhân vật nhƣ Trần Chu, Chiêu Đức, Lƣu Đài, Quảng Tân... là những tấm gƣơng hiếu học đáng cảm phục.

Lƣu Đài (truyện thơ Lưu Đài - Hán Xuân) mồ côi, bị họ hàng chiếm hết ruộng nƣơng, vƣờn tƣợc nên hàng ngày phải sống lang thang khốn khổ. Trong hoàn cảnh cơ cực đó, Lƣu Đài quyết chí tìm thầy theo học để lập công danh: “Ta phải đem thân bán cho thầy/ May người dạy đôi câu giáo hóa”. Chẳng quản đƣờng sá xa xôi, Lƣu Đài vừa đi vừa xin ăn để tìm đƣờng đến nhà thầy xin học. Đƣợc thầy thƣơng nhận, chàng ở lại vừa làm mƣớn cho thầy vừa chăm chỉ học hành: “Ngày thì đi làm ngoài ruộng đồng/ Tối đến về trường kinh nghe sách”. Với mong muốn đƣợc học, Lƣu Đài thƣờng nằm ở nhà dƣới, nghe các sĩ tử đọc bài và học lỏm, học đến đâu nhớ đến đó vô cùng sáng dạ. Tinh thần ham học và vƣợt khó của Lƣu Đài thật đáng nể phục. Nghèo đói, bị bạn bè cƣời chê, nhiếc móc, đêm lạnh không đủ ấm phải “Đốt lửa hơ sau lưng kẻo lạnh” nhƣng khi mọi ngƣời còn say ngủ Lƣu Đài đã dậy đọc sách. Là ngƣời thông minh,

sáng dạ nên chàng sớm “Thông thái hơn bè bạn bao người”, “Đọc chữ nghĩa chảy trôi như thác”. Chính lòng hiếu học và ý chí nỗ lực bền bỉ vƣơn lên đã giúp Lƣu Đài đỗ trạng nguyên và có cuộc sống hạnh phúc.

Quảng Tân (truyện thơ Quảng Tân - Ngọc Lương) có hoàn cảnh vô cùng khốn khổ. Mẹ mất sớm, cha đi đánh giặc nơi xa, hai anh em phải sống cùng dì ghẻ, bị dì ghẻ độc ác hãm hại. Mặc dù sống cảnh đói khổ cơ cực nhƣng khi có cơ hội đƣợc học hành Quảng Tân vẫn tỏ rõ khát khao học tập. Ban ngày lên rừng gánh vác củi cây hoặc đi cắt cỏ chăn ngựa nhƣng ban đêm vẫn “đọc sách dưới trăng xế tà”. Chàng ham học đến nỗi “Ngày đêm không có đèn vẫn học”. Nhờ chăm chỉ và cố gắng hết mình, lại vốn thông minh hơn bạn nên Quảng Tân đã “Sách kinh sử mọi đoạn đều thông”, “Lòng trẻ đã chứa đủ văn chương” và thi đỗ trạng nguyên, con đƣờng công danh rộng mở.

Chiêu Đức (truyện thơ Chiêu Đức) là tấm gƣơng khổ học thành tài. Ngay từ nhỏ, chàng mồ côi cha mẹ, sớm lâm cảnh nghèo hèn. Nhƣng chính hoàn cảnh khốn khổ đó giúp chàng nung nấu quyết tâm lớn cố gắng học để sau này giúp vua nếu không cũng là thầy dạy trẻ. Chiêu Đức phải bỏ quê hƣơng ra đi vừa xin ăn vừa tìm chốn Khổng môn học chữ. Với tâm niệm “Thân nam nhi phải luyện văn chương/ Học giỏi sẽ ấm thân no miệng”, chàng lấy những tấm gƣơng ngƣời xƣa để tự động viên mình cố gắng: “Chu Mãi thần đời cổ lưu gương/ Ngày đêm luyện văn chương sử sách/ Ngày sau thông mọi mọi mạch thi thư/ Đỗ bảng nhãn nhà vua quý trọng”. Là ngƣời thông minh tài trí, Chiêu Đức sau ban năm trời chăm chỉ học văn đã thông lầu mọi phú kinh khiến cho thầy vô cùng mừng vui, tin tƣởng: “Chiếm bảng vàng sau cũng có thừa/ Đấng tài ấy đáng vua ngự trị/ Nói chi rằng tiến sĩ trạng nguyên”. Với lòng ham học hỏi, Chiêu Đức tạm gác việc thành gia thất mà tiếp tục theo đuổi việc học bởi chàng vẫn mang trong mình lý tƣởng làm nên nghiệp lớn: “Tuy ta là hạ thứ thường dân/ Thành tâm học có lần nên giỏi”. Quan điểm của chàng là việc học hành thành tài phải đặt lên trên hạnh phúc lứa đôi. Trên con đƣờng tầm sƣ học đạo, bao cám dỗ cũng không làm lay chuyển quyết tâm của Chiêu Đức. Cảm phục trƣớc lòng quyết tâm của chàng, đạo sĩ nhận dạy bảo để Chiêu Đức có thể trở

thành “vị anh hào giỏi võ”, đủ tài năng về cõi dƣơng gian. Nhờ đƣợc rèn luyện, tu dƣỡng cả văn lẫn võ, Chiêu Đức trở thành vị anh hùng của nhân dân và có cuộc sống hạnh phúc.

Tinh thần hiếu học là tinh thần ham học hỏi không ngừng bởi sự học nhƣ chiếc thang không nấc chót. Trong các truyện thơ, ngƣời Tày muốn gửi đến thế hệ sau những bài học về việc tu dƣỡng bản thân. Trong quan hệ với mọi ngƣời cần giữ chữ tín, sống cho ngay thẳng, có trách nhiệm với cộng đồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)