7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Lòng thƣơng ngƣời
Truyện thơ Nôm Tày còn in đậm những nét phong tục tập quán, những nếp sinh hoạt của tộc ngƣời Tày. Lòng mến khách, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ những ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn là một trong những nét đẹp truyền thống của ngƣời Tày. Trong các tác phẩm truyện thơ Nôm, ta thƣờng gặp sự tƣơng thân tƣơng ái giữa ngƣời với ngƣời. Lòng thƣơng ngƣời là một trong những giá trị văn hóa nổi bật của truyện thơ Nôm Tày.
Tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của ngƣời nhân dân ta. Tình yêu thƣơng, lòng nhân ái giữa ngƣời với ngƣời không phân biệt đẳng cấp, không phân biệt lứa tuổi góp phần lan tỏa yêu thƣơng. Khi ta yêu thƣơng mọi ngƣời ta cũng sẽ đƣợc mọi ngƣời yêu thƣơng quý trọng. Trong ca dao, tục ngữ chúng ta thƣờng xuyên bắt gặp những lời rất ấm áp về tinh thần đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái, về lòng yêu thƣơng con ngƣời:
“Thương người như thể thương thân” “Lá lành đùm lá rách”
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no” “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng” “Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”...
Những câu ca dao, tục ngữ thể hiện lòng thƣơng ngƣời đƣợc thể hiện ở tất cả mọi khía cạnh cuộc sống. Dù với mức độ đậm nhạt khác nhau nhƣng lòng nhân ái trở thành một nét đẹp đáng quý trọng cần đƣợc xây dựng và phát huy ở tất cả mọi ngƣời giúp xã hội ngày càng phát triển và cuộc sống con ngƣời hạnh phúc hơn.
Lòng thƣơng ngƣời trong truyện thơ Nôm cũng đƣợc tác giả dân gian quan tâm. Truyện Nôm đề cao phẩm chất cao đẹp của quần chúng lao động, đó là tình thƣơng ngƣời. Tình cảm yêu thƣơng giữa ngƣời với ngƣời đƣợc thể hiện hết sức mộc mạc, chân thành mà cảm động, vững bền trong xã hội đầy rẫy bất công. Trong truyện thơ Nôm Tống Trân Cúc Hoa, nàng Cúc Hoa, con nhà quý phái đã sẵn lòng mang gạo biếu hai mẹ con ngƣời ăn xin Tống Trân và còn mang lòng yêu thƣơng, lấy Tống Trân dù bị cha đuổi ra khỏi nhà. Cúc Hoa đi theo và lấy Tống Trân làm chồng, chấp nhận cuộc sống gian khổ, vừa phụng dƣỡng mẹ chồng vừa lo cho chồng ăn học.
Đọc truyện thơ Nôm Tày, ta thấy tình thƣơng giữa con ngƣời đƣợc biểu hiện khá phong phú. Đó là tình thƣơng giữa những ngƣời nghèo khổ, cƣu mang đùm bọc lẫn nhau nhƣ Nàng Kim trong truyện Nàng Kim vì mang tội với Vua trời, bị đày xuống nhân gian. Nàng phải đội lốt khỉ, sống nơi rừng hoang. Nhờ sự khéo léo nàng đan đƣợc những tấm chiếu hoa văn rất đẹp. Nàng gặp bà lão chăn trâu nghèo khổ cƣu mang, giúp đỡ mà gặp đƣợc hoàng tử thứ ba của vua Việt Vƣơng và nên duyên chồng vợ hạnh phúc.
Chàng Lƣu Đài trong truyện Lưu Đài- Hán Xuân mồ côi cả cha và mẹ khi còn tấm bé, lại bị anh em họ hàng, cô dì chú bác chiếm đoạt hết của cải ruộng vƣờn phải đi ăn xin kiếm sống:
“Quê con ở Bình Sơn là xã Từ nhỏ con khổ đã bao năm Cha mẹ chết cả không còn nữa Không gì ăn qua bữa khốn cùng Không có áo che thân cực thảm Họ hàng cùng khắp bản tương lân Tuyệt chẳng có ai thương ai xót” (Lưu Đài - Hán Xuân)
Trƣớc lời thƣa về tình cảnh khốn khổ của Lƣu Đài, chàng đƣợc ông thầy đồ ở Nam Nga thƣơng tình, rộng lòng từ thiện, cho làm ngƣời ở trong nhà:
“Ta già năm mươi tuổi bấy nay, Mới thấy kẻ nghèo này là một
Trình bày cảnh não nuột gian truân, ... Kẻ nghèo khó tìm đến với ta Con hãy ở mùa hoa một vụ Giúp ta đi làm ruộng kiếm cơm Chữ nghĩa ta dạy cho chút ít...”
(Lưu Đài - Hán Xuân)
Với tình thƣơng của thầy đồ, chàng Lƣu Đài đã vƣợt qua giai đoạn khó khăn nhất để đƣợc sống và quyết tâm phấn đấu nên ngƣời.
Nhân vật Trần Chu (truyện Nàng Quyển) mồ côi cha mẹ, bị cô ruột hãm hại nhƣng may mắn đƣợc tƣớng trời cứu sống. Chàng hàng ngày phải đi xin ăn. Cuộc sống vô cùng chua xót, khổ cực nhƣng rồi Trần Chu đã may mắn gặp bà lão độc thân họ Mã, đƣợc bà nhận làm con nuôi. Không dừng lại ở đó, bà còn cho Trần Chu ăn học đầy đủ, nuôi dƣỡng chàng cho đến khi thi đỗ Trạng Nguyên. Tình thƣơng giữa những con ngƣời nghèo khổ đã cứu giúp cuộc đời Trần Chu, đƣa chàng trở thành vị quan to đƣơng triều. Chàng Nho Hƣơng chịu
cảnh mồ côi, bị họ hàng ức hiếp và cuối cùng đƣợc ngƣời dân nghèo cƣu mang, học hành thành tài...
Trong truyện thơ Nôm Tày, tình yêu thƣơng, đùm bọc không chỉ dừng lại giữa những ngƣời nghèo khổ mà còn đƣợc thể hiện giữa những ngƣời thuộc tầng lớp trên - ngƣời giàu sang với những ngƣời thuộc tầng lớp dƣới ngƣời nghèo khổ, bất hạnh.
Lý Lan trong truyện thơ Lý Lan- Thị Dung mồ côi cha mẹ, phải đi hành khất xin ăn, một lần ăn xin nhà trƣởng giả, trƣởng giả thƣơng xong bảo ngƣời ở trong nhà bày thịt cá cho Lý Lan ăn rồi còn cho thêm gạo... Không chỉ dừng lại ở đó, Lý Lan còn gặp Huyện quan, đƣợc ông cho về nhà giúp việc nuôi ngựa. Từ đó Lý Lan có chốn nƣơng thân. Nhờ tính tình cần cù, chăm chỉ, Lý Lan đƣợc vợ chồng ông bà huyện rất yêu quý và thƣơng xót. Lý Lan còn đƣợc Thị Dung (con gái quan Huyện, giàu có, xinh đẹp) yêu thƣơng. Dù biết rõ gia cảnh Lý Lan nhƣng với lòng thƣơng ngƣời, vƣợt lên lễ giáo và sự ngăn cấm của cha mẹ, Thị Dung quyết tâm lấy Lý Lan làm chồng.
Tống Kim trong truyện Tống Kim mƣời sáu tuổi mồ côi cha mẹ lƣu lạc khắp mƣờng xin ăn. Một ngày nọ, Tống Kim gặp Lƣu ông, ngƣời bạn cũ của cha mình, thƣơng tình đƣa về ở cùng. Nhìn thấy Tống Kim có những phẩm chất đáng quý Lƣu ông bèn gả con gái cho:
“Thấy Tống Kim thông thái rất ngoan Quan nói về mình rằng đã già
Mong tìm người rể hiền khôn ngoan Cho Nghi Xuân kết duyên chồng vợ...”
(Tống Kim)
Nhƣ vậy, tình yêu thƣơng giữa ngƣời với ngƣời, không phân biệt cao thấp, sang hèn là điểm đặc biệt trong suy nghĩ của ngƣời Tày, trong tình cảm dân tộc Tày.
Nếu trong truyện thơ Nôm của dân tộc Kinh, ta chủ yếu thấy tính chất tố cáo tầng lớp phong kiến thống trị bạc ác, hà hiếp, áp bức, bóc lột nhân dân thì
trong truyện thơ Nôm Tày ta cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của bản chất bình dị, mộc mạc, yêu thƣơng đùm bọc không chỉ ở những ngƣời dân nghèo mà còn ở cả những ngƣời giàu có, quan lại. Đó là nét văn hóa truyền thống đáng quý, chứng tỏ mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến thống trị và ngƣời dân ở vùng núi phía Bắc, nơi ngƣời dân tộc Tày sinh sống chƣa thật sự gay gắt, đồng thời chứng tỏ bản chất hồn nhiên, lƣơng thiện của đồng bào dân tộc Tày.
Lòng thƣơng ngƣời trong truyện thơ Nôm Tày nói riêng, trong truyện thơ Nôm Việt Nam nói chung trở thành mạch nguồn nuôi dƣỡng tâm hồn con ngƣời Việt Nam, giúp con ngƣời sống yêu thƣơng, tình nghĩa, chia ngọt sẻ bùi trong cơn hoạn nạn, khó khăn. Lòng thƣơng ngƣời trở thành sức mạnh giúp con ngƣời vƣợt qua gian khó... Lòng thƣơng ngƣời trong văn học tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc, trở thành đạo lí, thành giá trị văn hoá truyền thống cao đẹp của nhân dân Việt Nam. Giáo dục lòng thƣơng ngƣời qua truyện thơ Nôm Tày góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân ta.