7. Cấu trúc của luận văn
2.4. Tình cảm bạn bè
Tình cảm bạn bè là tình cảm cao đẹp, thiêng liêng. Tình bạn đẹp đƣợc xây dựng trên nền tảng của sự chân thành, gắn bó, vị tha, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Từ xa xƣa, cha ông ta đã nói đến tình bạn qua các câu ca dao nhƣ:
“Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới nên” “Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa” “Ai ơi nhớ lấy câu này
Tình bạn là mối duyên thừa trời cho” …
Qua đó đủ để thấy tình bạn đáng quý trọng biết nhƣờng nào. Văn học Việt Nam có không ít tác phẩm ca ngợi tình bạn trong sáng, gắn bó bền chặt.
Một trong những truyện nói về tình bạn cao đẹp là truyện Lưu Bình - Dương Lễ. Truyện không chỉ ca ngợi tình bạn chân thành, mà còn hết lòng hết sức giúp đỡ bạn để bạn thành danh.
Ngƣời dân Tày sống trong những thôn bản hẻo lánh và thƣa thớt đầy bất trắc. Họ thƣờng nhắc nhở nhau giữ tình làng nghĩa xóm, sống hài hòa thân thiện với ngƣời xung quanh để giúp đỡ nhau trong cuộc sống,... Họ rất coi trọng các mối quan hệ chòm xóm, quý trọng con ngƣời. Vì thế, ngƣời Tày vẫn thƣờng dạy bảo con cháu: “Anh em hàng xóm tựa như anh em ruột thịt”, “Ngày sống và ngày chết đều phải giúp nhau” (Truyện thơ “Pác dảo”). Đúng nhƣ nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn nhận xét: “Tình cảm xóm bản, tục kết bạn đã trở thành nét rất đẹp trong tập quán Tày và được thể hiện đến độ tỉ mỉ, chi tiết trong giao tiếp giữa các nhân vật trong truyện thơ Tày” [55, 52].
Với bạn bè, họ luôn yêu thƣơng và quý trọng. Truyện thơ Nhân Lăng là câu chuyện nhƣ vậy. Truyện thơ Nhân Lăng ca ngợi nhân vật chính Nhân Lăng luôn mang tƣ tƣởng “mình vì mọi ngƣời”. Nhân Lăng hết lòng vì bạn bè, giúp đỡ bạn một cách vô tƣ, không hề tính toán. Cách ứng xử của Nhân Lăng với các nàng tiên trong truyện thơ cùng tên cho thấy rõ điều đó. Nhân vật Nhân Lăng mồ côi cha từ khi lên bảy, phải đi ăn xin khắp nơi để nuôi mẹ, nuôi thân. Khi đến nhà trƣởng giả, thấy hai mẹ con Nhân Lăng vất vả, cơ cực, trƣởng giả mách nƣớc cho chàng đi bói với thầy Thiên Nhan Quỷ Cốc để biết số giàu nghèo, dở hay nhƣ thế nào. Muốn biết số phận của mình, Nhân Lăng từ biệt mẹ rồi lên đƣờng. Trên đƣờng đi chàng gặp các nàng tiên Ngƣ Lân, nàng tiên Hoa Cam, nàng tiên Thọ và nàng tiên coi vƣờn trúc. Các nàng tiên nhờ Nhân Lăng xem bói giúp. Là ngƣời coi trọng tình bạn nên dù chƣa biết việc của mình có thuận lợi hay không nhƣng Nhân Lăng đều vui vẻ nhận lời giúp đỡ những ngƣời bạn mới. Gặp thầy Quỷ Cốc, Nhân Lăng xin thầy xem bói năm quẻ cho mình và bạn, không có tiền Nhân Lăng phải làm thuê ba năm trả công cho năm quẻ bói. Với tinh thần vì bạn - những ngƣời bạn mới quen - Nhân Lăng không hề mảy may do dự, không phàn nàn, tự trách mà làm việc vô cùng tự nguyện.
chối nên chàng bỏ về một quãng đƣờng, đến lúc này việc của mình không đạt đƣợc mục đích nhƣng chàng lại thấy áy náy với các nàng tiên vì chƣa giúp đƣợc họ. Vừa tiếc công vừa nghĩ đến việc các nàng tiên nhờ nên Nhân Lăng quay lại để rình xem thầy có nói gì đến quẻ bói không. Khi nghe đƣợc kết quả các quẻ bói chàng mừng rỡ quay về giúp đỡ các nàng tiên. Nhân Lăng đã đặt tình bạn lên trên những lợi ích cá nhân, không quản ngại gian khổ để trọn nghĩa với bạn. Trƣớc tình bạn cao đẹp của Nhân Lăng, những ngƣời bạn tiên nữ cũng hết lòng hết sức giúp chàng. Khi Nhân Lăng hỏi cƣới công chúa Quyển Vƣơng, chàng bị nhà vua thách cƣới rất cao, đòi lễ là những vật hiếm lạ. Nhân Lăng đƣợc những ngƣời bạn tiên giúp đỡ. Họ ra sức giúp Nhân Lăng mà cũng không đòi hỏi ân huệ gì. Bởi họ coi nhau là bạn và đã là bạn phải cùng nhau chia sẻ ngọt bùi. Truyện Nhân Lăng ca ngợi tình bạn đẹp, các nhân vật đều có tinh thần vì bạn, hết lòng giúp đỡ bạn không toan tính thiệt hơn. Tình bạn trong truyện thơ Nôm Tày thể hiện sâu sắc vẻ đẹp trong văn hóa ứng xử.
Nàng Kim (truyện thơ Nàng Kim) cho ta thấy tình bạn luôn hiện lên đẹp nhất khi ta gặp khó khăn, hoạn nạn. Khi đó, những ngƣời bạn tốt bao giờ cũng ở bên động viên, giúp đỡ mình. Nàng Kim là tiên nữ con Phật, vì mải đi ngắm cảnh xem hoa nên về muộn bị Bụt Cả đuổi xuống hạ giới và biến thành khỉ. Khi đƣợc Chúa Ba đƣa về cung, nàng Kim đã lần lƣợt vƣợt qua các thử thách của nhà vua nhờ vào sự giúp đỡ của các bạn tiên. Ba thử thách đƣợc sắp xếp theo độ khó tăng dần từ thi nấu ăn, may áo cho vua đến thi nhan sắc. Nhờ có sự trợ giúp của các bạn tiên, nàng Kim đã lần lƣợt vƣợt qua cả ba cuộc thi một cách xuất sắc và cuối cùng có một cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Truyện ca ngợi tình bạn thắm thiết, biết giúp đỡ nhau lúc khó khăn của nàng Kim và các bạn tiên nữ vô cùng đáng quý.
Nếu truyện Nàng Kim ca ngợi tình bạn của những nàng tiên nơi cõi tiên thì truyện Nàng Ngọc Dong lại ca ngợi tình bạn của Ngọc Dong với những ngƣời bạn ở cõi âm thế thật cảm động. Ngọc Dong là vợ Trạng nguyên Nông Đình Chi. Vì chịu tội thay cho bố chồng, Ngọc Dong bị Diêm vƣơng bắt tội chết. Ngọc Dong chết, có ngƣời hầu gái tên Đàm chết cùng, sang sống ở cõi âm
phủ. Lúc bấy giờ Đình Chi phải đi nhậm chức nơi Hạ Hồng. Sau đó, chàng gặp ngƣời hầu gái Đàm và biết rõ nguồn cơn vợ mình chết. Đình Chi trở về dƣơng gian, lập chùa, đúc tƣợng, thành tâm cúng khấn. Diêm Vƣơng biết đƣợc Đình Chi có tấm lòng nên tha cho hồn Ngọc Dong trở về thân xác. Khi nàng đƣợc Diêm Vƣơng cho trở về dƣơng gian, hoàng hậu và các vị quý phi đã rất vui mừng cho nàng, bịn rịn, quyến luyến không muốn rời xa“Tất thảy bạn nữ nhi mừng khắp/Dập dìu như bướm lượn tháng ba”. Sự lƣu luyến còn đƣợc thể hiện ở những cử chỉ “cầm tay”, “ôm”, „bá vai” đầy tình cảm. Chính Ngọc Dong cũng xúc động vô cùng trƣớc tình cảm của những ngƣời bạn dành cho mình. Tình bạn của ngƣời Tày còn đƣợc thể hiện ở lòng hiếu khách. Họ vui mừng mỗi khi có khách đến chơi. Họ niềm nở và chu đáo trong việc đón tiếp. Kể cả những ngày bình thƣờng, khi nấu cơm, họ cũng có tập quán nấu dƣ ra để nếu đột xuất có khách đến chơi thì vẫn có thể mời khách ăn cơm. Tấm lòng mến khách và luôn sẵn sàng giúp đỡ những ngƣời khó khăn đƣợc thể hiện khá rõ trong nhiều truyện thơ Tày. Lý Lan (truyện thơ Lý Lan - Thị Dung) mồ côi, nghèo khổ, phải lang thang xin ăn. Khi đến nhà trƣởng giả, trƣởng giả thƣơng hoàn cảnh chàng đã sai ngƣời bày thịt cá cho Lý Lan ăn, sau còn cho thêm gạo. Ông quan huyện cũng thƣơng cảnh ngộ của Lý Lan và cho chàng đến nhà nuôi ngựa cho ông. Quảng Tân (truyện thơ Quảng Tân- Ngọc Lương) khi đến nhà trƣởng giả xin ăn cũng đƣợc trƣởng giả “Gọi ngay vào hỏi kỹ căn nguyên” rồi vì cảm thƣơng số phận chàng mà trƣởng giả đã nhận nuôi “Ăn xin không sống cả một đời/ Hãy ở đây, ta nuôi con ạ!”. Tinh thần hiếu khách trong truyện thơ Tày thể hiện tình cảm yêu thƣơng chân thành, nồng hậu giữa ngƣời với ngƣời vƣợt lên trên sự phân biệt giàu sang - nghèo hèn. Tinh thần mến khách đó còn đƣợc thể hiện trong sự yêu thƣơng, quý trọng giữa những ngƣời nghèo khổ. Chiêu Đức (truyện thơ Chiêu Đức) mồ côi cha mẹ, không nơi nƣơng tựa phải tha phƣơng cầu thực “Nghèo đói phải sớm hôm hành khất”. Chiêu Đức đƣợc một ngƣời thầy thƣơng mà nhận nuôi nấng, dạy dỗ. Trần Chu (truyện thơ Nàng Quyển) từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, bị ngƣời thân hãm hại phải lang thang khắp nơi xin ăn. Gặp lão bà họ Mã thƣơng “Đứa trẻ không cha mẹ chăm nom”
phải “mắc đường khốn khổ ăn xin” bà đã hỏi thăm rõ hoàn cảnh của chàng. Cảm thƣơng hoàn cảnh của Trần Chu lão bà họ Mã quyết nuôi cho chàng ăn học thành tài...
Có thể thấy, trong rất nhiều truyện thơ Nôm Tày, tình cảm bạn bè, tinh thần mến khách chân thành, hồn hậu không phân biệt giàu sang, nghèo hèn, sẵn sàng tiếp đãi, giúp đỡ những ngƣời đói khổ, gặp khó khăn hoạn nạn của đồng bào Tày đã đƣợc thể hiện một cách giản dị mà chân thành, sâu sắc. Cách ứng xử trong quan hệ bạn bè của ngƣời Tày chân chất, mộc mạc, xuất phát từ tấm lòng vì bạn, vì ngƣời khác. Điều này đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa ứng xử truyền thống của ngƣời dân Tày, xứng đáng là những bài học quý để góp phần giáo dục cho các thế hệ sau.