Vài nét về dân tộc Tày ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 30 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Vài nét về dân tộc Tày ở Quảng Ninh

Khu vực cƣ trú chủ yếu của ngƣời Tày là ở miền núi và trung du phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn). Tỉnh Quảng Ninh hiện có 22 dân tộc anh em cùng chung sống. Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, các dân tộc ít ngƣời nhƣ dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa… cũng chiếm số lƣợng khá cao. Họ sống chủ yếu ở các huyện miền núi nhƣ Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Móng Cái,… Ở Quảng Ninh, Tày là dân tộc đông thứ 3 sau dân tộc Kinh và Dao, tập trung đông nhất ở huyện Bình Liêu.

Số ngƣời dân tộc Tày ở Quảng Ninh đƣợc thống kê nhƣ sau: năm 1960 có 14.930 ngƣời; Năm 1979 có 17.025 ngƣời; năm 1989 có 23.130 ngƣời. Theo kết quả Tổng Điều tra dân số 01/4/2009, thành phần dân tộc Tày ở Quảng Ninh có 29,849 ngƣời, chiếm 2,61% dân số của tỉnh, cƣ trú tại 14/14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

Ngƣởi dân Tày ở Quảng Ninh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nƣớc; ở nhà sàn; có tục ăn trầu, bịt răng bằng vàng, bạc; tin vào bói toán, cúng bái… Theo các nhà nghiên cứu, ngƣời Tày ở Quảng Ninh chủ yếu là ngƣời Tày bản địa (còn gọi là ngƣời Thổ), ngoài ra còn có một bộ phận ngƣời Tày gốc Choang, Tày, Thái, Nùng từ các nƣớc thuộc Bách Việt xƣa thiên di sang đã bị

Tày hóa. Chính vì những lí do trên mà ngƣời Tày ở Bình Liêu vẫn giữ đƣợc nét văn hóa truyền thống tƣơng đối nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Trong gia đình, gia tộc ngƣời Tày, ngƣời đàn ông có vai trò quan trọng và có quyền quyết định mọi việc. Ngƣời Tày có câu “Quyền pỏ cợ ăn bụng, quyền lùng cợ ăn xá” (Quyền bố bằng cái sọt, quyền bác bằng cái nong) thể hiện rõ vai trò của ngƣời đàn ông trong dòng họ và gia đình. Loại hình gia đình chủ yếu của ngƣời Tày trƣớc đây có thể lên đến bốn, năm thế hệ. Nhƣng hiện nay thì chủ yếu là hai hoặc ba thế hệ cùng chung sống. Ngƣời chồng, ngƣời cha (chủa rườn) là chủ toàn bộ tài sản gia đình, có quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình.

Ngƣời Tày ở Quảng Ninh thƣờng cƣ trú thành các bản làng cạnh con sông, con suối, ven đƣờng hoặc trong những cánh đồng giữa núi để thuận lợi trong việc canh tác lúa nƣớc. Ngƣời dân Tày tin theo thuyết “vạn vật hữu linh”, tam giáo đồng nguyên (Nho - Phật - Đạo)...; coi trọng thờ cúng tổ tiên; thờ cúng thần cửa, thổ công, vua bếp. Mỗi làng ngƣời Tày đều có miếu thờ thổ công gọi là Thó tỷ. Ngƣời Tày có nhiều làn điệu dân ca nhƣ: Lượn, phong slư, phuối pác, phuối rọi, vén eng... Trong lịch sử hình thành và phát triển, ngƣời dân Tày đã tích lũy đƣợc nhiều tri thức vô cùng quý giá và đặc sắc về nông nghiệp, dự báo thời tiết, về y học, phong tục tập quán… Văn học dân gian phát triển mạnh trong nhân dân lao động, với các loại hình chủ yếu là thơ ca ứng tác và truyền khẩu, ca dao, tục ngữ, câu đố… Đây là kho tàng văn hoá rất phong phú và quý giá, đã đƣợc gìn giữ và lƣu truyền qua nhiều thế hệ.

Tiểu kết

Trong chƣơng 1 của luận văn, chúng tôi tiến hành giới thuyết các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong đó, chúng tôi giải thích các khái niệm liên quan nhằm cắt nghĩa rõ nét nhất đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Những khái niệm về truyện thơ Nôm, truyện thơ Nôm Tày, giá trị văn hoá truyền thống... sẽ là những tiền đề về mặt lí luận giúp chúng tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu đề tài. Cụ thể, trong luận văn này, chúng

tôi chỉ ra giá trị văn hóa truyền thống trong thể loại truyện thơ Nôm Tày. Muốn nghiên cứu một cách chính xác và thỏa đáng, chúng tôi đã đặt đối tƣợng này vào trong môi trƣờng tự nhiên, xã hội của đồng bào miền núi - nơi sản sinh và nuôi dƣỡng nền văn học Tày. Đồng thời, luận văn kế thừa những nghiên cứu liên quan đến thể loại truyện thơ Nôm cũng nhƣ các giá trị văn hóa truyền thống trong văn học trung đại Việt Nam nhằm đem lại cái nhìn chính xác hơn, toàn diện hơn.

Bên cạnh những khái niệm và các vấn đề lí thuyết, chúng tôi cũng đã quan tâm đến đặc điểm văn hoá của dân tộc Tày nói chung và của ngƣời dân Tày ở Quảng Ninh nói riêng. Dân tộc Tày có số dân đông thứ hai trong số các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh. Trong quá trình hình thành và phát triển, ngƣời dân Tày ở Quảng Ninh đã sáng tạo và lƣu giữ đƣợc nhiều nét văn hoá đặc sắc. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc Tày cũng là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với tỉnh Quảng Ninh.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày nói riêng, của các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta nói chung là một nhiệm vụ quan trọng rất đƣợc quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Trong số những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này, giải pháp giáo dục đƣợc đánh giá là có vai trò vô cùng quan trọng. Đƣa những nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trƣờng phù hợp với thực tiễn của từng địa phƣơng là yêu cầu của chƣơng trình Giáo dục phổ thông mới nhằm giúp cho học sinh hiểu biết và có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, của địa phƣơng mình.

Việc tìm hiểu những giá trị văn hoá truyền thống trong các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày sẽ góp phần giúp ngƣời đọc thêm hiểu biết về đời sống tinh thần của ngƣời dân tộc thiểu số và góp phần lan toả những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng. Đó sẽ là cơ sở để chúng tôi có những định hƣớng phù hợp khi xây dựng các chuyên đề tích hợp giáo dục giá trị văn hoá truyền thống từ truyện thơ Nôm Tày cho học sinh ngƣời dân tộc Tày ở tỉnh Quảng Ninh, các tiết dạy văn học địa phƣơng phần giáo dục địa phƣơng trong chƣơng trình GDPT 2018. Những kết quả nghiên cứu ở chƣơng 1 là nền tảng cơ sở lí thuyết cho việc triển khai các vấn đề ở chƣơng 2 và chƣơng 3 của luận văn.

Chƣơng 2

CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)