Thực trạng việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong truyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 68 - 110)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Thực trạng việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong truyện

thơ Nôm Tày ở Quảng Ninh

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu và nhận thấy ngƣời dân tộc Tày ở Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở ba huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ và rải rác ở các huyện, thị, thành phố trong toàn tỉnh. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh ở ba trƣờng có số lƣợng học sinh dân tộc Tày tập trung đông nhất trên địa bàn ba huyện gồm trƣờng Dân tộc nội trú cấp 2-3 Tiên Yên, trƣờng THPT Bình Liêu, trƣờng THPT Ba Chẽ bằng hình thức trả lời trắc nghiệm trực tiếp trên Google biểu mẫu. Chúng tôi đã khảo sát đƣợc tổng số 1004 học sinh theo bảng câu hỏi(Phụ lục 1)

* Nhận xét:

Từ biểu đồ trên có thể thấy:

Số học sinh trong lớp biết lớp mình có số bạn dân tộc Tày chiếm 73,6%, số học sinh không biết lớp mình có số bạn dân tộc Tày chiếm 26,4%.

Số học sinh dân tộc Tày chiếm 31,3% nhƣng học sinh biết tiếng Tày chỉ chiếm tỉ lệ 23% còn lại số học sinh không biết tiếng Tày chiếm đến 77%.

Trong tổng số 1004 phiếu, có tới 61,7% học sinh thích đƣợc tham gia các hoạt động vui chơi lễ hội của dân tộc Tày. Điều này chứng tỏ nhu cầu đƣợc tham gia các hoạt động lễ hội văn hóa dân gian của dân tộc mình là rất lớn, có

33,3% học sinh chƣa từng đƣợc tham gia lễ hội, chỉ có 5% học sinh không thích tham gia lễ hội.

Số học sinh có đƣợc nghe ông/bà/bố/mẹ… kể cho nghe câu chuyện cổ và hát các bài dân ca của dân tộc mình chiếm tỉ lệ 67,8 %. Số học sinh không bao giờ đƣợc nghe chiếm tới 32,2%.

Khi đƣợc khảo sát về việc các em có thích ở trƣờng mình có một môn học về văn hóa dân tộc mình không hầu hết các em đều mong muốn có và tỉ lệ chiếm 91,4%, chỉ có 8,6% không thích.

Số học sinh đã nghe nói đến cụm từ “truyện thơ Tày” chỉ có 31,7%, số học sinh chƣa nghe đến cụm từ “truyện thơ Tày” chiếm tới 68,3%.

Số học sinh biết truyện thơ Nôm Tày chỉ có 26,9%, trong khi có tới 73,1% số học sinh không biết truyện thơ Nôm Tày.

Số học sinh thích truyện thơ Nôm Tày khá cao chiếm 76,5%.

Kết quả này cho thấy số lƣợng các em học sinh dân tộc Tày yêu thích truyện thơ Nôm Tày rất cao. Các em đều có mong muốn đƣợc tìm hiểu về truyện thơ Nôm Tày cũng nhƣ văn hoá, văn học dân tộc mình nhƣng hầu nhƣ học sinh đều chƣa biết và biết rất ít về truyện thơ Nôm Tày. Chính vì vậy việc định hƣớng giáo dục tìm hiểu, giữ gìn bảo vệ vốn văn hóa truyền thống qua truyện thơ Nôm Tày là vô cùng cần thiết.

Muốn giáo dục tìm hiểu, gìn giữ bảo vệ vốn văn hóa truyền thống qua truyện thơ Nôm Tày đòi hỏi thầy, cô giáo là những ngƣời tiên phong, có những định hƣớng cụ thể để khơi gợi hứng thú tìm hiểu truyện thơ Nôm Tày của học sinh. Để đánh giá đƣợc toàn diện thực trạng giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của truyện thơ Nôm Tày trong môi trƣờng giáo dục, chúng tôi tiến hành thực hiện khảo sát đối với giáo viên của năm trƣờng với 100 phiếu gồm các trƣờng THPT Bình Liêu 40 giáo viên; THPT Ba Chẽ 20 giáo viên; Dân tộc nội trú Tiên Yên 20 giáo viên; THPT Cẩm Phả 15 giáo viên và THPT Hải Đảo 5 giáo viên. Số lƣợng giáo viên tham gia khảo sát đa dạng gồm các thầy cô giáo ở miền núi, hải đảo và thành thị để có những đánh giá chính xác nhất. (Phụ lục 2)

* Nhận xét:

Qua tổng hợp kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy:

Số lƣợng giáo viên không biết những tác phẩm văn học dân gian của ngƣời dân tộc Tày tại địa phƣơng sinh sốngchiếm 100%.

Số lƣợng giáo viên đƣợc biết (qua sách, xem qua diễn xƣớng) những tác phẩm văn học dân gian của ngƣời dân tộc Tày qua sách/báo/tivi là 12%; diễn xƣớng dân gian 0%; không biết 88%.

Ở câu hỏi khảo sát: Anh/Chị có biết truyện thơ nào của ngƣời dân tộc Tày không? Số lƣợng giáo viên biết chỉ chiếm 5%, số lƣợng giáo viên không biết chiếm tới 95%.

Mặc dù vậy, đa số các thầy/cô đều nhận thức rõ các giá trị văn hóa truyền thống của truyện thơ Nôm Tày. Hơn 60% thầy cô nhận thấy truyện thơ Nôm Tày bao gồm các giá trị: nhận thức, thẩm mỹ, lịch sử, tôn giáo và triết học, văn hóa. Đây là nhận thức quan trọng tạo tiền đề cho việc giáo dục truyện thơ Nôm Tày trong chƣơng trình văn học địa phƣơng.

Trong đó 95% các thầy/cô đều nhận thấy việc đƣa truyện thơ Tày vào trong chƣơng trình văn học địa phƣơng ở trƣờng mình đang dạy là cần thiết. Và trong việc giảng dạy truyện thơ Tày 95% thầy/cô thấy rõ học sinh dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn học cổ truyền của dân tộc mình.

Suy nghĩ về vai trò của giáo dục, 98% thầy/cô thấy giáo dục giữ vai trò quan trọng và rất quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn học dân tộc thiểu số Việt Nam

Để thu hút sự quan tâm của học sinh đối với văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số hiện nay, nhà trƣờng cần phải có những hoạt động giáo dục linh hoạt, đổi mới phù hợp với tâm lí, nhu cầu học sinh. Chủ yếu các thầy/cô nhận thấy việc dạy lí thuyết đã lỗi thời mà nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại thực tế hay tổ chức các câu lạc bộ…

Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy, hầu nhƣ từ học sinh, giáo viên ở các trƣờng có đông học sinh ngƣời dân tộc Tày đều không biết hoặc biết

rất ít về truyện thơ Nôm Tày ở địa phƣơng. Hầu hết, hiện nay truyện thơ Nôm Tày chỉ còn đƣợc cất lên bởi các ông, các bà, những ngƣời lớn tuổi còn say mê và tâm huyết muốn lƣu giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha.

Đối với ngƣời trẻ, họ có nghe nói đến nhƣng chƣa hiểu, dẫn đến chƣa có sự yêu thích với loại hình văn học dân gian truyền thống này, không có mong muốn tìm hiểu sâu, khiến cho truyện thơ Nôm Tày ngày càng trở nên xa lạ. Điều này cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới thái độ của họ, một bộ phận không thực sự tập trung trong quá trình khảo sát. Tuy nhiên, phần lớn học sinh và giáo viên vẫn cho rằng, truyện thơ Nôm Tày có vai trò quan trọng và nên có biện pháp bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày của địa phƣơng để giữ gìn một nét văn hóa vốn có của quê hƣơng.

Trong bối cảnh hiện nay, khi nƣớc ta đang ngày càng phát triển, chúng ta mở rộng giao lƣu, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nƣớc trên thế giới thì việc ảnh hƣởng và du nhập nền văn hóa ngoại lai là điều tất yếu. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của kỉ nguyên công nghệ 4.0 giúp Việt Nam có thể kết nối văn hóa với các nƣớc trên thế giới bằng nhiều hình thức tiếp nhận qua âm nhạc, điện ảnh, hội họa, thời trang… nên việc ảnh hƣởng và mất dần đi những nét văn hóa truyền thống là điều không tránh khỏi. Hiển nhiên, có thể thấy rõ sự ảnh hƣởng của văn hóa ngoại lai trong đời sống hiện nay thông qua suy nghĩ, quan điểm sống, lời ăn tiếng nói, trong cách ăn mặc, trong thƣởng thức âm nhạc, phim ảnh… của giới trẻ. Không những vậy, những phong tục tập quán, lễ hội văn hóa trong đời sống cộng đồng nhƣ hội Ném Còn, hội Lồng Tồng của ngƣời Tày… đã dần mất chỗ đứng trong đời sống hoặc có sự “biến dạng”. Đáng buồn ngay cả ngôn ngữ mẹ đẻ, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cũng không còn nhớ và sử dụng. Đây là thực trạng đáng lo trong tình hình phát triển của đất nƣớc hiện nay. Bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng mai một là hồi chuông báo động về nguy cơ đánh mất đi cội nguồn văn hóa dân tộc, xa rời các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng.

Văn hóa dân tộc thiểu số là những giá trị vật chất và tinh thần đƣợc tích tụ, gìn giữ trong toàn bộ quá trình lịch sử phát triển của dân tộc, là bộ phận cấu

thành quan trọng trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng, là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lƣợc cần phải tiếp tục thực hiện thƣờng xuyên và lâu dài.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là việc làm nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp vốn có của các dân tộc để phát triển những giá trị tốt đẹp. Trong đó cần lƣu ý đến những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, nhƣ các lễ hội cổ truyền, tín ngƣỡng văn hóa, dân ca, nghề thủ công truyền thống, các phong tục, tập quán, các danh lam thắng cảnh, ngôn ngữ gồm cả tiếng nói và chữ viết, văn học cổ truyền... của các dân tộc thiểu số vùng trên mọi miền đất nƣớc.

Trƣớc tình hình hiểu biết của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của địa phƣơng còn hạn chế, thì việc giáo dục văn hóa các dân tộc thiểu số cho học sinh là cần thiết, nhằm góp phần củng cố lòng tin và niềm tự hào của thế hệ trẻ vào các giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống; qua đó, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc trên cơ sở nhận thức sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam, giúp các em tự tin hội nhập, góp phần xây dựng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

3.2.2. Tích hợp giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày qua các hoạt động giáo dục địa phương Nôm Tày qua các hoạt động giáo dục địa phương

Ngày soạn: 20.04.2021 Ngày dạy : 28.04.2021

Địa điểm: Trƣờng THPT Bình Liêu Thời gian: 01 tiết

Giáo viên thực hiện giờ dạy: Tô Thị Thu Ngƣời đề xuất: GV Đinh Thị Hà

Tiết 1

VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY(4 tiết)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nắm đƣợc khái niệm truyện thơ Nôm Tày, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của một số truyện thơ Nôm Tày.

- Thấy đƣợc giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

* Đọc hiểu nội dung: Biết cách đọc - hiểu các đoạn trích trong Truyện thơ Nôm Tày;

- Biết thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm, đoạn trích, các kiến thức liên môn nhƣ lịch sử, địa lí, GDCD…

* Đọc hiểu hình thức:

- Đọc diễn cảm một đoạn truyện thơ Nôm Tày.

- Biết cảm nhận về vẻ đẹp nội dung, hình thức của truyện thơ Nôm Tày nói chung và một số truyện nói riêng.

- Biết cách phân tích, cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình

* Nghe - nói tƣơng tác: Biết cách trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhân vật; về tác phẩm.

- Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận về giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật của các đoạn trích; tác phẩm.

3. Phẩm chất - Yêu nƣớc - Chăm chỉ. - Trung thực. - Trách nhiệm. - Nhân ái. Cụ thể:

- Trân trọng những giá trị văn học, văn hóa truyền thống.Trân trọng giá trị tác phẩm văn học dân gian nói chung, tác phẩm tiểu thuyết nói riêng.

- Có tình yêu đối với phần văn học dân gian, lịch sử dân tộc.

- Trân trọng, bảo tồn các tác phẩm văn học dân gian nói chung, truyện thơ Nôm Tày nói riêng.

- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật văn học tiêu biểu nhƣ nàng Quyển,....

- Giáo dục lí tƣởng sống cao đẹp của tuổi trẻ

- Cảm phục, ngƣỡng mộ vẻ đẹp của ngƣời anh hùng.

- Yêu thƣơng gia đình, xóm làng; tôn trọng vẻ đẹp văn hóa đặc trƣng của mỗi dân tộc.

- Học, hiểu tiếng nói dân tộc Tày, có hứng thú sƣu tầm truyện thơ Nôm Tày.

- Có hứng thú, tạo say mê với môn học Ngữ văn.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Phƣơng tiện dạy học Giáo viên:

- Đọc chuẩn kiến thức kỹ năng: sách tài liệu truyện thơ Nôm Tày.

- Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh” năm 2014

- Sƣu tầm dẫn chứng cụ thể minh họa, tham khảo tài liệu liên quan đến bài giảng để liên hệ mở rộng kiến thức cho HS

- Phiếu học tập A4, bút dạ, băng đĩa… - Máy chiếu, máy soi…

- Phổ biến nội dung, ý nghĩa của tiết học giáo dục địa phƣơng.

Học sinh

(Phần này yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà): GV Giao dự án thực hiện (Thời gian trƣớc một tuần tổ chức hoạt động trên lớp):

- Tìm tài liệu truyện thơ Nôm Tày ở Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên (Quảng Ninh) và một số tỉnh miền núi phía Bắc

- Đọc văn bản, tóm tắt văn bản, kể truyện thơ...

2. Phƣơng pháp dạy học

- Phƣơng pháp vấn đáp, hoạt động nhóm, dự án, trình bày một phút, sơ đồ tƣ duy, công não…

3. Hình thức dạy học

- Dạy học kiến tạo kết hợp dạy học theo nhóm.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG TRƢỚC GIỜ HỌC

- GV giao phiếu học tập trƣớc một tuần, yêu cầu và hƣớng dẫn HS hoàn thành, báo cáo kết quả.

- Học sinh hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu.

HOẠT ĐỘNG TRONG GIỜ HỌC 1. Hoạt động khởi động

- Thời gian: 5 phút

- Mục đích:

+ Thu hút sự tập trung, chú ý của HS, HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.

- Phương pháp: Vận dụng kĩ thuật động não , kể nhanh, tƣ duy nhanh, trình bày một phút để gọi tên hoạt động văn hóa truyền thống.

c. Sản phẩm

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV giao nhiệm vụ: Đây là một số hoạt động văn hóa truyền thống còn đƣợc lƣu truyền đến ngày nay của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Các em hãy gọi tên hoạt động văn hóa tƣơng ứng với các hình ảnh dƣới đây.

Bước 1: Trình chiếu hình ảnh.

Bước 2: Cho HS gọi tên hình ảnh.

* HS: thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Nhận xét, đánh giá hoạt động Hình1. Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là hội xuống đồng, là một lễ hội truyền thống của dân tộc Tày. Lễ hội đƣợc tổ chức hàng năm vào những ngày đầu tháng giêng, kéo dài đến đầu tháng hai âm lịch. Đây là hoạt động tín ngƣỡng cầu trời cho mƣa thuận gió hòa, cây cối tốt tƣơi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

Hình 2. Trong lễ hội xuống đồng này bà con thƣờng tổ chức các trò chơi dân gian nhƣ: tung còn, kéo co, đẩy gậy, …. Trong số các trò chơi ấy thì tung còn là trò chơi không thể thiếu trong lễ hội. Đây cũng là một truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc có từ lâu

Hình 1

Hình 2

đời của bà con đồng bào dân tộc Tày nơi đây.

Hình 3. Hát Then là một nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Tày vẫn đƣợc nhân dân yêu thích.

GV giới thiệu vào bài:

Bên cạnh những hoạt động văn hóa truyền thống đó truyện thơ Nôm Tày cũng lƣu giữ những giá trị văn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 68 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)