Thức tôn trọng, lối sống hài hòa với thiên nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 63 - 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.6. thức tôn trọng, lối sống hài hòa với thiên nhiên

Thiên nhiên chính là cái nôi để sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái. Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con ngƣời.

Địa bàn cƣ trú của dân tộc Tày là các tỉnh miền núi, nơi có núi cao, suối sâu, rừng cây đại thụ bạt ngàn, núi thẳm, có nhiều muông thú… Vì thế trong các truyện thơ Nôm Tày, cảnh vật thiên nhiên miền núi hiện lên rõ nét, sinh động. Các tác giả dân gian không chủ đích đặt vấn đề miêu tả phong cảnh, nhà cửa của ngƣời Tày, nhƣng nếp sinh hoạt văn hóa đã ăn sâu vào tƣ duy của ngƣời dân nên những nét đặc trƣng này vẫn mặc nhiên đƣợc phản ánh, tái hiện trong các truyện thơ. Phong cảnh, cảnh vật đƣợc miêu tả trong tác phẩm thể hiện rõ đặc điểm đời sống sinh hoạt, văn hóa của ngƣời dân Tày.

Trƣớc hết là những phong cảnh, cảnh vật đƣợc miêu tả trong tác phẩm. Địa bàn cƣ trú của các dân tộc Tày là các tỉnh miền núi, nơi có núi cao, suối sâu, rừng cây đại thụ bạt ngàn, chốn rừng sâu, núi thẳm, có nhiều muông thú… Vì vậy trong các truyện thơ Nôm Tày, cảnh thiên nhiên miền núi hiện lên rõ nét, sinh động.

Trong truyện thơ Nhân Lăng, vua cũng có cuộc sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên: “Trời sáng vua vất vả lại đi/ Vƣợt núi lại lội khe mây tỏa/ Không tấc sắt dao rựa theo ngƣời/ Làm bạn cùng hƣơu nai khỉ vƣợn”. Nhân Lăng trên đƣờng đi tới chốn “Thiên Nhan thày cả” để bói xem vì sao mình khổ, cảnh núi rừng cũng đƣợc miêu tả với những nét đặc trƣng: “Một mình xuyên núi đỏ rừng

xanh/ Đêm nằm trọ nương mình ngàn rộng/ Không có nhà bản xóm đi thông/

Núi cao ngất mây sương móc tỏa/Ong vui hoa các ngả tìm nhau”. Hình ảnh của nhân vật một mình đối diện với thiên nhiên hoang vắng, chỉ có rừng xanh núi đỏ, núi cao ngất mây sương, xa nhà cửa, bản làng đã tô đậm thêm nét đặc thù của khung cảnh miền núi. Con ngƣời sống hòa mình với thiên nhiên, làm bạn với cây cối, muông thú là nét đẹp đặc trƣng trong truyện thơ Nôm Tày.

Truyện Nam Kim, Thị Đan cũng thấy xuất hiện rất nhiều hình ảnh rừng núi trong không gian tồn tại của nhân vật: “Tháng một, chạp sương tỏa núi đồi/

Sương tuyết xuống chân tay rét buốt./ Nhớ bạn rẽ núi đèo đến thăm/ Mặt trời lặn mới về đến bản.”. Và: “Quay sau nhìn trước chỉ thấy rừng già/ Bốn phương sương tỏa núi phủ mây”.

Các nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày đều gắn bó với một thiên nhiên kĩ vĩ, khoáng đạt với rừng cây, đèo núi… Những hình ảnh nhƣ núi biếc non xanh, núi cao ngất, mây sƣơng móc toả, ngàn rừng trăm núi, rừng cây trùng điệp… luôn hiện hữu và trở thành không gian quen thuộc của các nhân vật. Rừng núi là nơi chứng kiến những lời thề nguyền, là nơi trong lúc hoạn nạn đã chở che, bao bọc, là nơi chia cắt tình cảm lứa đôi… Muôn cung bậc cảm xúc và cảnh ngộ của các nhân vật đều gắn bó với thiên nhiên, cây cỏ, núi rừng. Ngƣời dân Tày bao đời sống giữa thiên nhiên ngút ngàn với mây, gió, trăng, sao, sông, núi, đèo, rừng cây, hoa lá, chim muông… Do đó tình cảm gắn bó với thiên nhiên rừng núi đã đƣợc nuôi dƣỡng một cách tự nhiên và bền bỉ nhƣ mạch nƣớc ngầm nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Nếu nhân vật truyện thơ Nôm của dân tộc Kinh phổ biến với không gian thị thành, kinh đô thì nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày với không gian khác hẳn. Không gian đặc trƣng của các nhân vật truyện thơ Nôm Tày gắn với rừng núi, sông suối, đèo heo hút, thú dữ, bƣớm ong ở làng bản xa xôi… Điều này đã ít nhiều tạo nên khung cảnh, không gian tồn tại khá đặc trƣng chứng tỏ sự gắn bó của đồng bào dân tộc Tày với thiên nhiên núi rừng miền núi phía Bắc.

Tiểu kết

Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam, dân tộc Tày cũng nhƣ các dân tộc khác, có nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu. Những giá trị văn hóa đó đã đƣợc tích lũy, vun đắp và giữ gìn qua nhiều thế hệ. Đó chính là những chuẩn mực trong ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa các cộng đồng với nhau. Những giá trị tinh thần đó đã trở thành nguồn suối mát lành nuôi dƣỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ. Trao truyền cho học sinh những giá trị tinh thần quý giá này để các em tiếp tục sự nghiệp gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc mình là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Giá trị văn hóa truyền thống đƣợc thể hiện trƣớc hết ở hệ thống nhân vật trong các truyện thơ Nôm Tày. Họ đã thể hiện những đặc điểm của con ngƣời miền núi: cần cù, chịu khó, thƣơng ngƣời, nghĩa tình sâu nặng. Những ngƣời nghèo khổ, thật thà ấy lại là những ngƣời có tinh thần hiếu học, vƣợt khó để rèn luyện thành tài, thi đỗ trạng nguyên. Khi đất nƣớc lâm nguy, chính những con ngƣời này lại trở thành những anh hùng cứu nƣớc, cứu vua. Nho Hƣơng, Nhân Lăng, Chiêu Đức, Lý Thế Khanh... đều là những nhân vật nhƣ vậy. Họ còn rất giàu tình yêu thƣơng, sẵn sàng đùm bọc sẻ chia cho những thân phận bất hạnh không kể giàu nghèo. Tình cảm gia đình của đồng bào Tày vừa mang nét truyền thống vừa có nét riêng đậm tính nhân bản trong quan hệ giữa dì ghẻ và con chồng.

Không chỉ vậy, ngƣời Tày cũng rất hiếu học. Họ ý thức rõ vai trò của học hành với việc xây dựng sự nghiệp. Chính vì vậy những tấm gƣơng sáng về học tập đều là những vị vua áo vải, trạng nguyên tài giỏi...

Mỗi dân tộc, cộng đồng ngƣời luôn có đặc điểm riêng làm nên bản sắc của mình, việc tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong một số truyện thơ Nôm Tày đã cho thấy vẻ đẹp riêng đóng góp cho vƣờn hoa văn học dân tộc thiểu số Việt Nam. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đƣợc ngƣời dân Tày xây dựng, gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ, trở thành niềm tự hào của cộng đồng. Đó cũng là cầu nối thiêng liêng gắn kết mỗi ngƣời dân với cộng đồng, giúp họ sống tốt hơn, ý nghĩa hơn. Điều này đã góp phần khẳng định giá trị của truyện thơ Nôm Tày nói riêng, của văn học cổ truyền nói chung trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Chƣơng 3

TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)