Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại NHTMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 390 (Trang 69 - 71)

Cơ cấu tín dụng cá nhân theo sản phẩm vay tại MSB Hà Nội năm

2.3.1. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

2.3.1.1. Những vấn đề còn tồn tại

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong việc thâm nhập thị trường và khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ nhưng hoạt động tín dụng tại chi nhánh vẫn tồn tại những hạn chế sau:

Cơ cấu cho vay không đều. Hiện tại với đối tượng khách hàng cá nhân, MSB đã triển khai 11 gói sản phẩm tín dụng trọng yếu với đầy đủ đặc điểm và tính năng khác nhau, dư nợ tập trung không đồng đều giữa các gói sản phẩm. Cụ thể, cho vay ứng vốn giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng lớn nhất, ở mức hơn 30% qua các năm. Trong khi đó, các sản phẩm tín dụng khác như cho vay thế chấp nhà mặt phố, vay tiêu dùng thế chấp bất động sản, cho vay kinh doanh, vay mua bất động sản, vay thấu chi tài khoản và vay linh hoạt song kim vốn rất tiềm năng và ít rủi ro thì vẫn chưa được chú trọng đáng kể.

Mức đóng góp của hoạt động tín dụng cá nhân vào kết quả kinh doanh của chi nhánh còn hạn chế. Năm 2017, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân là 21.8 tỷ đồng, chỉ chiếm 35.32% trên tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng hay 16.1% trên tổng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh.

Danh mục sản phẩm tín dụng cá nhân chưa tạo ra được sự khác biệt hoàn toàn, nổi trội hơn so với các ngân hàng khác. Các sản phẩm mà MSB cung cấp thì các ngân hàng khác đều đã có, chưa có được một sản phẩm chủ đạo, mang tính đặc thù riêng.

Việc tăng trưởng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân không tương ứng với tăng nguồn nhân lực. Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng mạnh qua các năm, trong khi đó số lượng cán bộ nhân viên tín dụng được tuyển dụng thêm không đáng kể, dẫn đến tình trạng là khả năng quản lý tín dụng tại chi nhánh tuy hiện tại là tốt nhưng khối lượng công việc lớn, có thể dẫn đến những sai sót không đáng có.

Thông tin tín dụng chưa tốt, nguồn thông tin thu thập còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Cán bộ tín dụng ít khi đi khảo sát thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hầu như, cán bộ tín dụng chỉ dừng lại ở việc đánh giá, so sánh qua những con số trên giấy do khách hàng cung cấp. Ngoài ra, một số cán bộ còn

Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân MSB Hà Nội

thiếu kiến thức chuyên môn, khả năng nhạy bén để đánh giá chất lượng khách hàng, dẫn đến rủi ro lớn cho ngân hàng

2.3.1.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

- Tính chính xác, kịp thời của thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin khách hàng cá nhân là Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu.

- Thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt đã ăn sâu bám rễ vào các tầng lớp dân cư khiến cho dịch vụ ngân hàng hiện đại khó lòng thâm nhập vào đời sống người dân. Do tâm lý e sợ cái mới, ngại thay đổi thói quen chi tiêu, mặt khác nhu cầu sử dụng thẻ tại Việt Nam đối với đại bộ phận dân cư không phải là cấp bách, chưa thực sự cần thiết phải có. Nhiều người vẫn coi dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung là dành cho những người có nhiều tiền. Thậm chí, nhiều người cũng chỉ muốn có nhiều thẻ để cho đẹp, cho oai chứ tiện ích của thẻ cũng chưa sử dụng hết. Tâm lý người Việt rất ngại người khác biết thu nhập của mình, sợ bị theo dõi, bị lộ bí mật về đời tư... cũng khiến người dân không mặn mà lắm trong giao dịch mở tài khoản với ngân hàng. Mặc dù chi nhánh có rất nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ, uỷ nhiệm chi, séc.. .nhưng khách hàng vẫn rút ra thanh toán và người bán lại mang đến ngân hàng nộp vào. Rõ ràng, tiện ích thanh toán bằng chuyển khoản vẫn còn xa lạ với đa số người dân.

- Chiến lược phát triển tín dụng cá nhân của các NHTM có nhiều điểm tương đồng về sản phẩm, chính sách tín dụng, quản trị điều hành. Điều này phản ánh mặt bằng phát triển

chung của các NHTM tại Việt Nam song cũng là điểm khó trong xây dựng chiến lược riêng

của mỗi ngân hàng khi muốn tạo dựng cái riêng của mình trước công chúng. Các sản phẩm

cho vay truyền thống tại Việt Nam chủ yếu là sản phẩm đơn lẻ đáp ứng cho từng nhu cầu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại NHTMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 390 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w