Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại NHTMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 390 (Trang 74 - 84)

- Nợ 35: thấp hơn 2%

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1 Tăng cường công tác đào tạo cán bộ tác nghiệp, đào tạo chuyên gia trong quản trị hoạt động Maritime bank

Trong mọi hoạt động, yếu tố con người luôn là trung tâm điều hành và quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua khảo sát thực tế cho thấy cường độ làm việc của

cán bộ Maritimebank là rất cao. Điều này tạo ra sự cản trở cho việc học tập, nâng cao trình độ và tiếp thu kiến thức mới.

Hoạt động ngân hàng có chưa nhiều rủi ro tiềm ẩn và các công tác quản trị hoạt động đã được quan tâm và phát triển ở các nước có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam việc quản trị còn mới mẻ và bộc lộ nhiều hạn chế. Vì lý do đó, ngân hàng cần tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo đúng yêu cầu về quản lý của ngân hàng hiện đại.

Hoạt động quản trị hoạt động ngân hàng cần có kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phân tích tài chính, phân tích thị trường, phân tích công nghệ, phán đoán và dự báo. Để làm được điều này, đòi hỏi đội ngũ phải có trình độ, có năng lực và phải được đào tạo bài bản cả về kiến thức cơ bản, kiến thức thực tế và chuyên môn nghiệp vụ. Trong đào tạo cần xác minh dược mục tiêu và lộ trình hợp lý để có thể thực hiện đào tạo được chuyên gia về các lĩnh vực chuyên sâu làm cơ sở cho đào tạo mở rộng sau này. Các lĩnh vực cần được đạo tạo trước mắt là quản trị Tài sản - Nợ, quản trị rủi ro lãi suất, tư vấn tài chính, định giá doanh nghiệp, phân tích dự báo, mô hình cảnh bảo sớm rủi ro...

Trên cơ sở hiểu biết sâu, đầy đủ, cán bộ sẽ dễ dàng xác định được cho mình cách thức làm việc hiệu quả, năng động, đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng cao của công việc, đồng thời làm hạt nhân cho việc phổ biến kiến thức và triển khai các hoạt động. Để có được đội ngũ như mong muốn, ngay từ đầu khi tuyển dụng cần phải chú ý tuyển dụng theo các tiêu chí khác nhau nhằm phù hợp theo những vị trí và định hướng khác nhau bao gồm: nhân viên thực hành, chuyên gia nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo theo khuyến nghị của ủy ban Basel.

Trong quá trình công tác, hàng tháng, hàng quý, hàng năm cần có các buổi nói chuyện chuyên đề, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ để các cán bộ có thể trao đổi, thảo luận. Đặc biệt là tổ chức các buổi họp giữa các bộ phận khác nhau khi thực hiện một quy trình nhằm giúp các bộ phận hiểu rõ về công việc của nhau hơn và đưa ra các giải pháp nhằm cải tiến quy trình làm việc sao cho hiệu quả, phù hợp.

Tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, khả năng nghiên cứu được đi học tập trung và dài hạn ở trong và ngoài nước, đặc biệt là được tham gia nghiên cứu thực tế

Cùng với đó cần thiết lập cơ chế truyền thông hiệu quả, sử dụng cả các kênh

truyền thông chính thức và phi chính thức, sao cho đạt hiệu quả truyền thông cao nhất.

Tránh thất lạc và sai lệch thông tin khi thông tin được truyền đi.

Trang bị các công nghệ, thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc thu thập, xử lý thông Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân MSB Hà Nội

tại các ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm thực tế sau đó nghiên cứu và ứng dụng vào hoạt động của Maritime bank.

3.2.1.2. Củng cố quản trị hệ thống, quản trị điều hành, tăng cường công tác quản trị

rủi ro, công tác kiểm tra, giám sát

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ nhân viên, trình độ công nghệ mà còn phụ thuộc vào trình độ quản trị điều hành, vào chất lượng công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ. Như vậy, cần được nâng cao trình độ chuyên môn và trách nghiệm công việc đối với đội ngũ cán bộ quản trị điều hành và thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đồng thời cần thường xuyên rà soát lại các quy trình, các thủ tục kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến quy trình, thủ tục nhằm đảm bảo hoạt động kiểm soát nội bộ diễn ra hiệu quả.

Chủ trương chung của công tác quản trị điều hành là chủ động, chuyên nghiệp và kỉ cương. Ở cấp hội sở chính, tiếp tục nâng cao chức năng định hướng, quản trị hệ thống, bám sát tình hình thị trường, các chỉ đạo điều hành của Chính phủ và NHNN để đưa ra các quyết định chỉ đạo kịp thời. Ở cấp chi nhánh, phải thường xuyên cập nhật tình hình thực tế, hệ thống hóa các chỉ đạo của hội sở chính, kiến nghị với hội sở chính về các chính sách quản lý cũng như tình hình cạnh tranh trên địa bàn thông qua phân tích môi trương vi mô.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin

Yếu tố thông tin và truyền thông cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra hiệu quả. Đây là nguồn dữ liệu đầu vào cho công tác quản trị.

Nguồn thông tin nên được thu thập từ nhiều luông khác nhau bao gồm thông tin bên trong ngân hàng và bên ngoài ngân hàng. Cần có cơ chế thu thập thông tin một cách hiệu quả trong đó bao gồm các thông tin như thông tin thị trường, thông tin về khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh nhằm giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần thiết lập các kênh thông tin trực tiếp nhằm phản ánh các trường hợp sai phạm xảy ra, hoặc các đường dây nóng tạo điều kiện cho khách hàng gửi phản ánh yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Trần Thị Nga - K17NHI 61

3.2.2.1. Giải pháp nâng cao uy tín của Maritime bank trên trường quốc tế

Như đã phân tích, uy tín của Maritime bank hiện nay trên trường quốc tế chưa cao. Điều này gây ra tác động khiến Maritime bank cần phải duy trì khoản tiền gửi ngoại tệ lớn ở các ngân hàng khác và làm lãng phí nguồn lực. Để giải quyết vấn đề này, Maritime bank cần áp dụng các giải pháp sau:

Thứ nhất, tích cực học hỏi kinh nghiệp về lĩnh vực thanh toán quốc tế của đối tác chiến lược đó là HSBC nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.

Thứ hai, Maritime bank cần thiết kế các sản phẩm tài trợ thương mai nhằm đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ tạo cơ hội cho Maritime bank nâng cao kinh nghiệm thực tế của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

3.2.2.2. Giải pháp quản lý hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động then chốt của bất kỳ ngân hàng nào. Đối với Maritime bank hiện nay cần thực hiện tốt hai nhiệm vụ về hoạt động tín dụng đó là thực hiện đẩy mạnh hoạt động tín dụng trên cơ sở bền vững và nâng cao khả năng quản lý các khoản tín dụng.

Về nội dung thứ nhất về đẩy mạnh hoạt động tín dụng, như đã phân tích, mặc dù hoạt động tín dụng của Maritime bank có nhiều cải thiện trong năm 2016, tuy nhiên vẫn chưa thực sự mang tính đột phá. Trong thời gian tới Maritime bank cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng của mình tuy nhiên vẫn cần đảm bảo tính bền vững tránh gây tình trạng nợ xấu cao. Đề làm được điều này Maritime bank nên sử dụng các giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống đánh giá xếp hạng ngân hàng phù hợp với triển vọng kinh tế nhằm tránh bỏ qua các khách hàng tiềm năng và cấp tín dụng đối với các khách hàng không phù hợp.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tín dụng cá nhân: trong thời gian qua, Maritime bank đã thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu từ tập trung vào mảng khách hàng doanh nghiệp sang tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân. Vì vậy, Maritime bank cần tiếp tục phát huy và hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ được yêu thích, có uy tín và thương hiệu đối với khách hàng.

Thứ ba, đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng cần xây dựng sản phẩm phù hợp với khách hàng thuộc từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Khuyến khích và đưa ra các ưu đãi đối với khách hàng chuyển dòng tiền kinh doanh qua Maritime bank.

Thứ tư, tăng trưởng số lượng khách hàng. Bên cạnh việc gia tăng bán chéo sản phẩm đối với một khách hàng, ngân hàng còn có thể gia tăng số lượng khách hàng mục tiêu nhằm tăng doanh thu. Để làm được điều này ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như thường xuyên liên lạc lại với các khách hàng trước đây đã sử dụng dịch vụ tuy nhiên hiện nay không còn phát sinh giao dịch thường xuyên nữa, tiến hành thâm nhập vào các lĩnh vực ngành nghề mới nhằm thu hút khách hàng, đưa ra các ưu đãi khi khách hàng lần đầu phát sinh giao dịch tại ngân hàng.

Về nội dung nâng cao khả năng quản lý các khoản tín dụng, có thể nhận thấy mặc dù có sự cải thiện cả về chất lượng lẫn quy mô của hoạt động tín dụng, tuy nhiên, trong năm 2017, Maritime bank mất một khoản chi phí lớn để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, Maritime bank cần có các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng tín dụng. Một số giải pháp có thể áp dụng như sau:

Thứ nhất, công khai, minh bạch, từng bước tiến tới quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá, nhận định và xử lý rủi ro một cách hợp lý. Trong thời gian trước, sự che giấu các khoản nợ xấu đã ảnh hưởng đáng kể tới việc xử lý nợ xấu của không chỉ Maritime bank mà của toàn hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên để có thể đưa nợ xấu về mức phù hợp là việc đánh giá chính xác mức độ nợ xấu. Ngoài ra, việc minh bạch này không những tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu mà còn tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc huy động nguồn vốn.

- Tiếp tục sử dụng chiến lược cạnh tranh về chất lượng dịch vụ cùng với đó là sử

dụng mức lãi suất hợp lý. Xây dựng và phát triển các gói sản phẩm huy động linh hoạt

phù hợp với nhu cầu của người gửi tiền.

- Tăng cường bán chéo sản phẩm, xây dựng các ưu đãi đối với khách hàng doanh Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân MSB Hà Nội

Thứ hai, tăng cường kiểm soát tín dụng đối với khách hàng, đặc biệt là công tác kiểm tra sau vay. Tăng cường công tác thu hồi và xử lý nợ xấu, đặc biệt là việc bán nợ xấu cho VAMC.

Thứ ba, phân bổ tín dụng theo cơ cấu hợp lý trong đó ưu tiên cho các lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng hoá xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, tập trung vào mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đánh giá lại nhóm khách hàng có liên quan nhằm tránh rủi ro tập trung tín dụng. Đánh giá nhóm khách hàng có liên quan là một nhiệm vụ rất khó khăn trong hoạt động tín dụng do tính chất phức tạp và đan xen lẫn nhau giữa quan hệ sở hữu giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên dư nợ cho vay các nhóm khách hàng có liên quan quá cao tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro cao và khả năng tổn thất lớn. Vì vậy, ngân hàng cần nâng cao khả năng trong việc xác định các mối quan hệ đan xen giữa các khách hàng nhằm đánh giá đúng mức độ rủi ro khi cấp khoản vay.

3.2.2.1. Giải pháp về phía nguồn vốn

Thứ nhất, giảm tỷ trọng nguồn vốn vay từ TCTD khác. Nguồn vốn của Maritime bank có một tỷ lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nguồn vốn này chỉ nhằm mục đích tài trợ cho các khoản thiếu hụt tạm thời và không nên coi đây là nguồn vốn tài trợ thường xuyên cho hoạt động ngân hàng. Vì đây là nguồn vốn kỳ hạn ngắn, bên cạnh đó chi phí huy động cao do là nguồn vốn trên thị trường. Sử dụng một tỷ lệ cao nguồn vốn này tạo ra rủi ro trong trường hợp một vài ngân hàng thiếu hụt thanh khoản hoặc do sự thay đổi về quy định quản lý sẽ gây ra sự rút vốn đồng loạt giữa các ngân hàng, điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực cho hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, tăng cường sử dụng nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng là nguồn vốn chính trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Trong thời gian quaMaritime bank có sự tăng trưởng đều đặn của khoản mục tiền gửi khách hàng. Điều này thể hiện Maritime bank đang xây dựng được lòng tin đối với người gửi tiền và bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ các chính sách điều hành của các cơ quan quản lý trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và nâng cao vị thế tiền đồng. Maritime bank cần tiếp tục có các chiến lược tăng trưởng nguồn vốn này như sau:

Trần Thị Nga - K17NHI 64

bank cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về thị trường nhằm tăng khả năng thành công của đợt phát hành.

3.2.2.3. Giải pháp về thu nhập, lợi nhuận, chi phí

Trong thời gian qua, chiến lược cạnh tranh về chất lượng dịch vụ của Maritime bank đã mang lại nhiều thành công. Maritime bank cần tiếp tục triển khai chiến lược cạnh tranh này đi đôi với việc ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này giúp Maritime bank có thể tăng cường thu nhập qua giữ chân các khách hàng cũ và sử dụng chiến lược phát triển khách hàng mới dựa trên khách hàng cũ.

Bên cạnh đó là tập trung vào tín dụng dành cho cá nhân cộng với bán chéo sản phẩm dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận hoạt động dịch vụ. Như đã phân tích, hoạt động dịch vụ mặc dù có tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn tuy nhiên yêu cầu về tăng chi phí lại không cao. Chính vì vậy, Maritime bank cần triển khai các chiến lược bán chéo sản phẩm, ví dụ như sự liên kết giữa phòng dịch vụ khách hàng và phòng kinh doanh nhằm phát triển và khai thác khách hàng để có thể đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiếp cận được với nhiều đối tượng nhất có thể.

Tiếp tục kiểm soát tốt các khoản mục chi phí nhằm nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng. Trong thời gian qua, Maritime bank đã thực hiện tốt nhiệm vụ này, đặc biệt là việc tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản cố định đã giúp ngân hàng tăng được khả năng sinh lời và giảm thiểu chi phí khấu hao.

Tuy nhiên, ngân hàng chỉ nên cắt giảm các khoản chi phí có thể tiết kiệm, bất hợp lý, tránh tiết kiệm quá mức gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, các khoản chi cho cán bộ công nhân viên cũng cần được chi phù hợp nhằm tạo tinh thần làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên và tránh các tiêu cực như biển thủ tài sản hoặc các rủi ro hoạt động khác.

3.2.2.2. về khía cạnh quản trị rủi ro

Thứ nhất, tiếp tục triển khai Quản trị rủi ro hoạt động theo chuẩn mực Basel và thông lệ quản trị tốt nhất qua việc hoàn tất xây dựng khẩu vị rủi ro hoạt động, cải thiện các công cụ quản trị cơ bản như thu thập và quản lý dữ liệu tổn thất (LDC), tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát, chỉ số rủi ro chính (KRI), thống nhất phương pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại NHTMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 390 (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w