4. Kết cấu đề tài
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
a. Chỉ tiêu định tính
* Đảm bảo nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng
- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.
* Đảm bảo các điều kiện khi vay vốn tại Ngân hàng
- Khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý. - Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp.
- Khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết.
- Khách hàng phải có phương án, dự án khả thi và hiệu quả. - Khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định.
* Thực hiện đúng quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng quyết định chất lượng khoản vay vì thông qua quá trình thẩm định, Ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về tình hình tài chính, khả năng trả nợ.. .của khách hàng từ đó đưa ra quyết định cho vay cuối cùng.
* Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Chất lượng Tín dụng được đánh giá là tốt khi các Doanh nghiệp quan hệ với Ngân hàng được đáp ứng tốt nhu cầu của mình. Khách hàng nói chung luôn mong muốn một quy trình Tín dụng đơn giản, thuận tiện, khách quan, có tuân thủ đầy đủ nguyên tắc Tín dụng của Ngân hàng. Nguồn vốn từ Ngân hàng được cung cấp nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp Doanh nghiệp hoạt động ổn định đồng thời nắm bắt được những cơ hội kinh doanh.
b. Chỉ tiêu định lượng * Chỉ tiêu tổng dư nợ
Tổng dư nợ phản ánh khối lượng vốn mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được nợ hoặc khách hàng chưa phải trả nợ gốc, nóđược tính bằng tổng số cho vay năm nay và số dư nợ năm trước trừđi số thu nợ năm nay.
Tổng dư nợ thấp phản ánh ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, trình độ marketing tiếp cận với khách hàng và thị trường còn thiếu nhạy bén. Tổng dư nợ cao có thể kì vọng lãi từ hoạt động tín dụng cao nhưng không có nghĩa là chất lượng tín dụng tốt bởi rủi ro đối với ngân hàng sẽ tăng lên, ngân hàng có thể không thu hồi được nợ do khách hàng bị phá sản, không còn khả năng trả nợ hoặc cố tình chây ì, không trả nợ cho ngân hàng, trốn nợ... Thông thường ngân hàng nào theo đuổi mục tiêu lợi nhuận sẽ mong muốn mở rộng dư nợ tín dụng, còn nếu theo đuổi mục tiêu an toàn sẽ thận trọng trong gia
tăng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng tín dụng không phải là việc hạn chế rủi ro bằng cách thắt chặt tín dụng mà phải mở rộng tín dụng với hiệu quả hoạt động cao nhất, nghĩa là có khả năng sinh lời cao nhất và an toàn nhất.
Chỉ tiêu này được sử dụng để phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, có thể thể hiện ở dạng số tuyệt đối hoặc số tương đối (cơ cấu tỷ lệ trong tổng dư nợ theo thời gian: dư nợ tín dụng ngắn hạn - trung/dài hạn; dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh ngoài quốc doanh, cá nhân; Dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo - không có tài sản đảm bảo... ). Bên cạnh đó chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng song không phải là chỉ tiêu duy nhất, người ta phải kết hợp chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng và một số chỉ tiêu khác như doanh số cho vay, thu nợ...để đánh giá chính xác
chất lượng tín dụng của NHTM (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).
*Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạnđược xem là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ Quá Hạn / Tổng dư nợ) x 100%
(Nguồn: Hồ Diệu, 2011)
Nợ quá hạn làđiều mà các ngân hàng không mong muốn, trên thực tế, các NHTM luôn cố gắng giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn và theo thông lệ quốc tế tỷ lệ này dưới 5% được coi là có thể chấp nhận được.
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng tín dụng tại ngân hàng cao,độ an toàn của ngân hàng cao. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện chất lượng tín dụng thấp, rủi ro trong hoạt động tín dụng cao. Song điều này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Ta thử xét ví dụ về hai ngân hàng có tổng dư nợ bằng nhau nhưng một ngân hàng có nợ quá hạn thấp trong đó 100% là khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi do doanh nghiệp vay đang đứng trên bờ vực phá sản... còn một ngân hàng có con số nợ quá hạn cao hơn tuy nhiên thực chất những khách hàng này lại vẫn còn khả năng hoạt động hiệu quả, 100% khoản nợ quá hạn là khoản nợ mang tính chất tạm thời, ít rủi ro ví dụ như nguyên nhân phát sinh của
nó là do doanh nghiệp đã bán hàng nhưng tạm thời chưa thu đủ... Rõ ràng với tình huống này thì doanh nghiệp có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn lại có chất lượng tín dụng tốt hơn. Điều đó cho thấy nếu chỉ dựa vào con số tỷ lệ nợ quá hạn sẽ chưa phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu. Để quản lý tốt vàđánh giá chính xác chất lượng tín dụng, ta có thể xét đến cơ cấu nợ quá hạn.
* Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 về việc quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động TCTD, cụ thể:
+ Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Tỷ lệ nợ xấu = (Dư nợ xấu / Tổng dư nợ) x 100%
(Nguồn: Hồ Diệu, 2011)
Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng phải đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả ngân hàng thường khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới một mức nào đó. Các Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu > 7% được xem là ngân hàng có chất lượng Tín dụng yếu kém. Tỷ lệ nợ xấu dưới 5% là tỷ lệ tốt mà các ngân hàng chấp nhận
được.
*Tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo
Tỉ lệ cho vay có TSĐB = (Dư nợ cho vay có TSĐB / Tổng dư nợ) x 100%
(Nguồn: Hồ Diệu, 2011)
Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi khách hàng không thể trả được nợ. Căn cứ vào giá trị của TSĐB mà khách hàng đưa ra, NHTM sẽ xác định lượng vốn có thể cho vay tối đa. Một NHTM có tỷ lệ cho vay có TSĐB cao chứng tỏ các khoản cho vay của NHTM đó luôn được đảm bảo tốt.Tỉ lệ này cao hay thấp một phần phụ thuộc vào chính sách của NHNN và của NHTM trong từng thời kỳ.
* Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ trong năm / Dư nợ bình quân trong năm
(Nguồn: Hồ Diệu, 2011)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm, nghĩa là một đồng vốn của ngân hàng cho vay được bao nhiêu lần trong năm. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh, sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên mức độđánh giá nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất, chẳng hạn đối với các doanh nghiệp thương mại, vòng quay vốn tín dụng đòi hỏi phải lớn, có khi đạt 5-7vòng/năm mới gọi là tốt trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất có thể chỉ cần đạt khoảng 1- 2vòng/năm; ngoài ra vòng quay vốn tín dụng còn phụ thuộc vào tính thời vụ, tính chu kì của sản xuất; phụ thuộc vào thời gian của dự án...
* Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay
Như đã đề cập, chất lượng tín dụng nhìn từ phía ngân hàng xét trên hai khía cạnh: lợi nhuận và an toàn. Do vậy, chất lượng tín dụng tốt chỉ thực sự cóý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Vàđây là một chỉ tiêu cần thiết đểđo lường khả
năng sinh lời của ngân hàng mang lại từ hoạt động tín dụng.
Hiểu theo nghĩa đen, thu nhập từ hoạt động cho vay chính làlãi từ hoạt động cho vay nhưng ta có thể xét thêm thu nhập thực từ hoạt động cho vay của ngân hàng sau khi đã trừđi các chi phí phát sinh trong quá trình hình thành và chấp nhận cho vay, ví dụ như các chi phí thẩm định, chi phí quản lý theo dõi khoản vay... Trên thực tế, các NHTM Việt Nam hiện nay hiểu thu nhập từ hoạt động cho vay chính là tỷ lệ lãi từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay = (Lãi từ hoạt động cho vay / Tổng thu nhập) x 100%
(Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn, 2012)
Tỷ lệ này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong việc tạo ra tổng thu nhập của ngân hàng. Ở Việt Nam hiện nay, các NHTM có tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay thường rất lớn, điều đó thể hiện rõ rằng tín dụng vẫn là hoạt động sinh lời chủ yếu.
* Chỉ tiêu doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp Tín dụng của Ngân hàng đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động Tín dụng qua các năm.