4. Kết cấu đề tài
2.2.2 Kinh nghiệm của Singapore
Chính phủ Singapore đã rất coi trọng phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng nhằm huy động và cung cấp vốn cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế. Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, NHTM, NHTM dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm, công ty tài chính, các loại quỹ. Trong đó, Ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính thành lập năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi các chính sách tiền tệ. Các định chế tài chính còn lại có vai trò quan trọng trong việc huy động và sử dụng hiệu quả
các nguồn vốn cho CNH-HĐH:
- Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) có vai trò ổn định đồng tiền, thúc đẩy, quản lý và đưa ra những điều kiện về kinh doanh tiền tệ. Ngoài ra, cơ quan này còn có chức năng giám sát hoạt động của các định chế tài chính khác, nhằm đảm bảo việc tuân thủ các điều kiện về hoạt động đã quy định;
- Ngân hàng tiết kiệm: có chức năng huy động các nguồn vốn để phát triển kinh tế đất nước, đề xuất các giải pháp khuyến khích người dân gia tăng tiết kiệm;
- Quỹ phát triển Trung ương: có nhiệm vụ quản lý và trả lương cho người lao động khi về hưu; sử dụng các nguồn tiền gửi để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, đầu tư vào bất động sản.;
- NHTM và ngân hàng dịch vụ thương mại: hệ thống NHTM có chức năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, tín dụng đáp ứng cho nền kinh tế.
- Ngân hàng phát triển Singapore: có chức năng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực tài chính, hỗ trợ vốn để phát triển những ngành công nghiệp mới và hiện đại hóa những ngành hiện có; hỗ trợ cho các dự án phát triển bất động sản, các khu đô thị mới, dự án phát triển ngành du lịch.