4. Kết cấu đề tài
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mạ
a. Các nhân tố từ phía ngân hàng.
Các nhân tố bên trong thường liên quan tới sự phấn đấu của bản thân ngân hàng trên tất cả các mặt có liên quan tới hoạt động tín dụng vàảnh hưởng trực tiếp tới những khía cạnh khác nhau của chất lượng tín dụng. Các nhân tố bên trong gồm 7 nhân tố (về chính sách; công tác tổ chức; trình độ lao động; quy trình nghiệp vụ; thông tin; kiểm tra kiểm soát và trang thiết bị), ảnh hưởng của nó tới chất lượng hoạt động tín dụng được thể hiện qua nội dung của các nhân tố như sau:
- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một
ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ luật pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công băng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của NHTM có đúng đắn hay không. Bất cứ NHTM nào muốn có chất lượng tín dụng đều phải có chính sách tín dụng rõ ràng, thích hợp cho ngân hàng mình.
- Công tác tổ chức của ngân hàng: Tổ chức của Ngân hàng được sắp xếp một cách có khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý.. .sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng; theo dõi, quản lý sát sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng. Tổ chức ngân hàng theo nguyên tắc tập trung có phân cấp chính là một khâu trong quá trình quản lý chất lượng tín dụng đồng bộ, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Chất lượng nhân sự: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng cũng như trong hoạt động của ngân hàng. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để có thể đối phó kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn (có năng lực phân tích và xử lý đơn xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cấp tiền vay cho tới khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo chính sách cho vay của ngân hàng ..) sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng.
- Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng, nó được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát triển vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở
từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng. Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay (khách hàng viết đon xin vay và ngân hàng đánh giáđon xin vay để quyết định cho vay hay không) rất quan trọng, là co sởđể lượng định rủi ro trong quá trình cho vay. Trong bước này, chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như những quy định vềđiều kiện và thủ tục cho vay của từng NHTM.
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, theo đúng kế hoạch đãđịnh, nhờđóđảm bảo chất lượng tín dụng.
- Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng (Hồ so vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng ...); từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp); từ các co quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước; từ các nguồn thông tin khác (các co quan thông tấn, báo chí, toà án). Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định thị trường, khách hàng. để đưa ra những quyết định phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.
- Kiểm soát nội bộ: Đây là biện pháp giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng có được các thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, thực hiện được các mục tiêu đã định.
- Phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ phục vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ.) với chi phí mà cả hai bên cùng chấp nhận được.Giúp cho các cấp quản lý của NHTM kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng đểđiều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thoả mãn các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.Như vậy, trang thiết bị cũng là một trong các nhân tố không thể thiếu được để không
ngừng cải tiến chất lượng tín dụng.
b. Nhân tố từ phía DNVVN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là người nhận các khoản Tín dụng của Ngân hàng, do đó sự yếu kém của các Doanh nghiệp sẽ tác dụng trực tiếp ngay vào chất lượng, hiệu quả của Tín dụng Ngân hàng. Chất lượng Tín dụng ít nhiều phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về phía các Doanh nghiệp như sau :
* Năng lực thị trường của Doanh nghiệp
Năng lực thị trường của Doanh nghiệp biểu hiện ở khối lượng sản phẩm tiêu thụ, vị trí của Doanh nghiệp trên thị trường, khả năng phát triển của lĩnh vực mà Doanh nghiệp đang hoạt động, mối quan hệ với các bạn hàng đối tác... Năng lực thị trường cho biết khả năng thích ứng của Doanh nghiệp với thị trường, thể hiện mức độ chấp nhận thị trường đối với sản phẩm của Doanh nghiệp. Năng lực thị trường của Doanh nghiệp càng cao, nhu cầu đầu tư càng lớn, rủi ro của Doanh nghiệp càng nhỏ là nhân tố nâng cao chất lượng Tín dụng.
* Năng lực tài chính của Doanh nghiệp
Năng lực tài chính của Doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp đang sử dụng. Quy mô và tỷ trọng vốn tự có càng cao cho thấy tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp càng mạnh. Năng lực tài chính của Doanh nghiệp trong Tín dụng ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lưu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định.
Điều kiện Tín dụng thường quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có so với khối lượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án vay vốn. Do vậy năng lực tài chính của Doanh nghiệp càng cao, Khả năng đáp ứng các điều kiện Tín dụng càng lớn càng góp phần vào việc nâng cao chất lượng Tín dụng.
* Năng lực quản lý của Doanh nghiệp
Sự thành bại trong hoạt động kinh Doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý. Năng lực quản lý thể hiện ở việc tổ chức hệ thống hạch toán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với những quy định của pháp luật. Một Doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào nhưng năng lực quản lý kém có thể gây ra thất thoát vốn, sử dụng vốn không có hiệu quả... tức là khoản Tín dụng mà Ngân hàng đã cung cấp cho Doanh nghiệp có chất lượng kém. Do vậy khi đưa ra quyết định cho vay Ngân hàng phải xem xét tới năng lực quản lý của Doanh nghiệp.
* Năng lực sản xuất của Doanh nghiệp
Năng lực sản xuất của Doanh nghiệp thể hiện ở quy mô, năng suất, quy trình sản xuất, tổ chức bán hàng... nghiên cứu năng lực sản xuất của Doanh nghiệp giúp Ngân hàng đánh giá được khả năng đáp ứng nhu cầu thị truờng về chất lượng, giá cả, khả năng sinh lời và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Biểu hiện cụ thể và rõ nét nhất của năng lực sản xuất là Doanh nghiệp phải sản xuất ổn định và có lãi điều đó tạo điều kiện cho Doanh nghiệp trả nợ gốc và lãi ngắn hạn cho Ngân hàng theo đúng quy định trong hợp đồng Tín dụng, đảm bảo chất lượng Tín dụng.
*Ợurờ'n sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo
Khả năng đáp ứng các điều kiện Tín dụng của Doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng Tín dụng của Ngân hàng. Bởi vì nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng thì Ngân hàng không thể cho vay, điều đó làm giảm khối lượng Tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng nhưng không ảnh hưởng gì tới chất lượng của khoản Tín dụng. Mặt khác khi khách hàng gặp rủi ro thì Ngân hàng có thể thu hồi được phần nào vốn nhờ thanh lý tài sản đảm bảo. Tuy nhiên đó chỉ là tình thế bắt buộc, không Ngân hàng nào muốn thu hồi nợ thông qua tài sản đảm bảo. Nhờ có tài sản đảm bảo mà Ngân hàng có thể hạn chế bớt rủi ro nâng cao chất lượng Tín dụng.
Từ những yếu tố trên đặt ra cho các Ngân hàng thương mại phải lựa chọn khách hàng để đầu tư, phải kiểm tra, thẩm định trước khi cho vay giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, có vậy mới đảm bảo được chất lượng Tín dụng.
c. Những nhân tố khác
* Môi trường kinh tế xã hội
Cơ chế, chính sách và đường lối của nhà nước, chính phủ trong phát triển nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư, ổn định tiền tệ và lạm phát là những yếu tố tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng Tín dụng của NHTM. Hoạt động Tín dụng đạt hiệu quả cao hay thấp, rủi ro nhiều hay ít đều có quan hệ chặt chẽ với môi trưòng kinh tế xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Một môi trường kinh tế xã hội lành mạnh sẽ thúc đẩy việc mở rộng quy mô tín dụng, chất lượng hoạt động Tín dụng cũng sẽ được nâng lên.
Không chỉ môi trường kinh tế trong nước thay đổi sẽ tác động đến chất lượng Tín dụng mà sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đối với các Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị truờng, sự biến động về tỷ giá khiến cho các Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ, ảnh hưởng tới việc trả nợ Ngân hàng
* Môi trường pháp luật
Nhân tố luật pháp có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng cũng như các hoạt động kinh tế khác, nó chi phối các hoạt động kinh tế phải tuân thủ theo pháp luât.
Nhân tố luật pháp ở đây bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật tạo môi trường, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Cơ chế chính sách rõ ràng, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động Tín dụng ngắn hạn nói riêng trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Môi trường luật pháp không ổn định là một bất lợi lớn đối với các Doanh nghiệp vì Doanh nghiệp không thể dự đoán chính xác được cơ hội kinh doanh, các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không diễn ra theo đúng kế hoạch làm Doanh nghiệp không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn làm chất lượng Tín dụng của Ngân hàng giảm. Mặt khác khi môi trường luật pháp không ổn định sẽ làm các nhà đầu tư mất lòng tin vào thị trường. Không dám đầu tư do đó khối lượng Tín dụng của các NHTM sẽ bị giảm sút. Để đảm bảo cho vịêc mở rộng và nâng cao chất lượng Tín dụng, đòi hỏi hệ thống
luật pháp phải đồng bộ, đầy đủ, hướng dẫn của hệ thống văn bản dưới luật phải thống nhất, đồng thời cũng phải đảm bảo được tính hiệu lực của luật pháp.
*Vốn nước ngoài
Vốn nước ngoài cũng cóảnh hưởng tới chất lượng tín dụng: do tình trạng thiếu vốn để phát triển kinh tế, các nước kém phát triển phải tìm mọi cách huy động vốn nước ngoài đểđầu tư. Việc đầu tư sẽ làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế trong khi tổng cung chưa tăng theo kịp làm mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế gây nguy cơ lạm phát. Mặt khác, do hệ thống ngân hàng chưa phát triển, tình trạng “đô la hoá” không kiểm soát được, luồng tiền từ nước ngoài chảy vào trong nước cũng trở thành phương tiện thanh toán làm cho khối lượng tiền trong nước tăng, gây sức ép lạm phát. Như vậy, vốn nước ngoài nếu không có sự tính toán kỹ càng và không có sự quản lý chặt chẽ gây nguy cơ lạm phát và tác động xấu tới hoạt động tín dụng.
*Chất lượng khách hàng
Hoạt động tín dụng là hoạt động “vay để cho vay”, do đó chất lượng tín dụng còn phụ thuộc vào công tác huy động và cho vay vốn, hay nói cách khác là phụ thuộc vào chất lượng khách hàng. Tín dụng là nhịp cầu nối giữa hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng với hoạt động của lĩnh vực sản xuất vật chất và kinh doanh dịch vụ. Do đó, mỗi biểu hiện xấu hay tốt trong hoạt động của khách hàng sẽ có những ảnh hưởng tương ứng tới hoạt động tín dụng thông qua cơ chế tác động của những mối quan hệ tín dụng: với khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, có xu thế phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và có quan hệ tín dụng tốt (vay và trả nợ sòng phẳng) thì cầu nối giữa vay cho vay sẽ thông suốt, tạo điều kiện tăng vòng quay vốn tín dụng và mở rộng quy mô vốn đầu tư. Ngược lại, bằng cơ chế chính sách tín dụng phù hợp, phương pháp phân tích kinh tế doanh nghiệp được xây dựng phù hợp với đặc điểm hoạt động tín dụng ngân hàng, các NHTM sẽ tìm kiếm được khách hàng tốt để vay và cho vay, tạo sự tương thích hợp lý giữa nguồn vốn huy động được với việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
*Chu kỳ phát triển kinh tế
Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ kinh tế đình trệ sản xuất - kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực. Nhu cầu vốn tín dụng giảm trong thời kỳ này và nếu vốn tín dụng đãđược thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợđúng hạn cho ngân hàng.
* Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ngoài
Bên cạnh đó, sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ngoài cũng cóảnh hưởng tới chất lượng tín dụng: trong tình hình hiện nay, các quan hệ kinh tế, xã hội được mở rộng, theo đó các loại hình doanh nghiệp đa quốc gia cũng ngày càng tăng về số lượng và quy mô hoạt động, các trào lưu văn hoá - xã hội cũng ngày càng phát triển. Vì vậy, mọi sự biến động về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ngoài đều ảnh hưởng tới tình hình