Kinh nghiệm của Vương Quốc Thái Lan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH vietcombank chi nhánh sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 389 (Trang 39 - 40)

4. Kết cấu đề tài

2.2.3 Kinh nghiệm của Vương Quốc Thái Lan

Ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Thái Lan đã quan tâm đến phát triển thị trường tín dụng, nhằm đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để huy động vốn tín dụng phục vụ cho chiến lược CNH-HĐH đất nước, Thái Lan đã xây dựng hệ thống ngân hàng rộng khắp, đặc biệt là khu vực nông thôn, với hệ thống đồng bộ và chất lượng. Hệ thống ngân hàng Thái Lan phát triển mạnh theo xu hướng xây dựng mô hình tập đoàn ngân hàng, nhiều ngân hàng trong nước đã được mở chi nhánh ở nước ngoài hoặc liên doanh với ngân hàng ở nước ngoài. Hệ thống ngân hàng Thái Lan bao gồm: Ngân hàng trung ương Thái Lan (BOT), NHTM, ngân hàng chuyên doanh nhà nước, các công ty tài chính, các loại quỹ. Trong đó các NHTM như: Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BAAC), Ngân hàng Băng Cốc, Ngân hàng Nông dân Thái Lan, Ngân hàng

Nhànước Thái Lan, Ngân hàng Ayudhya... có vai trò rất quan trọng trong việc huy động, cho vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn. Giống như các nước Châu Á khác, Thái Lan là một nước nông nghiệp, dân số và lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Cho nên trong giai đoạn đầu của CNHHĐH, Chính phủ Thái Lan đã chú trọng và đảm bảo cung ứng vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thông qua hàng loạt các chính sách điều tiết vĩ mô, Chính phủ vừa gián tiếp, vừa trực tiếp tạo vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, như: Trực tiếp cấp vốn ngân sách nhà nước, đảm bảo 100% vốn điều lệ ban đầu cho BAAC; Chỉ đạo Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho BAAC vay vốn nước ngoài với các khoản vay ưu đãi đặc biệt từ các tổ chức tài chính quốc tế; Bắt buộc các NHTM dành một tỷ lệ nhất định số tiền gửi để cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn; Thực hiện cho vay tín dụng theo các chương trình dự án phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đặc biệt các chương trình dự án hướng về xuất khẩu; Hỗ trợ bằng tiền, hiện vật đối với những hàng nông sản xuất khẩu có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, Thái Lan đã thực hiện đa dạng hóa lãi suất cho vay và đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế tiếp cận với tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH vietcombank chi nhánh sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 389 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w