4. Kết cấu đề tài
2.3. Tổng quan nghiên cứu
Việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp của ngân hàng thương mại ngày càng được chú trọng trước tình hình nền kinh tế nước ta đang dần hội nhập với thế giới. Vì vậy, đã có nhiều sách, báo, tạp chí nghiên cứu và đề cập tới vấn đề này, cụ thể như sau:
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài
Junbo Wang & Chunchi Wu (2019), “Thanh khoản, chất lượng tín dụng và các mối quan hệ giữa biến động giá và hoạt động giao dịch”,(3), 12-15. Nghiên cứu của tác giả về vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng và về vai trò của tính thanh khoản và rủi ro tín dụng trong việc xác định mối quan hệ giữa biến động giá của một trái phiếu và tần số giao dịch và quy mô thương mại dựa trên một tập dữ liệu giao dịch lớn từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa biến động giá và tần số giao dịch và một mối quan hệ tiêu cực giữa biến động giá và quy mô doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra khi Ngân hàng có tính thanh khoản kém thì sẽ tỷ lệ thuận với rủi ro cao, để nâng cao chất lượng tín dụng thì ngân hàng cần thay đổi chính sách tín dụng cho phù hợp. Hơn nữa, cả hai chỉ tiêu thanh khoản và rủi ro tín dụng trở nên quan trọng hơn trong thời điểm biến động của thị trường trái phiếu của doanh nghiệp.
Zhu Xiaoqian& Jianping Li (2012), “Phương pháp TOPSIS để đánh giá chất lượng tín dụng: Một trường hợp thị trường máy điều hòa không khí ở Trung Quốc”,(5), 31-35. Chất lượng tín dụng là một khái niệm mới được sử dụng ở Trung Quốc và theonhư sự hiểu biết của nhóm nghiên cứu thì chưa có một hệ thống chỉ tiêu chất lượng tín dụng được chấp nhận rộng rãi và không có phương pháp định lượng được sử dụng trong đánh giá chất lượng tín dụng cho đến nay. Để có những nghiên cứu đánh giá chất lượng tín dụng cho các
doanh nghiệp sản xuất máy điều hòa không khí tại thị trường Trung Quốc phải sử dụng TOPSIS (kỹ thuật cho sở thích tương ứng với giải pháp lý tưởng) là phương pháp để đánh giá chất lượng tín dụng của doanh nghiệp. Dựa trên dữ liệu nghiên cứu của 9 doanh nghiệp sản xuất điều hoà không khí (6 doanh nghiệp ở Trung Quốc và 3 doanh nghiệp ở Nhật Bản), thí nghiệm với hệ thống chỉ tiêu khác nhau đã được áp dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của 9 doanh nghiệp. Ket quả cho thấy phương pháp này thực sự hiêu quả trong việc đánh giá chất lượng tín dụng.
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
- Trần Thị Xuân Hương, (2004), ”Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ, ĐH kinh tế TPHCM. Thông qua thực trạng tín dụng của ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập thế giới, tác giả đã xây dựng thành công các chỉ tiêu dánh giá hiệu quả tín dụng. Trong đó, tác giả đã đưa ra được những nguyên nhân (khách quan và chủ quan) chính làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM trong nước và từ đó đưa ra giải pháp thích hợp.
- Nguyễn Hữu Huấn (2005), ”Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam’”, trong nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra các lý luận về chất lượng tín dụng,đi sâu nghiên cứu và làm rõ các quan điểm về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trên ba phương diện khách hàng, ngân hàng, và nền kinh tế trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Trần Thị Bảo Trâm (2007), “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn” Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đã tiến hành phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn với số liệu được thu thập từ năm 2003-2007. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp thêm những kiến thức lý luận về tín dụng Ngân hàng, chất lượng hoạt động tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề cập đến thực trạng chất lượng tín dụng tại NHTTM cổ phần Sài Gòn, đánh giá những kết quả và tồn tại trong hoạt động này. Cuối cùng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NH.
- Nghiêm Xuân Thành (2007), có bài viết “ Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ”, Tạp chí Ngân hàng, (21), 13-14, bài viết đã đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả chưa đánh giá các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng.
- Đoàn Thị Thu Hà ( 2009),“Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội Hà nội'’”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học Viện Ngân hàng. Trong bài viết của mình tác giả đã đưa ra đầy đủ được lý luận cơ bản đói nghèo cũng như sự cần thiết phải xóa bỏ vấn nạn này thông qua việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá trên cơ sở kinh tế và xã hội từ đó rút ra được những mặt hạn chế cần khắc phục để đưa ra những biện pháp hợp lý.Tuy nhiên, đối tượng của đề tài này mới chỉ thu nhỏ đối với hộ nghèo mà chưa mở rộng với các khách hàng khác của ngân hàng.
- Ngô Thị Thanh Thành (2010),”Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn ”, ĐH Kinh tế TPHCM. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra một cái nhìn khái quát về các vấn đề cơ bản của rủi ro tín dụng như khái niệm, phân loại, nguyên nhân gây ra rủi ro, hậu quả của rủi ro và cùng với đó là mô hình đo lường rủi ro, mục tiêu, chính sách tín dụng. Qua đó, tác giả đã đề xuất thêm các giải pháp cụ thể nhằm đem lại hiệu quả tối đa trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.
- Nguyễn Thị Thanh Hải (2012), “Sự cần thiết của nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường hiện nay ”, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân. Tác giả đã đưa ra lập luận về sự cần thiết của việc phải nâng cao chất lượng tín dụng với việc đánh giá, phân tích và tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện nhiều nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình tác giả không nghiên cứu cho một ngân hàng cụ thể nào.
- Bùi Thị Trâm (2013),” Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối doanh nghiệp
của hệ thống ngân hàng”, Thời báo kinh tế Việt Nam (156), 4-6, đã có bài viết trình bày một cách khái quát các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho các ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Tác giả sử dụng các chỉ tiêu đánh giá và đo lường chất lượng tín dụng của các ngân hàng thưong mại.Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu là chưa đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của các ngân hàng thưong mại Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, nhìn chung nghiên cứu vào một số vấn đề chính như vai trò của chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của ngân hàng, những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp. Tuy nhiên, trên co sở tiếp nhận và thừa kế các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, em nhận thấy:
Thứ nhất, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập một cách hệ thống lý luận về chất lượng tín dụng. Các nghiên cứu chưa đi vào những khía cạnh riêng biệt chẳng hạn như riêng cho khối NHTM nhà nước hay giới hạn ở phạm vi một địa phưong.
Thứ hai, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta còn chưa toàn diện và có lời giải đáp cụ thể.
Thứ ba, hầu hết các nghiên cứu sử dụng số liệu trong giai đoạn từ 1999-2013 để phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng, do đó chưa tạo ra một bức tranh tổng thế và mang tính cập nhật về đề tài này.
Thứ tư, các công trình nêu trên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về: Nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch.
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU