Thông qua con số nợ quá hạn của ngân hàng, chúng ta có thể khẳng định rằng là chất lượng tín dụng của Chi Nhánh vẫn chưa tốt và còn những tồn tại. Muốn khắc phục vấn đề này, ngân hàng cần coi trọng hơn nữa vào khâu thẩm định vì đầu tư có những khoản vay vốn một cách tốt hơn nữa. Làm tốt được khâu này có nghĩa là Ngân hàng đã giảm nhẹ cho khâu theo dõi quá trình cho vay cũng như quá trình thu hồi nợ. Làm tốt công tác thẩm định không có nghĩa là phải làm cho thủ tục cho vay trở nên phức tạp hơn mà ở đây chính là phải nâng cao chất lượng của khâu này. Thế chấp và tín chấp vẫn phải luôn được phát huy trên cơ sở đã làm tốt của ngân hàng. Và tóm lại, chỉ có như thế ngân hàng mới giảm được nợ quá hạn trên tổng dư nợ của mình xuống mức cho phép.
- Khi thực hiện thẩm định tài chính, Ngân Hàng cần xem xét và đánh giá độ tin cậy của các thông tin liên quan tới tài chính của doanh nghiệp và dự án đầu tư, thẩm định bằng các tiêu chuẩn hiệu quả tài chính phải đi đôi với việc dự báo được mức độ thay đổi của các yếu tố tác động tới tiêu chuẩn hiệu quả.
- Khi thực hiện thẩm định tài sản đảm bảo, Ngân Hàng cần có sự so sánh và đối chiếu với các thông số liên quan tới công nghệ kỹ thuật nhằm đánh giá giá trị thực tế của các tài sản và dự báo mức độ giảm giá vô hình trong tương lai. Sau khi khoản vay được xét duyệt và cấp thì ngân hàng phải thực hiện tái thẩm định giá đối với các tài sản đảm bảo dựa trên những biến động của thị trường nhằm xác định các nguồn trả nợ bổ sung cho doanh nghiệp nếu xảy ra các rủi ro.
Một quy trình tín dụng thích hợp với từng loại doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, ngành nghề sẽ làm giảm nợ quá hạn. Quy trình tín dụng phải phù hợp với các
đặc điểm sản xuất của các đơn vị có nhu cầu vốn thường xuyên sẽ tránh được những ứ đọng hoặc nợ quá hạn.