Để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng của mình, các ngân hàng cần phải dựa vào các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Trên cơ sở đó, ngân hàng mới có cơ sở tin cậy để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng mình, qua đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng cho phù hợp với yêu cầu và thu hút của khách hàng, của xã hội đối với sản phẩm tín dụng.
1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính
a) Thủ tục và quy chế cho vay vốn
Quy chế cho vay đối với khách hàng nhằm hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng. Quy chế cho vay sẽ đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống, tạo cơ sở để ngân hàng điều hành hoạt động tín dụng, hướng dẫn cán bộ ngân hàng trong việc thực thi công việc và nâng cao chất lượng an toàn tín dụng, duy trì sự lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Một quy chế cho vay vốn được đánh giá là tốt khi:
- Các quy định trong quy chế phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với quy định của NHNN, phù hợp với tình hình kinh tế cũng như thực tế hoạt động tín dụng, phương
hướng kinh doanh của ngân hàng
- Các thủ tục hành chính đơn giản hóa nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vay vốn nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý
- Danh mục hồ sơ tín dụng, các loại giấy tờ, mẫu biểu cần phải được quy định rõ ràng, thống nhất
- Điều kiện vay vốn vừa phải đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng, vừa dễ dàng để khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng
- Nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị có liên quan trong công tác tín dụng phải quy định rõ ràng
b) Xét duyệt cho vay
Khách hàng khi đến với ngân hàng đều mong muốn được vay vốn với thời gian nhanh nhất. Thời hạn xét duyệt cần được quy định hợp lý, sao cho cân bằng được việc thực hiện công việc thẩm định xét duyệt của ngân hàng cũng như thời gian chờ đợi của khách hàng.
Nguồn thông tin mà ngân hàng sử dụng để phân tích tín dụng cần phải đa dạng, đầy đủ và có độ tin cậy, chính xác cao. Ngoài các thông tin mà khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn cũng như các thông tin khác có trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng thì ngân hàng còn cần thêm nhiều thông tin khác từ việc phỏng vấn khách hàng xin vay, điều tra nơi hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng hay các tổ chức có liên quan (chính quyền địa phương, cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, trung tâm thông tin tín dụng...). Việc hẹn gặp khách hàng hay các bên khác (chính quyền địa phương, đối tác làm ăn của khách hang.) hay xuống thăm cơ sở sản xuất của khách hàng nên được sắp xếp hợp lý, sao cho thuận tiện cho cả ngân hàng và khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo thu thập được lượng thông tin cần thiết cho việc phân tích thẩm định.
Ngân hàng cần quy định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong công tác xét duyệt tín dụng. Trong quá trình xét duyệt, các nhân viên tín dụng phải thực hiện đúng quy trình cũng như trách nhiệm của mình. Thực hiện tuần tự nghiêm chỉnh các bước, không bỏ sót, đốt cháy giai đoạn, không vì tư lợi cá nhân mà đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới an toàn tín dụng của ngân hàng.
c) Chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người thực hiện toàn bộ quá trình cho vay bao gồm mọi nghiệp vụ tín dụng, từ khâu phân tích tín dụng, cho vay và thu nợ. Để chất lượng tín dụng ngày một nâng cao, đòi hỏi đội ngũ tín dụng của ngân hàng phải có chất lượng tốt.
Cán bộ tín dụng phải là những người có bằng cấp chính quy, được đào tạo bài bản trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có kinh nghiệm làm việc trong các công việc liên quan tới công tác tín dụng, có hiểu biết tốt về các kiến thức kinh tế - xã hội và có đạo đức nghề nghiệp tốt. Đồng thời, cán bộ tín dụng cũng phải thường xuyên tham gia các lớp học tập huấn, chương trình đào tạo của ngân hàng tổ chức để nâng cao trình độ của bản thân. Những điều này cùng với thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm của cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tượng tốt với khách hàng, cũng thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng.
d) Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của ngân hàng
Cơ sở vật chất của ngân hàng phải đảm bảo khang trang, sạch đẹp, tiện nghi, có nhiều trang thiết bị hiện đại. Một cơ sở tốt sẽ giúp nâng cao hình ảnh của ngân hàng, tạo ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác và nhanh nhất, sẽ tạo hứng khởi cho các cán bộ tín dụng thực hiện tốt công việc của mình.
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận được những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt: thông tin về khách hàng, thông tin về dự án (tính hiệu quả, giá cả...) một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với khách hàng lớn vay vốn của nhiều tổ chức tín dụng. Đồng thời, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng đánh giá cũng như quản lý khoản vay một cách nhanh chóng, tin cậy và an toàn. Các phần mềm máy tính phải đảm bảo vận hành thông suốt trong quá trình hoạt động, dễ dàng cho cán bộ tín dụng có thể truy cập và tìm kiếm thông tin, đồng thời phải liên tục cập nhật cơ sở dữ liệu.
e) Kiểm soát, quản lý nợ sau khi cho vay
Việc kiểm tra, giám sát được ngân hàng thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khách hàng sử dụng vốn vay cho đến khi ngân hàng thu hồi được hết nợ gốc, lãi và phí của khoản vay. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát khách hàng, theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng bằng việc thường xuyên đến thăm cơ sở sản xuất của khách hàng, liên lạc với chính quyền địa phương, đối tác của khách hàng để biết thêm thông tin. Đồng thời, ngân hàng phải thường xuyên đánh giá hiện trạng của tài sản bảo đảm của khoản vay, tình trạng sở hữu và sử dụng
tài sản cũng như xác định lại giá trị của tài sản bảo đảm. Ngân hàng phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng để thu nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng kỳ.
Định kỳ, ngân hàng cần tập trung kiểm tra tình hình trả nợ, đối chiếu nợ vay, hồ sơ chứng từ thu nợ của khách hàng, phân tích tình hình cũng như đánh giá, xếp loại khoản nợ của khách hàng, phân tích nguyên nhân để từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời, tránh để đến khi xảy ra nợ xấu mới tiến hành xử lý.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
a) Cơ cấu tín dụng
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng thành phần kinh tế so với tổng dư nợ tín dụng:
z z Dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế
Tỷ trọng du nợ tín dụng = ---:---—7—:--- —:--- × 100% Tổng du nợ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh tập trung vốn đầu tư vào đối tượng khách hàng của ngân hàng tại từng thời điểm. Qua đó đánh giá mức độ đa dạng hoá khách hàng cho vay của NHTM. Tùy thuộc vào chính sách khách hàng của mỗi ngân hàng mở rộng hay thu hẹp phạm vi cho vay đối với từng nhóm khách hàng. Nếu một NHTM quá tập trung cho vay vào một nhóm khách hàng nào thì mức độ rủi ro cao và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM.
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng của từng ngành sản xuất kinh doanh so với tổng dư nợ tín dụng:
z z Du nợ tín dụng của từng lĩnh vực
Tỷ trọng du nợ tín dụng = ---—l--- — ---:— X 100% Tổng du nợ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh danh mục đầu tư của ngân hàng tại từng thời điểm. Qua đó đánh giá mức độ phân tán rủi ro trong lĩnh vực đầu tư của NHTM. Tùy từng thời kỳ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN mà mỗi ngân hàng mở rộng hay thu hẹp phạm vi đầu tư trong lĩnh vực ngành hợp lý. Nếu một NHTM quá tập trung đầu tư ở một lĩnh vực ngành nào thì mức độ rủi ro cao và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM.
b) Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn được hiểu là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn nhưng khách hàng đã không thanh toán đúng hạn, không có văn bản
được ngân hàng trao đổi, bàn bạc với khách hàng về nguồn trả nợ. Trường hợp, khách hàng có khả năng trả được nợ nhưng tạm thời chưa có nguồn thu trả nợ ngân hàng, ngân hàng luôn chấp thuận gia hạn nợ đối với khách hàng đến thời hạn khách hàng có nguồn thu. Trường hợp, khách hàng không còn có khả năng tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng, tình hình sản xuất kinh doanh đã rất khó khăn, mất khả năng thanh toán, ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn. Do đó, nguy cơ ngân hàng mất vốn đối với những khoản nợ quá hạn này rất cao.
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = —7,----7———— - - - X 100% Tong dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng, phản ánh mức độ cho vay của ngân hàng đó đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp. Nguyên tắc hoàn trả là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng của NHTM. Nếu tỷ lệ này quá cao, NHTM đang cho vay các khách hàng có khả năng hoàn trả thấp tương đối lớn, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cho vay này, do đó, ngân hàng có thể xảy ra rủi ro mất vốn.
c) Tỷ lệ nợ xấu
Định nghĩa về nợ xấu đã được Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra như sau: “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ.”. Còn theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Như vậy, nợ xấu được xác định dựa theo hai yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày hoặc khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5: ______ Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín
dụng của ngân hàng, nó phản ánh những RRTD mà ngân hàng phải đối mặt. Neu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, nợ xấu là là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng ngân hàng, do đó điều quan trọng là NHTM cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất là có thể chấp nhận được. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%.
d) Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = √,—■—— × 100%
Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của ngân hàng. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung
- Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
- Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
Theo quy định của Thông tư 02/2013/TT-NHNN: Dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng cụ thể được tính bằng giá trị còn lại của khoản vay trừ giá trị của tài sản bảo đảm đã được chiết khấu theo các tỷ lệ được quy định trong Thông tư, rồi nhân với các tỷ lệ tương ứng từng nhóm nợ.
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng có nhiều khoản nợ yếu kém bị tổn thất
hoặc tỷ lệ nợ khó thu hồi ngân hàng dự đoán là cao, rủi ro cho ngân hàng càng lớn
e) Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng
Tỷ lệ sinh lời từ Thu lãi cho vay - Chi phí hoạt động cho vay
_ =_____________lζ____7 ____________ × 100% hoạt động tín dụng Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản vay. Tỷ lệ sinh lời cao chứng tỏ khoản vay đó có hiệu quả tốt, chất lượng cao. Tỷ lệ này cao một phần nói lên kết quả kinh doanh tốt của ngân hàng, điều này rất quan trọng vì doanh thu từ