Cơ cấu tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lạc thủy tỉnh hòa bình khoá luận tốt nghiệp 403 (Trang 38 - 47)

Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

- Ban Giám đốc:

+ Giám đốc là người điều hành chung và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh

+ Phó giám đốc: hỗ trợ giám đốc trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh

- Phòng Ke hoạch kinh doanh: Thực hiện các nghiệp vụ xây dựng chiến lược kinh doanh, thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng, thẩm định khách hàng

và phương án vay vốn, ra quyết định tín dụng...

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, tài chính và ngân quỹ trong chi nhánh

- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, hậu cần trong chi nhánh

- Phòng giao dịch thị trấn Chi Nê và phòng giao dịch thị trấn Ba Hàng Đồi: Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo định hướng của chi nhánh

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy luôn xác định vốn huy động là nguồn “nhiên liệu” cho hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy chi nhánh luôn cố gắng đẩy mạnh, phát triển công tác huy động vốn của mình.

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy giai đoạn 2017 - 2019

700 600 500 'ỉg 400 C<2 300 '<ọưi 200 623 2017 2018 2019 Năm 100 0

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy

Trong giai đoạn 2017 - 2019, công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả tích cực, nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định. Năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 553,8 tỷ đồng, tăng 45,5 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với mức tăng 8,95%. Năm 2019, nguồn vốn huy động đạt 623 tỷ đồng, tăng 69,2 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với mức tăng 12,5%.

Nguyên nhân là do chi nhánh đã hoạt động lâu năm trên địa bàn huyện Lạc Thủy, có uy tín rất lớn đối với người dân địa phương. Chi nhánh đã áp dụng các mức lãi suất linh hoạt, cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn huyện cùng với các chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng như “Sinh lợi an toàn - Hàng ngàn giải thưởng”, “Hái lộc đầu xuân”, “Gửi niềm tin - Nhận tài lộc”,... Thêm vào đó, chi nhánh cũng đẩy mạnh hoạt động của điểm giao dịch lưu động, giúp chi nhánh tiếp cận các khách hàng ở những nơi vùng sâu vùng xa, đem lại sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho khách hàng khi tới giao dịch.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng là nhiệm vụ trọng tâm đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy giai đoạn 2017 - 2019

800 700 600 f 500 z<o iσ ẫ 400 ⊂ ,< φ ⅛ 300 ưi Năm 200 100 0

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy

Công tác đầu tư tín dụng của chi nhánh đã bám sát với tình hình phát triển kinh tế tại địa phương và định hướng hoạt động kinh doanh của ngành. Chi nhánh thực hiện chính sách mở rộng đầu tư tín dụng và đáp ứng được phần lớn nhu cầu cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng qua các năm. Năm 2018, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 708,9 tỷ đồng, tăng 28,1 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với mức tăng 4,13%. Năm 2019, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 718 tỷ đồng, tăng 9,1 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với mức tăng 1,3%.

Tuy nhiên, dư nợ tín dụng tăng trưởng vẫn còn thấp, nhất là năm 2019 với dư nợ cho vay chỉ tăng 1,3% so với năm 2018, nguyên nhân là do ảnh hưởng giá cả của một số cây trồng vật nuôi đã tác động đến công tác đầu tư tín dụng trên địa bàn.

Phân loại

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ cho vay

cá nhân 626,15 92% 657,1 92,7% 662 92,2% Dư nợ cho vay

doanh nghiệp 54,65 8% 51,8 7,3% 56 7,8%

Tổng dư nợ 100%

2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng

Chi nhánh đã thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác như chuyển tiền nhanh, thanh toán kiều hối, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh... nhằm mang tới các tiện ích cho khách hàng, đồng thời đem lại nguồn thu nhập cho chi nhánh.

Năm 2019, tổng thu dịch vụ ròng ngoài tín dụng đạt 3.429 triệu đồng. Trong đó thu chủ yếu:

- Thu từ dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong năm là 1.440 triệu đồng - Thu từ dịch vụ chi trả kiều hồi trong năm là 20 triệu đồng

- Thu từ nghiệp vụ thẻ/ATM là 329 triệu đồng

- Thu về các dịch vụ liên quan đến Mobile Banking đạt 583 triệu đồng - Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý đạt 731 triệu đồng

- Thu từ kinh doanh ngoại tệ đạt 15 triệu đồng - Thu dịch vụ ngân quỹ đạt 196 triệu đồng - Thu dịch vụ khác là 115 triệu đồng

Nghiệp vụ bảo lãnh: Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2019 đạt 2.239 triệu đồng, chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh tiền tạm ứng. Các khoản bảo lãnh được thực hiện đúng chế độ, không có khoản bảo lãnh nào chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ trả thay cho khách hàng.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

2.2.1. Chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu định lượng 2.2.1.1. Cơ cấu tín dụng

a) Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

Bảng 2.1: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy giai đoạn 2017 - 2019

Phân loại Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ cho vay nông nghiệp

653,6 96% 673,5 95% 682,1 95%

Dư nợ cho vay công nghiệp

13,6 2% 21,3 3% 28,7 4%

Dư nợ cho vay

dịch vụ 13,6 2% 14,1 2% 7,2 1%

Tổng dư nợ

tín dụng 680,8 100% 708,9 100% 718 100%

Nguồn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy

Tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy, dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với dư nợ cho vay doanh nghiệp. Các khách hàng cá nhân của chi nhánh có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, mức chi tiêu sinh hoạt không lớn, đến ngân hàng vay vốn với mục đích chủ yếu để đầu tư sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi... hay phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân như sửa chữa nhà cửa, mua phương tiện đi lại... Chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp như phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, đẩy mạnh công tác vay vốn thông qua các tổ nhóm, triển khai điểm giao dịch lưu động nhằm truyền tải nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi tới gần hơn với người dân, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống dân cư, đẩy lùi nạn tín dụng đen.

Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô sản xuất kinh doanh không lớn cũng như số lượng doanh nghiệp không nhiều, cho nên dư nợ tín dụng doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ cho vay.

b) Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy giai đoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nợ quá hạn 193 219 238

Nợ xấu 7-9 7-6 7,4

Tổng dư nợ cho vay 680,8 708,9 718 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,84% 3,09% 3,31%

Tỷ lệ nợ xấu 1,16% 1,07% 1,03%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy

Hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nen kinh tế của huyện Lạc Thủy chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Là một ngân hàng luôn đồng hành và gắn bó cùng “tam nông”, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy đã tăng cường cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Bằng nguồn vốn cho vay ưu đãi, cùng với mô hình vay vốn qua tổ nhóm và điểm giao dịch lưu động, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Cũng trong giai đoạn này, dư nợ cho vay công nghiệp đã có sự tăng trưởng nhẹ từ 2% vào năm 2017 lên 4% vào năm 2019. Nguyên nhân do cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Chi nhánh cũng đang thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút khách hàng, đẩy mạnh đầu tư vốn tín dụng vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

2.2.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy giai đoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền đã trích lập dự phòng RRTD 10.075 10.015 9.288 Tổng dư nợ 680.792 708.869 718.028 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD 1,48% 1,41% 1,30%

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thu lãi cho vay 63.025 76.969 74.466 Chi phí cho vay 23.573 25.494 30.316 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 39.452 51.475 44.150 Tổng dư nợ tín dụng 680.792 708.869 718.028 Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín

dụng

5,80% 7,26% 6,15%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy

Nợ quá hạn của chi nhánh tăng dần trong giai đoạn 2017 - 2019.Dư nợ quá hạn của chi nhánh năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 19,3 tỷ đồng, 21,9 tỷ đồng và 23,8 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh cũng tăng lên qua các năm song vẫn nằm trong mức an toàn. Năm 2017 tỷ lệ này chỉ là 2,84%, đến năm 2019 tỷ lệ này là 3,31%. Sản lượng hàng hóa sụt giảm do thời tiết có những lúc không thuận lợi, dịch bệnh bùng phát, giá cả hàng hóa rớt giá đã làm suy giảm khả năng trả nợ của nhiều hộ, gây nên nợ quá hạn. Đội ngũ cán bộ tín dụng còn thiếu, cộng thêm công việc quá tải nên vẫn chưa kịp thời đôn đốc khách hàng trả lãi hàng tháng và gốc đến hạn.

Nợ xấu của chi nhánh giảm dần. Dư nợ xấu của chi nhánh năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 7,9 tỷ đồng, 7,6 tỷ đồng và 7,3 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm dần, từ 1,16% vào năm 2017 xuống đến 1,02% vào năm 2019.

Sự tăng lên của tổng dư nợ cùng với sự giảm dần của nợ xấu trong giai đoạn 2017 - 2019 cho thấy công tác quản lý các khoản nợ xấu của chi nhánh đã được cải thiện. Tuy nhiên, chi nhánh cần phải chú ý hơn tới việc quản lý các khoản nợ quá hạn. Sự tăng lên của nợ quá hạn cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh.

2.2.1.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

Bảng 2.4: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy

Trên cơ sở phân loại nợ, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy đã thực hiện trích lập dự phòng RRTD. Bảng số liệu trên phản ánh việc trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2019. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD giảm dần qua các năm, từ 1,48% vào năm 2017 xuống còn 1,30% vào năm 2019. Điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được cải thiện, các khoản nợ an toàn hơn, đồng thời giảm chi phí trích lập dự phòng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

2.2.1.4. Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.5: Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy giai đoạn 2017 - 2019

Từ bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng của chi nhánh có xu hướng ổn định và tăng dần. Năm 2017, tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng của chi nhánh là 5,80%. Đến năm 2018, tỷ lệ này tăng lên mức 7,26%. Sang năm 2019, tỷ lệ này giảm xuống còn 6,15% do tổng dư nợ tăng nhưng thu lãi cho vay lại giảm vì khả năng trả nợ của nhiều khách hàng bị suy giảm. Nhìn chung, các khoản đầu tư tín dụng của chi nhánh cho khả năng sinh lời khá tốt, ngày càng được cải thiện hơn, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lạc thủy tỉnh hòa bình khoá luận tốt nghiệp 403 (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w