Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tíndụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lạc thủy tỉnh hòa bình khoá luận tốt nghiệp 403 (Trang 31 - 38)

Muốn xem xét và biết được chất lượng tín dụng do ảnh hưởng từ nguyên nhân nào cần phải quan tâm biết đến các nhân tố ảnh hưởng xem nhân tố nào là ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng để tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Các nhân tố chủ yếu như sau:

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan

a) Môi trường kinh tế

Mọi thành phần kinh tế hoạt động trong môi trường kinh tế đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố vi mô, vĩ mô của môi trường kinh tế (các chính sách kinh tế, quy luật cung cầu, quy luật giá trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, các chủ trương chính sách của Nhà nước...)

Môi trường kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,

các chủ thể kinh tế, trong đó có cả ngân hàng. Môi trường kinh tế ổn định, phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh sẽ tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngược lại, trong tình hình kinh tế suy thoái, lạm phát cao, giá cả bất ổn định sẽ tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của toàn xã hội, do đó ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

b) Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất giữa các văn bản pháp lý là cơ sở cho việc chấp hành tốt pháp luật và nâng cao hiểu biết của người dân về luật pháp. Môi trường pháp lý hoàn thiện có tác dụng kích thích hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, ngược lại các văn bản pháp lý chồng chéo, không nhất quán, thủ tục hành chính phiền hà sẽ kìm hãm và gây tổn thất cho nền kinh tế.

Do đó, môi trường pháp lý ảnh hưởng tới hành vi của mọi chủ thể trong xã hội và nền kinh tế, vì vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng.

c) Môi trường xã hội

Điều kiện xã hội là liên quan đến dân sinh, kinh tế, con người. bao gồm các yếu tố như phong tục tập quán, thói quen, niềm tin, trình độ dân trí, trật tự an ninh xã hội, các chính sách phát triển kinh tế xã hội, mật độ dân số tại địa phương... Những yếu tố này ảnh hưởng đến ý thức, tư cách của con người, tính khả thi của

phương án vay vốn nói riêng và cả hoạt động kinh doanh của khách hàng nói chung do đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, điều kiện xã hội ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng.

d) Môi trường công nghệ

Việc đổi mới, sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp, hộ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu... Nhờ đó, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khách hàng làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tác động tích cực đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh đó, khoa học công nghệ phát triển cũng tạo điều kiện tích cực cho các NHTM chuyển dần từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số, tăng cường ứng dụng các công nghệ ngân hàng tiên tiến trong hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng, giúp các NHTM phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cũng như đem lại sự thuận tiện cho các khách hàng.

e) Môi trường tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là những khoản tín dụng đối với hộ sản xuất. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít bị thiên tai, hạn hán, lũ lụt sẽ tác động tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh: làm tăng

năng suất, tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiệt hại cả về người và của. Ngược lại, điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, thường xảy ra thiên

tai, địch họa, địa hình hiểm trở hay bị sạt lở, giao thông đi lại khó khăn, sẽ tác động xấu đến sản xuất kinh doanh của khách hàng và cả nền kinh tế. Khách hàng làm ăn thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.

1.2.4.2. Các nhân tố từ phía ngân hàng

dụng là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng, là người trực tiếp tiếp xúc, phân tích khách hàng, thẩm định phương án/dự án vay vốn, tính khả thi và khả năng đem lại lợi

nhuận của phương án/dự án vay vốn cũng như phòng tránh rủi ro cho ngân hàng. Chất lượng cán bộ tín dụng không chỉ thể hiện ở trình độ nghiệp vụ mà còn ở khả năng giao tiếp với các kiến thức tổng hợp về kinh tế xã hội, có trách nhiệm trong công việc và có tư tưởng đạo đức lành mạnh. Cán bộ tín dụng đủ năng lực, trình độ và đạo đức giúp ngân hàng trong việc phân tích, kiểm tra, giám sát, thẩm định khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh một cách chính xác, trung thực để khoản vay đảm bảo an toàn và hiệu quả.

b) Sự tuân thủ các nguyên tắc tín dụng

Việc chấp hành tốt nguyên tắc tín dụng là yếu tố rất quan trọng, vì nó giúp phòng ngừa rủi ro, là nền tảng cho một khoản vay tốt. Các nguyên tắc tín dụng này nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lợi của hoạt động tín dụng.

Những quy định này có tính chất bắt buộc và được cụ thể hoá bằng văn bản pháp lý hoặc các quy định của quy trình tín dụng. Do vậy, một khoản tín dụng có kết quả và hiệu quả cao, trước hết phải tuân thủ một cách tuyệt đối các nguyên tắc tín dụng. Nếu ngân hàng buông lỏng việc tuân thủ các nguyên tắc tín dụng thì có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng, làm giảm hiệu quả tín dụng.

c) Sự chấp hành quy trình tín dụng

Đối với NHTM, quy trình tín dụng đảm bảo việc thực hiện các hoạt động tín dụng theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả từ Hội sở chính đến các chi nhánh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác quản lý hoạt động tín dụng được an toàn, hiệu quả.

Nếu ngân hàng thực hiện theo đúng quy trình tín dụng cũng chính là giúp cho ngân hàng đánh giá đúng tình hình về khách hàng, từ đó ra quyết định cấp tín dụng hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng thực hiện cấp tín dụng không theo quy trình tín dụng (có thể chỉ thực hiện một số bước, bỏ qua một số bước) thì có thể gây ra cho ngân hàng những rủi ro trong hoạt động tín dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.

Như vậy, việc chấp hành các quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng, và là nền tảng, là thước đo để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng.

d) Cơ sở vật chất trang thiết bị ngân hàng

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Hiện tại, trong thời đại công nghệ 4.0, các NHTM đã thực hiện hiện đại hóa và kết nối các chi nhánh trong toàn hệ thống ngân hàng mình, nhờ đó thông tin khách hàng được quản lý tập trung, chính xác và luôn được cập nhật thường xuyên.

Ngân hàng không chỉ tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tín dụng mà còn phải phát triển đồng đều ở tất cả các hoạt động khác của ngân hàng vì cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, khoa học giúp cán bộ ngân hàng làm việc dễ dàng, thuận lợi hơn, phục vụ cho khách hàng tốt hơn. Ngoài ra các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến còn giúp ngân hàng tạo dựng niềm tin, tâm lý tin tưởng cho khách hàng đối với hoạt động của ngân hàng.

e) Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng là một hệ thống gồm các nguyên tắc cơ bản mà các NHTM đặt ra cho mình để chi phối việc mở rộng tín dụng, là yếu tố định hướng cho hoạt động của cán bộ tín dụng trong việc cho vay đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Hiện nay có rất nhiều NHTM cổ phần, do đó áp lực cạnh tranh vô cùng gay gắt. Các NHTM muốn mở rộng quy mô hoạt động, tăng trưởng doanh thu thì phải có những sản phẩm tín dụng linh hoạt, đa dạng với những chính sách tín dụng về sản phẩm và khách hàng phù hợp, linh động. Chính sách tín dụng được xem xét trong bối cảnh của chính sách kinh doanh chung, được phối hợp chặt chẽ, phù hợp với các chính sách khác của ngân hàng như chính sách về đầu tư, quản lý tài sản và nợ, marketing và nguồn nhân lực.

f) Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm những thông tin về tình hình tài chính, năng lực của khách hàng. Thông tin tín dụng có thể khai thác từ nhiều nguồn, như trực tiếp từ khách hàng, từ CIC, từ bạn hàng của khách hàng, từ chính quyền địa phương nơi khách hàng sinh sống hoặc kinh doanh,... Số lượng, chất lượng của thông tin thu thập được, có liên quan đến mức

độ chính xác trong phân tích tín dụng, thông tin càng đầy đủ, chính xác, toàn diện thì việc đánh giá khoản vay càng chính xác dẫn đến chất lượng khoản vay càng được nâng cao.

1.2.4.3. Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là một nhân tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín và thiện chí thì khả năng trả nợ cho ngân hàng cao, khoản vay được đảm bảo tính hoàn trả và có lãi. Ngược lại khách hàng làm ăn không hiệu quả, uy tín thấp, không có thiện chí trả nợ thì đem lại rủi ro và gây thiệt hại cho ngân hàng. Các nhân tố cơ bản thuộc về khách hàng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là:

a) Tư cách, năng lực pháp lý và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh

Những yếu tố về năng lực và tư cách này thể hiện cho thiện chí của khách hàng với ngân hàng, thể hiện tính trách nhiệm với công việc cũng như với khoản vay. Khách hàng có những yếu tố này tốt thì luôn đưa ra được hướng đi và phương thức hoạt động đúng đắn kinh doanh có hiệu quả, trả nợ ngân hàng đúng hạn, không chây ì, lừa đảo gây tổn thất cho ngân hàng. Đạo đức, uy tín của khách hàng ảnh hưởng đến độ xác thực trong thông tin cung cấp cho cán bộ thẩm định của ngân hàng, tác động tới tính chính xác trong hoạt động thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng.

b) Năng lực tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh

Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện khả năng tự chủ tài chính của khách hàng để đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư. Năng lực tài chính tốt là yếu tố đảm bảo an toàn đối với ngân hàng trong việc tin tưởng khách hàng thực hiện khả thi phương án kinh doanh/dự án đầu tư và hoàn trả gốc, lãi đầy đủ cho ngân hàng.

Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trôi chảy, thông suốt, ngành nghề kinh doanh phù hợp, sản phẩm có tính cạnh tranh, có thị phần trên thị trường là yếu tố quan trọng để quyết định cho khách hàng vay hay không. Một khách hàng có tình hình hoạt động kinh doanh ổn định, không trái pháp luật sẽ tạo được lợi

nhuận và phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, tức là ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

c) Phương án vay vốn

Phương án vay vốn có tính khả thi, phù hợp và trong khả năng thực hiện của khách hàng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của ngân hàng đối với khách hàng sẽ đem lại lợi nhuận không chỉ cho khách hàng mà cho cả ngân hàng. Phương án vay vốn đúng đắn kết hợp với việc sử dụng vốn vay đúng mục đích trong quá trình thực hiện phương án của khách hàng sẽ đem lại an toàn, chất lượng cho khoản tín dụng đúng theo đánh giá và phân tích ban đầu phương án vay vốn của khách hàng.

d) Biện pháp bảo đảm tiền vay

Biện pháp bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng phòng ngừa trường hợp xấu nhất là khách hàng không thể hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Khi khách hàng mất khả năng thanh toán đối với các khoản nợ của ngân hàng, hoặc không thực hiện cam kết tín dụng đối với ngân hàng, thì ngân hàng tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện phát mãi tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng để thu hồi nợ vay.

Biện pháp bảo đảm tiền vay ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro mất vốn cho ngân hàng còn có mục đích nâng cao tinh thần trách nhiệm của khách hàng đối với món vay và nghĩa vụ với ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ khóa luận, những nội dung đã được giải quyết trong chương I bao gồm:

Thứ nhất: Tập hợp các lý luận căn bản nhất về hoạt động tín dụng của NHTM, cụ thể là khái niệm tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng; vai trò của tín dụng ngân hàng đối với ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế; các hình thức tín dụng ngân hàng.

Thứ hai: Tập hợp các lý luận căn bản về chất lượng tín dụng của NHTM, cụ thể là khái niệm chất lượng tín dụng của NHTM; sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM; các chỉ tiêu định tính và định lượng đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM; các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng của NHTM.

Trên đây là những nội dung lý thuyết ở chương I của khóa luận và cũng là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình ở chương II.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẠC THỦY,

TỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lạc thủy tỉnh hòa bình khoá luận tốt nghiệp 403 (Trang 31 - 38)