Để luôn kiểm soát được nợ quá hạn, nợ xấu, cán bộ tín dụng và lãnh đạo phụ trách tín dụng phải thường xuyên nắm bắt địa bàn, phân tích khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ và tìm hiểu nguyên nhân. Một số giải pháp nhằm kiềm chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh đó là:
- Công tác thu nợ: Yêu cầu cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát địa bàn, đôn đốc thu lãi hàng tháng đều đặn, nắm bắt các thông tin về nguồn thu
nợ gốc
và lãi kịp thời. Giao chỉ tiêu thu nợ đến hạn cho từng cán bộ tín dụng, khuyến khích
khen thưởng, trao tặng danh hiệu thi đua, buộc các cán bộ tín dụng phải hoàn thành
chỉ tiêu được giao. Trong trường hợp cho vay qua tổ nhóm thì cần gắn trách nhiệm
của tổ trưởng tổ vay vốn vào công tác đôn đốc các tổ viên trả lãi và nợ gốc đúng
hạn. Cần có hướng xử lý kịp thời ngay từ khi nợ đến hạn như gia hạn nợ, thu nợ
dần, giảm nợ. tránh để đến khi phát sinh nợ xấu mới tiến hành xử lý.
- Công tác xử lý nợ: Hàng tuần, hàng tháng, ban giám đốc cùng trưởng phòng kế hoạch kinh doanh tiến hành phân tích từng khoản nợ có khả năng phát
phòng kế hoạch kinh doanh phải thường xuyên đôn đốc, lập kế hoạch thu hồi theo từng tháng, quý để từ đó giao khoán chỉ tiêu cụ thể đến từng cán bộ tín dụng.
Giao cho cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn sao kê toàn bộ nợ đã xử lý rủi ro, tính lãi chốt đến thời điểm nhất định và kẹp vào hồ sơ vay vốn (nhất là những món nợ đã xử lý rủi ro từ những năm trước đến nay dư nợ còn rất ít nhưng lãi thì nhiều).
Ban giám đốc, lãnh đạo phòng trực tiếp đến làm việc và nhờ Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã / thị trấn, chính quyền địa phương phối hợp trong công tác xử lý thu hồi nợ. Trước tiên, mời khách hàng lên Ủy ban nhân dân xã / thị trấn làm việc, đối chiếu và yêu cầu khách hàng cam kết hẹn ngày trả nợ, sau đó sẽ thực hiện các bước tiếp theo.
3.2.5. Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng
Chi nhánh phải đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát hoạt động tín dụng. Ban giám đốc chi nhánh xây dựng chương trình kiểm tra chi tiết, rõ ràng, lịch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, nội dung kiểm tra là toàn bộ hoạt động tín dụng của chi nhánh chứ không chỉ giới hạn trong các khoản vay nhất định. Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo 100% cán bộ nhân viên của chi nhánh tuân thủ theo đúng quy trình, quy chế nghiệp vụ, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả và theo đúng pháp luật.
- Trước khi cho vay, cán bộ kiểm soát khoản vay kiểm tra kỹ càng, rà soát toàn bộ hồ sơ vay vốn, kết quả thẩm định khách hàng, báo cáo đề xuất giải ngân
nhằm đảm bảo quyết định tín dụng là chính xác, khách quan, không xảy ra tiêu cực.
- Khi cho vay, cán bộ kiểm soát khoản vay cần kiểm soát, đối chiếu thật kỹ hợp đồng tín dụng / sổ vay vốn, hồ sơ chứng từ giải ngân nhằm đảm bảo khách
hàng nhận đúng đủ khoản vay.
- Sau khi cho vay, cán bộ kiểm soát phải thường xuyên kiểm tra tình hình trả nợ, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, khả năng tài chính, tình trạng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍNDỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA
BÌNH
3.3.1. Kiến nghị với NHNN Việt Nam
NHNN cần bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới cũng như Việt Nam để từ đó có những biện pháp chỉ đạo và điều hành kịp thời.
NHNN cần xử lý dứt điểm các ngân hàng kinh doanh yếu kém, hiệu quả thấp, tỷ lệ nợ xấu cao... để cơ cấu lại hệ thống các NHTM nhằm đảm bảo ổn định và an toàn cho toàn hệ thống. Phấn đấu để có thêm nhiều NHTM của nước ta lọt vào danh sách những ngân hàng uy tín và hiệu quả của khu vực và của quốc tế.
NHNN cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản chỉ đạo, điều hành của mình về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, hạn chế sự mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu liên kết giữa các quy định. Ngoài ra, NHNN cần ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về quy chế cho vay đối với các đối tượng riêng biệt, các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế để các NHTM tuân theo.
NHNN cần chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC, đảm bảo cơ sở dữ liệu của CIC liên tục được cập nhật kịp thời, chính xác, kết nối thông tin giữa CIC và các ngân hàng để các ngân hàng sử dụng chúng, đưa ra được các quyết định tín dụng đúng đắn nhất, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
NHNN cần tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM bằng việc thực hiện các công tác thanh tra tại chỗ hoặc từ xa để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Để thực hiện điều này, yêu cầu NHNN phải nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ thanh tra, giám sát. Mọi sai phạm trong hoạt động tín dụng phải được phát hiện và báo cáo kịp thời để có hướng xử lý phù hợp.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, NHNN cần đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, thực hiện chuyển đổi dần sang ngân hàng số, ngân hàng tự động, tăng cường ứng dụng các công nghệ ngân hàng tiên tiến trong hoạt động kinh doanh
nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng, giúp các NHTM phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
3.3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Việt Nam cần bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của NHNN Việt Nam, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới cũng như Việt Nam để từ đó có những biện pháp chỉ đạo và điều hành kịp thời.
NHNo&PTNT Việt Nam cần triển khai và hướng dẫn cụ thể các văn bản, quy định của NHNN Việt Nam, của NHNo&PTNT về hoạt động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng tới các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc một cách nhanh chóng, chính xác.
NHNo&PTNT Việt Nam cần nâng cao công tác tuyển dụng cán bộ nhân viên, lựa chọn những ứng viên đủ tiêu chuẩn, vừa giỏi kiến thức chuyên môn, lại có đạo đức nghề nghiệp tốt để vào công tác trong hệ thống. Bên cạnh đó, với các cán bộ nhân viên đang công tác trong hệ thống, NHNo&PTNT Việt Nam cần liên tục triển khai những chương trình tập huấn để bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng các nhiệm vụ của một ngân hàng hiện đại; tổ chức các cuộc thi đua phong trào để nâng cao tinh thần thi đua làm việc cho cán bộ nhân viên, đồng thời cũng là cơ sở khách quan để đánh giá chất lượng cán bộ nhân viên của ngân hàng.
Bên cạnh việc cho vay nông nghiệp, nông thôn là thế mạnh của mình, NHNo&PTNT cũng cần có thêm nhiều những chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút khách hàng, đẩy mạnh đầu tư vốn tín dụng vào các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ...
NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin để mở rộng các sản phẩm tín dụng, gia tăng tiện ích của sản phẩm cũng như giảm thiểu các công việc thủ công cho đội ngũ cán bộ ngân hàng, rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các NHTM khác trong nước. Đồng thời tiếp tục chuyển đổi dần sang ngân hàng số, ngân hàng tự động để bắt kịp với xu thế của thế giới, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh cho ngân hàng.
Cần nâng cao động lực làm việc của cán bộ nhân viên. Luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ nhân viên như đề nghị nâng lương, điều
chỉnh lương đúng thời gian, đủ tiêu chuẩn cho cán bộ nhân viên theo định kỳ, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, tham quan du lịch... Cơ chế khen thưởng, xử phạt, đánh giá phải rõ ràng, công minh, tránh tình trạng cào bằng. Những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, có nhiều ý tưởng sáng tạo, đổi mới giúp năng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ được khen thưởng, tăng lương, xem xét cho những vị trí cao hơn. Còn những cán bộ nhân viên làm sai quy trình, gây tổn thất cho ngân hàng, mất lòng tin của khách hàng sẽ phải bị khiển trách, kỷ luật, trừ lương thưởng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát cần được quan tâm chú trọng hơn nữa. Cần đẩy mạnh và tăng cường tổ chức thanh tra tại chỗ hoặc từ xa, định kỳ hoặc đột xuất, để phát hiện sớm và ngăn chặn, xử lý kịp thời những sai phạm, đảm bảo các cán bộ nhân viên chấp hành đúng các quy định, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng cho toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, hạn chế thấp nhất những rủi ro cho ngân hàng.
Cần giảm tải áp lực công việc cho cán bộ tín dụng bằng việc xây dựng bộ phận chuyên hỗ trợ tín dụng, giúp việc cho cán bộ tín dụng, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm tải các công tác thủ công cho cán bộ.
3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình
NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình cần bám sát các chủ trương, chính sách của các cấp Đảng và Chính quyền, của NHNN Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình để từ đó có những biện pháp chỉ đạo và điều hành kịp thời. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng và triển khai hướng dẫn cụ thể các văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên trước khi gửi xuống các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc để thực hiện, tránh việc sao chụp, diễn giải đơn thuần khiến cho các chi nhánh cấp huyện lúng túng, chậm chạp khi thực hiện, không đồng nhất trong việc triển khai vận dụng.
Tăng cường mối quan hệ, thường xuyên tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, quan tâm của các cấp chính quyền, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế của tỉnh Hòa Bình đối với hoạt động của ngân hàng, phát huy sức mạnh đoàn kết.
Tăng cường đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp để giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vương phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Đồng thời cũng cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để mở rộng đầu tư tín dụng, thu hút khách hàng ở các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình cần tập trung nâng cao nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng bởi hầu hết các rủi ro trong hoạt động tín dụng đều xuất phát từ con người. Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo, giao lưu học hỏi cho đội ngũ cán bộ tín dụng của các chi nhánh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cũng như đạo đức nghề nghiệp. Định kỳ tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào thi đua nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời dựa vào kết quả đó để đánh giá chất lượng của cán bộ nhân viên, xem xét lương thưởng, sắp xếp vị trí công việc phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm hơn tới đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên bằng cách thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch, khám sức khỏe định kỳ. tạo động lực cho cán bộ nhân viên, nâng cao tinh thần hăng say làm việc.
Công tác kiểm tra, kiểm soát cần được NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình quan tâm chú trọng hơn nữa. Cần đẩy mạnh và tăng cường công tác thanh tra các chi nhánh trực thuộc tại chỗ hoặc từ xa, định kỳ hoặc đột xuất, để phát hiện sớm và ngăn chặn, xử lý kịp thời những sai phạm, đảm bảo các cán bộ nhân viên chấp hành đúng các quy định, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng của hệ thống NHNo&PTNT tỉnh, hạn chế thấp nhất những rủi ro cho ngân hàng.
Cần phải tăng cường công tác quảng bá hình ảnh của NHNo&PTNT cũng như các sản phẩm, dịch vụ, các chương trình khuyến mãi của ngân hàng bằng việc chủ động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như báo đài địa phương, in các tờ rơi áp phích, mạng xã hội., qua các buổi họp thôn xóm, tổ hội, các buổi gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm sản xuất., qua các công tác thiện nguyện vì cộng đồng. Ngoài ra, NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình cần áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để đem lại sự tiện lợi cho khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG III
Với mục tiêu trình bày các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy, chương III của khóa luận đã trình bày các vấn đề sau:
Thứ nhất, định hướng phát triển cũng như một số mục tiêu chủ yếu của chi nhánh trong năm 2020.
Thứ hai, dựa vào những thuận lợi, khó khăn trong công tác tín dụng của chi nhánh thời gian qua cũng như định hướng phát triển, mục tiêu kinh doanh của chi nhánh trong năm 2020, khóa luận đã trình bày những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy.
Thứ ba, một số kiến nghị gửi tới NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT nói chung cũng như NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình nói riêng nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động truyền thống của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Song, hoạt động tín dụng đem lại rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Trước sự cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các NHTM, mỗi NHTM muốn khẳng định vị thế của mình đều phải đảm bảo hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng tăng trưởng an toàn, hiệu quả và bền vững. Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ là mong muốn của riêng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình mà còn là mong muốn của tất cả các NHTM Việt Nam, cũng như của Đảng và Nhà nước ta.
Để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, khóa luận đã đề cập đến các nội dung chính sau:
1. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng
tới chất
lượng tín dụng ngân hàng.
2. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình qua các chỉ tiêu định tính cũng như các chỉ tiêu
định lượng. Bên cạnh những thành tích tốt cần tiếp tục phát huy thì hoạt động tín
dụng của chi nhánh vẫn còn những mặt hạn chế và khóa luận đã lý giải
nguyên nhân
của các hạn chế đó.
3. Trên cơ sở những thành tích, hạn chế cũng như nguyên nhân của các hạn chế đã được nêu ra, kết hợp với định hướng phát triển, mục tiêu kinh doanh của
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, khóa luận đã đưa
ra các
giải pháp giúp cho chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Bên
cạnh đó,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.