Nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 369 (Trang 70 - 74)

9. Kết cấu của đề tài

2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại

a. Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, khả năng cạnh tranh của Agribank trong cung ứng sản phẩm dịch vụ còn hạn chế. Do Agribank chưa xây dựng, thiết kế để kết nối các sản phẩm, thiếu sự

liên kết giữa các sản phẩm dịch vụ TTTM - TTQT - KDNH, khiến cho KH không có nhiều lựa chọn và ưu đãi khi sử dụng hình thức nhờ thu tại Agribank. Sản phẩm TTQT nhờ thu thường gắn kết chặt chẽ với hoạt động cấp tín dụng, mà các sản phẩm tín dụng của Agribank lại chưa đa dạng, khi triển khai còn gặp một số vướng mắc và bất cập.

- Thứ hai, Agribank chưa thật sự chú trọng vào nhờ thu do sản phẩm này chiếm tỷ trọng khá thấp trong các phương thức TTQT, vì vậy chưa có các hành động cụ thể để nâng cao chất lượng, mở rộng và gia tăng thị phần nhờ thu.

- Thứ ba, Agribank chưa có chính sách khách hàng cho từng phân khúc khách hàng cụ thể, cũng chưa có chiến lược để tiếp cận và phát triển khối khách hàng FDI do các doanh nghiệp này chủ yếu được công ty mẹ ở nước ngoài chỉ định sử dụng dịch vụ tại một ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Do đó, chưa tạo được cơ chế cho chi nhánh triển khai, thực hiện các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, thu hút khách hàng.

- Thứ tư, năng lực cán bộ TTQT chưa đáp ứng được yêu cầu, một số cán bộ phải thực hiện kiêm nhiều nhiệm vụ khác nhau mà không có sự chuyên môn hóa. Công tác đào tạo tập huấn cán bộ TTQT còn hạn chế về thời lượng và số lượng. Ở một số chi nhánh, bộ phận TTQT được sáp nhập vào phòng nghiệp vụ khác làm giảm tính chuyên nghiệp, dẫn đến giao dịch bị xử lý rườm rà, không đáp ứng được nhu cầu của KH.

- Thứ năm, mô hình TTQT tại Agribank hiện nay là mô hình phân tán nên không tập trung được các chuyên gia giỏi, lãng phí nguồn lực, thời gian xử lý giao dịch chậm, phát sinh nhiều rủi ro do khó khăn trong công tác quản lý.

- Thứ sáu, công tác tiếp thị, bán chéo sản phẩm còn yếu, chương trình quảng cáo các dịch vụ TTQT chưa được đầu tư, chính sách tiếp thị khách hàng chưa tổng thể và đồng bộ với các nghiệp vụ khác.

- Thứ bảy, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá trực tiếp hoạt động TTQT chưa được thực hiện nhiều, chưa thực hiện một cách đồng bộ trên toàn hệ thống mà mới chỉ tập trung vào một số khu vực như Hà Nội, Sài Gòn.

b. Nguyên nhân khách quan

- Tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động. Nền kinh tế và chính trị thế giới thường xuyên có nhiều biến động, tác động đến các dịch vụ của ngân

hàng, đặc biệt là dịch vụ TTQT. Kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2016 - 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn yếu tố khó lường. Thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự báo do những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến phức tạp. Lạm phát toàn cầu năm 2018 có xu hướng tăng cao do giá năng lượng, đặc biệt là giá dầu bình quân tăng mạnh tác động đến sản xuất, XNK của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Ngoài những ảnh hưởng bất lợi từ kinh tế, những thay đổi và bất đồng trong chính trị giữa các quốc gia lớn như tiến trình Brexit của Anh, căng thẳng quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên,... cũng gián tiếp kìm chế sự phát triển của hoạt động TTQT.

Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tích cực, nền kinh tế nước ta cũng đối mặt tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tác động đến giá lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp. Điều này làm gây nên khó khăn cho việc phát triển, nâng cao công nghệ, kỹ thuật, phần mềm. TTQT là lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào việc áp dụng khoa học công nghệ, việc công nghệ chưa đủ phát triển để bắt kịp cũng là yếu tố kìm hãm hoạt động này.

- Các chính sách thương mại do Chính phủ ban hành chưa ổn định, chưa có các biện pháp hiệu quả để đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp XNK. Các chính sách chưa có sự đồng bộ, các mặt hàng được phép XNK thường có sự thay đổi, các văn bản từ khi được ban hành đến khi có hiệu lực chỉ trong thời gian ngắn, đẩy doanh nghiệp vào thế bị động, không kịp chuẩn bị chiến lược và mô hình kinh doanh cụ thể. Các thủ tục hành chính trong quản lý XNK rườm rà, phức tạp, chưa hiệu quả, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh và cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ TTQT.

- Sự cạnh tranh trên thị trường giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Đặc biệt là sự ra đời của các NHTM cổ phần với chất lượng dịch vụ tốt, hướng đến nâng cao trải nghiệm khách hàng đã làm cho các ngân hàng truyền thống gặp nhiều khó khăn với việc duy trì khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Trên thị trường tài chính hiện nay, Vietcombank và ACB là 2 ngân hàng có thế mạnh về TTQT nói chung và nhờ thu nói riêng, sản phẩm TTQT của họ khá đa dạng, chuyên nghiệp, đáp ứng một cách tối đa nhu cầu khách hàng. Do vậy, Agribank tương đối khó tiếp cận và cung ứng sản phẩm cho các khách hàng mới có nhu cầu về nhờ thu.

- Trình độ và kinh nghiệm của các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam còn hạn chế.

Do chúng ta vẫn còn là một nước “non trẻ” trong hoạt động TMQT, các doanh nghiệp chưa nắm vững nguồn luật điều chỉnh cũng như các thông lệ và tập quán quốc tế, khi ký hợp đồng thường để lộ các sơ hở, dễ chấp nhận những điều khoản bất lợi cho mình, không phát hiện ra hoặc đánh giá thấp những chi tiết nhỏ nên khi có tranh chấp về hợp đồng thường chịu lép vế hơn so với các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, sự bất cân xứng thông tin giữa các doanh nghiệp nội và đối tác của họ do yếu kém trong việc khai thác dữ liệu, hay là việc chưa tạo được thói quen về việc tuân thủ tuyệt đối vào hợp đồng cũng dễ dẫn đến các rủi ro trong kinh doanh cho doanh nghiệp XNK ở Việt Nam.

- Thị trường ngoại tệ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập. Điều này khiến cho các NHNN gặp khó khăn trong việc hoạch định chính sách tỷ giá để bắt kịp thị trường, khiến cho việc điều chỉnh tỷ giá thường có độ trễ. Các NHTM cũng gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh thu mua ngoại tệ do tồn tại sự chênh lệch giữa hai tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức. Điều này dẫn tới tình trạng nguồn cung cấp ngoại tệ bị giảm thiểu từ việc ngoại tệ không tập trung được vào hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng tới các nhu cầu thương mại của người dân. Mức dự trữ ngoại hối Việt Nam nắm giữ còn tương đối hạn chế, vì vậy khi tình trạng nhu cầu thanh toán ngoại tệ tăng mạnh hay tỷ giá biến động xảy ra, các NHTM không có đủ ngoại tệ để thực hiện nghĩa vụ của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của khóa luận bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Giới thiệu tổng quát về NHNo&PTNT Việt Nam.

- Phân tích thực trạng chất lượng hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu tại ngân hàng Agribank giai đoạn 2016-2018

- Đánh giá thực trạng hoạt động nhờ thu của Agribank qua kết quả đạt được, tồn tại và tìm ra các nguyên nhân của tồn tại.

Đây là sẽ là cơ sở cho định hướng phát triển và giải pháp cũng như kiến nghị đề xuất cho phương thức nhờ thu tại Agribank được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 369 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w