Rủi ro ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính khóa luận tốt nghiệp 146 (Trang 73 - 76)

2.2.3.1 Rủi ro thanh khoản

Bảng 2.17: Mức chênh lệch thanh khoản ròng của BIDV

________________Chỉ tiêu_______________ Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019

Quá hạn______________________________ 19.716 19.132,5 25.197,5

Không chịu lãi_________________________ 25.681 44.184,5 110.80

8 Dưới 1 tháng__________________________ (42.011) (77.081,5) (104.23 4) Từ 1 - 3 tháng_________________________ 47.185 147.556,5 117.415,5 Từ 3 - 6 tháng_________________________ 42.479,5 29.140 50.66 6 Từ 6 - 12 tháng________________________ (114.040) (164.305) (183.05 9) Từ 1 - 5 năm__________________________ 38.862,5 26.405,5 15.21 3 Trên 5 năm___________________________ 53.165,5 51.048 67.99 9

Chênh lệch nhạy cảm với lãi suất ròng (DR) 71.038 76.081 100.006

Tổng tài sản(A)________________________ 1.202.284 1.312.866 1.489.957

DR/A________________________________ 5,91% 5,79% 6,71

%

Nguồn: Thuyết minh Báo cáo tài chính BIDV

Cân đối nguồn vốn khi nợ xấu đang nhích lên là vấn đề không phải chỉ riêng BIDV gặp phải mà các ngân hàng TM khác cũng phải đau đầu bởi cho vay trung - dài hạn chiếm tỷ lệ lớn, mà nguồn vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn. Từ bảng suy ra, tổng chênh lệch thanh khoản ròng dương và tăng nhanh và mạnh hơn trong giai đoạn 2018 - 2019 lên tới 100.006 tỷ tăng xấp xỉ 31,46%.

BIDV thiếu hụt thanh khoản ở các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng và dư thừa thanh khoản đối với các kì hạn dài. Các kỳ hạn thiếu hụt chủ yếu là dưới 1 tháng và từ 3 đến 12 tháng có mức chênh lệch ròng tăng dần qua các năm. Riêng kỳ hạn từ trên 1 - 3 tháng có sự tăng giảm bất thường do trong năm 2018 lượng tiền gửi tại các TCTD khác giảm bất ngờ mà lượng tiền gửi của KBNN trị giá 51.000 tỷ gửi vào BIDV chủ yêu lại gửi ở kỳ hạn này.

Tổng chênh lệch kỳ hạn từ 1 năm đên 5 năm có xu hướng giảm dần trái ngược với xu hướng kỳ hạn trên 5 năm đang tăng dần vì BIDV đang chuyển hướng giảm phát hành các giấy tờ có giá kỳ hạn 1 - 5 năm, tăng cường phát hành các giấy tờ có giá kì hạn dài (chủ yêu là trái phiêu kỳ hạn 6 - 15 năm trong đó 45,7% là trái phiêu kỳ hạn 6 năm nhưng có kèm theo cam kêt mua lại sau 1 năm lưu hành - số liệu năm 2019). Điều này giúp BIDV huy động vốn kỳ hạn dài đáp ứng quy định về giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn hay cải thiện hệ số CAR cho lộ trình đáp ứng chuẩn Basel II và mở rộng thị trường.

2.2.3.2 Rủi ro lãi suất

Bảng 2.18: Mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất ròng tại BIDV

Nguồn: Thuyết minh Báo cáo tài chính của BIDV

Nhìn bảng ta thấy, tổng mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất ròng tăng đều trong giai đoạn năm 2017 - 2018 và tăng mạnh thời gian 2018 - 2019. Trong đó, DR tăng nhanh nhất thuộc về kì hạn từ 1 - 3 tháng, giảm sâu nhất thuộc về mức chênh lệch ròng kỳ hạn 1 - 5 năm. Do tốc độ tăng của tổng tài sản năm 2018 lớn hơn tốc độ tăng của DR nên tỷ lệ DR/A giảm nhẹ 0,12% so với năm 2017. Sang

năm 2019, mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất ròng là 100.006 tỷ tăng 31,45% so với năm 2018. Phần lớn tăng đến từ chênh lệch nhạy cảm không chịu rủi ro lãi suất do định giá lại tiền gửi tại NHNN. BIDV kỳ vọng lãi suất ngắn hạn trong tương lai sẽ giảm và lãi suất cho vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính khóa luận tốt nghiệp 146 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w