Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính khóa luận tốt nghiệp 146 (Trang 84 - 88)

3.2.1.1 Phát triển nguồn vốn

Nguồn vốn của một ngân hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Trong trường hợp không tăng được vốn, BIDV sẽ phải hạn chế, thậm chí có phải ngừng cấp tín dụng vì hệ số CAR <9%.

a. Gia tăng vốn tự có

Để gia tăng tổng nguồn vốn, biện pháp thường được sử dụng là nâng cao vốn tự có. Đây là cơ sở cung cấp năng lực tài chính điều tiết sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng, quyết định quy mô hoạt động của NHTM và là cấu phần để xác định tỷ lệ an toàn vốn. Trong giai đoạn 2020 - 2023 tới, BIDV sẽ tiếp tục phụ thuộc vào phát hành vốn cấp 2 và có thể sẽ phải thực hiện phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên, nhất định phải tìm hiểu kỹ thị trường, tránh việc phát hành ồ ạt dẫn đến tình trạng cổ phiếu bị thiếu thanh khoản, chi phí phát hành cao cũng như cân nhắc kỹ thời điểm và số lượng phát hành để tránh pha loãng quyền sở hữu của cổ đông hiện có.

Bên cạnh đó, tăng lợi nhuận để lại cũng bổ sung vốn an toàn và hiệu quả bởi không bị phụ thuộc vào thị trường vốn, không tốn chi phí vốn nhưng cần chú ý tỷ lệ giữ lại vì ảnh hưởng tới tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông.

b. Nâng cao hiệu quả huy động vốn

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Các sản phẩm mới phải được BIDV nghiên cứu kĩ càng để đón đầu xu hướng, tạo được điểm khác biệt. Qui trình đơn giản, nhiều tiện ích đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hơn so với những ngân hàng khác sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho BIDV. Ngân hàng cũng phải tiếp tục áp dụng công nghệ ngân hàng số để cách tân những sản phẩm hiện thời, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm mới hàm lượng công nghệ cao, dịch vụ chăm sóc chu đáo đi kèm các chương trình khuyến mãi dành riêng cho từng nhóm khách hàng mục tiêu.

Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt

Vì lãi suất là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới lượng vốn huy động được. Cho nên chính sách lãi suất hấp dẫn được đảm bảo an toàn, không bị ảnh hưởng tiều cực bởi lạm phát cũng như các yếu tố bất ngờ tác động là sự lựa chọn hàng đầu của những khách hàng thông thái. Nắm bắt được tâm lý khách hàng, BIDV sẽ luôn phải tính toán xây dựng nên khung lãi suất cạnh tranh.

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng tài sản

a. Nâng cao chất lượng cho vay

Thứ nhất, chiến lược quản lý nợ xấu cần được hoàn thiện phù hợp với tình hình ngân hàng: đánh giá và xếp nợ theo đúng nhóm đặc thù, thường xuyên theo dõi khoản nợ và thu hồi nhanh chóng khi nhận thấy dấu hiệu rủi ro, giao chỉ tiêu kế hoạch xử lý nợ cho từng khu vực, chi nhánh.

Thứ hai, xây dựng chiến lược khách hàng: lựa chọn những khách hàng kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sản xuất - kinh doanh khả thi, làm ăn có uy tín và sẵn lòng trả nợ ngân hàng.

Thứ ba, thắt chặt và thực hiện đúng qui trình tín dụng: Ngân hàng cần kiểm tra trước khi vay từ thẩm định, tái thẩm định tín dụng cẩn trọng chính xác dựa trên thang điểm xếp hạng tín dụng theo chuẩn Basel II. Tiếp đó khởi xuất cho vay phải định giá đúng năng lực tài chính, tài sản đảm bảo để chắn chắn khả năng trả nợ của khách. Sau khi giải ngân, công tác tăng cường theo dõi, giám sát, kiểm tra dòng tiền theo đúng mục đích mà khách hàng đã đăng ký và thu hồi nợ theo đúng thời gian trên hợp đồng.

Thứ tư, xử lí hiệu quả nợ có vấn đề: phát mại tài sản bảo đảm, rao bán nợ để thu hồi nợ xấu phải được thực hiện rõ ràng minh bạch dưới giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lí nhà nước. Việc trích lập DPRRTD bù đắp nợ xấu đã đang và sẽ là phương pháp hữu hiệu mà BIDV làm bởi sự nhanh chóng bù đắp tổn thất và giảm thuế TNDN.

Thứ năm, nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng: phát triển đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và phân tách rõ ràng trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro; tránh xung đột lợi ích.

b. Cơ cấu lại danh mục đầu tư

Cấu trúc lại các khoản đầu tư mà BIDV có tỷ lệ sở hữu lớn và/hoặc chi phối nằm mục tiêu bảo toàn vốn và triển khai thoái vốn các khoản đầu tư không hiệu quả để tuân thủ các quy định trong hoạt động đầu tư. BIDV tiếp tục thực hiện rà soát hoạt động đối với các Văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động chưa hiệu quả và văn phòng đại diện tại các thị trường không có định hướng/điều kiện mở rộng hoạt động.

3.2.2.3.Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sinh lời

a. Tăng thu nhập lãi thuần

Bằng biện pháp giữ chân khách hàng trung thành cùng với tiếp thị để có thêm khách hàng mới, lượng người sử dụng tăng lên giúp bán chéo sản phẩm tốt hơn là tiền đề cho tăng trưởng thu nhập lãi.

Chính sách lãi suất huy động và cho vay hợp lý cũng sẽ giúp giảm chi phí lãi, tăng thu nhập lãi làm tăng thu nhập lãi thuần. BIDV nên có chính sách lãi suất cạnh tranh theo kịp với lãi suất thị trường và ngoài ra, kèm theo nhưng chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng: liên tục cung cấp các loại sản phẩm có tính linh hoạt hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, áp dụng các mức lãi suất phụ trội đối với từng phân khúc khách hàng gửi tiền, cho vay theo lãi suất bậc thang hoặc doanh số để khuyến khích các khoản vay giá trị lớn.

b. Phát triển hoạt động phi tín dụng

Để NNIM tăng thì BIDV cần phải có hạ tầng kỹ thuật công nghệ ở mức tương thích để mở rộng các hoạt động dịch vụ hiện đại (hệ thống ATM, POS, các dịch vụ ngân hàng số, thanh toán, bảo lãnh, đại lý bảo hiểm và dịch vụ tư vấn,..), nâng cao năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực vì nhiều loại hình dịch vụ chủ yếu dựa trên cơ sở chất lượng nguồn nhân lực của các NHTM như các dịch vụ về môi giới hay tư vấn.

c. Tiết kiệm chi phí

Tuân thủ nghiêm qui trình tín dụng để giảm thiểu các khoản nợ xấu, nợ quá hạn tránh phải trích lập DPRRTD quá nhiều. Mỗi bộ hồ sơ vay vốn phải đầy đủ

theo đúng yêu cầu theo quy định; phỏng vấn khách hàng chi tiết; đánh giá năng lực tài chính, hiệu quả dự án chính xác theo đúng điều kiện được cho vay; giải ngân kiểm tra kĩ thời gian, hóa đon chứng từ; giám sát mục đích sử dụng vốn; phân định rõ trách nhiệm; không lạm dụng chức quyền...

Triển khai co chế tiền lưong mới gắn thu nhập với hiệu quả mang lại của từng cá nhân nâng cao năng suất lao động.

Thường xuyên rà soát tình hình sử dụng tài sản, thực hiện tiết kiệm nội bộ; chống lãng phí trong đầu tư xây dựng và các công trình phúc lợi công cộng; quản lý điều chuyển, thanh lý tài sản kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

3.1.2.4 Nhóm giải pháp quản trị rủi ro

a. Rủi ro thanh khoản

BIDV phải luôn bám sát các diễn biến của thị trường, nhu cầu thanh toán của khách hàng và dự kiến các tình huống bất lợi để chuẩn bị sẵn các kịch bản điều hành cân đối vốn phù hợp. Bên cạnh việc bảo đảm các tỷ lệ an toàn thanh khoản theo quy định của NHNN, ngân hàng còn phải xây dựng các chỉ tiêu quản lý rủi ro thanh khoản nội bộ, các chỉ tiêu cảnh báo sớm, mô hình hành vi khách hàng... Kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản cần được thực hiện định kỳ nhằm xác định khả năng chống đỡ của ngân hàng trước các điều kiện căng thẳng thanh khoản, từ đó có các biện pháp dự phòng ứng phó phù hợp.

b. Rủi ro lãi suất

Hạn mức được BIDV thiết lập phải phù hợp với phưong pháp đo lường rủi ro lãi suất và khả năng chấp nhận rủi ro, chiến lược của HĐQT và phải được đánh giá lại hàng kỳ bởi HĐQT. Cụ thể, BIDV cần điều chỉnh chênh lệch kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ thông qua phát hành GTCG. Bên cạnh việc sử dụng công cụ đầu tư tài chính, ngân hàng cũng cần phải chủ động xây dựng các biện pháp nhằm điều chỉnh cả bên Nợ. Ngoài ra, khi lập kế hoạch tài chính, cần phải dựa vào cả dự báo về biến động của lãi suất thị trường để xây dựng BCĐKT kế hoạch đảm bảo cấu trúc kỳ hạn hợp lý, hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính khóa luận tốt nghiệp 146 (Trang 84 - 88)