Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính khóa luận tốt nghiệp 146 (Trang 78)

2.3.2.1 Hạn chế

❖về nguồn vốn:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR giảm dù BIDV đã thực hiện rất nhiều các biện pháp khác nhau để tăng vốn tự có (bán vốn cho đối tác Hàn Quốc, phát hành trái phiếu kì hạn dài,...). Nhưng do nợ xấu quá nhiều trong hệ thống khiến hệ số CAR giảm xuống dưới chuẩn 9% vào năm 2019 không đáp ứng được qui định của NHNN và thấp hơn so với các ngân hàng khác cùng quy mô. Xu thế giảm này khiến áp lực tăng vốn đè nặng thời gian tới có thể khiến BIDV gặp rủi ro khác như pha loãng giá cổ phiếu.

❖Về chất lượng tài sản

Vấn đề nợ xấu của BIDV nghiêm trọng và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn trong việc xử lý và cải thiện rủi ro tín dụng bởi hiện nay lượng nợ xấu mà ngân hàng sở hữu là lớn nhất toàn ngành với nhóm nợ 5 nguy hiểm nhất chiếm hơn phân nửa. Nguồn vốn bị thất thoát mà chi phí trả lãi ngày càng tăng khiến lợi nhuận bị giảm sút. Uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của khách hàng đối với BIDV bị suy giảm, dẫn đến giảm khả năng huy động vốn, tăng rủi ro thanh khoản.

Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu cao chót vót bởi vì BIDV không những phải giải quyết nợ xấu phát sinh mới mà còn cả những khoản nợ xấu tồn đọng từ những năm trước. Lý giải cho hiện tượng nợ nhóm 5 tăng đột biến vì các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4 chuyển lên hạng 5.

❖Hiệu quả kinh doanh

Mặc dù chênh lệch thu chi cao nhất toàn ngành nhưng vì chi phí DPRRTD đã ăn mòn mất gần 69% lợi nhuận thuần của BIDV. Dự phòng rủi ro tăng nhằm bù đắp cho lượng nợ xấu tăng chóng mặt và nợ trái phiếu VAMC. Các loại chi phí vẫn tăng cao biểu hiện công tác quản lí chi phí vẫn chưa đạt được hiệu quả dù nhận được nhiều quan tâm từ phía ngân hàng.

Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời đều có xu hướng giảm: ROA, ROE giảm do hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với quy mô. NIM cũng giảm do thu

lãi đến từ khoản mục tiền gửi TCTD khác giảm làm giảm tốc độ tăng của tổng thu nhập. Đồng thời, chi phí phát hành trái phiếu bổ sung vốn cấp 2 và duy trì lãi suất đầu vào cạnh tranh với các ngân hàng khác làm tăng tổng chi phí.

❖ Quản trị rủi ro:

Rủi ro lãi suất ngày càng tăng nên cần chú ý quan tâm nhiều hon khoản mục này. BIDV đã tập trung tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn, khiến rủi ro thanh khoản của ngân hàng xảy ra. Bởi những khoản vay trung và dài hạn thường có thời gian dài, sẽ xuất phát rủi ro chênh lệch giữa kỳ hạn tiền gửi và cho vay.

2.3.2.2 Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hành lang pháp lý có nhiều thay đổi

NHNN ban hành các quy định thông tư mới khiến BIDV phải có những giải pháp phù hợp để đáp ứng yêu cầu: co cấu lại tài sản, giảm tăng trưởng tín dụng, đẩy mạnh phát triển bền vững... Bên cạnh những bộ luật đó thì CSTT cũng ảnh hưởng rất lớn tới HĐKD của ngân hàng. Việc kết hợp chưa hợp lý giữa CSTT và CSTK của Nhà nước, thời gian này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh của ngân hàng.

Thứ hai, môi trường kinh tế bất ổn

Kinh tế thế giới biến động phức tạp, căng thẳng thưong mại Mỹ - Trung làm thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu diễn biến tiêu cực. Tuy nhiên, bất ổn kinh tế thế giới lại đang mở ra co hội cho Việt Nam được cọ xát, tiếp xúc với lượng vốn FDI dồi dào. Trong thời gian này, các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía ngân hàng nước ngoài, áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao,...

Thứ ba, nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh

Vài năm trở lại đây, ở Việt Nam, làn sóng phát triển của các công ty công nghệ tài chính Fintech, hàng loạt ví điện tử như MoMo, Payoo, ZaloPay,.. cung cấp dịch vụ thanh toán, tiền gửi, cho vay nhanh chóng, thuận tiện, khiến các NHTM như BIDV mất đi lượng khách hàng không nhỏ.

Thứ tư, ứng dụng khoa học công nghệ còn lạc hậu

Hiện nay BIDV mới tiến hành số hóa một phần, vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, tốn thời gian. Ví dụ, hệ thống Core - Banking của BIDV chủ yếu để giải quyết các nghiệp vụ và giao dịch bình thường, vẫn chưa mua được hết các tính năng của Core - Banking hiện đại. Core - Banking đòi hỏi đồng bộ cả về mạng, bảo mật và các ứng dụng khác, nhưng hiện nay mới chỉ đồng bộ từng phần, mà chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị tập trung. BIDV cũng đang phải đối mặt với hàng loạt các lỗ hổng về mặt công nghệ và trở thành các đối tượng tấn công của các hacker trong và ngoài nước

b. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế

Dù BIDV đã có nhiều nỗ lực nhằm nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại, nâng cấp và cải thiện sản phẩm hiện thời. Tuy vậy tính năng nhiều dòng sản phẩm còn rời rạc, chưa liên kết với nhau để trở thành một hệ sinh thái số. Ví dụ như ứng dụng chuyển tiền BUNO ngừng cung cấp dịch vụ từ ngày 1/3/2019 do trùng lặp tiện ích với BIDV SmartBanking.

Thứ hai, BIDVthắt chặt hoạt động cho vay

BIDV chủ động thắt chặt hoạt động cho vay nhằm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp theo yêu cầu của NHNN. Các điều kiện cho vay được ngân hàng thắt chặt nhằm kiểm soát chất lượng, giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng nhưng lại khiến BIDV không tận dụng được tối đa nguồn vốn, ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị lợi nhuận. Những vụ án đặc biệt gây tổn thất cho ngân hàng hàng nghìn tỷ đồng từ những con nợ Phạm Công Danh, công ty Bình Hà,... cũng khiến nợ xấu của BIDV tăng vọt. Đây cũng là lý do mặc dù BIDV đã có những chính sách giảm lãi suất cho vay tuy nhiên một lượng lớn khách hàng vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.

Thứ ba, năng lực quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế

Những mục tiêu, định hướng quản trị rủi ro được ban quản trị, ban điều hành quy định triển khai xuống cấp dưới chưa hiệu quả. Cụ thể, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, lãi suất chưa được quan tâm đúng mức. Những vụ án hình sự BIDV

vướng phải đã phản ánh những lỗ hổng trong hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng. Với quy mô rất lớn của mình, BIDV chưa chú trọng vào các khâu quản trị rủi ro, kiểm soát hiện tượng các cán bộ tha hóa về đạo đức lợi dụng kẽ hở trong hệ thống quản trị để mưu lợi cá nhân.

Thứ tư, trình độ, chuyên môn cán bộ còn nhiều yếu kém.

Phân tích BCTC đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức rộng, khả năng phân tích chuyên sâu, nhạy bén với thị trường. Tại BIDV, năng lực chuyên môn của nhân viên chưa được kiểm tra, sát hạch thường xuyên, đặc biệt là hiểu biết về tiếng anh và tin học. Tình trạng “chảy máu chất xám” sang các công ty, doanh nghiệp, ngân hàng nước ngoài diễn ra phổ biến.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phân tích từ chi tiết tới toàn diện thực trạng hiệu quả HĐKD của NHTMCP BIDV dựa trên thông tin thu thập từ các BCTC, và đưa ra những đánh giá về kết quả kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019. BIDV tiếp tục thể hiện là một trong những ngân hàng đầu ngành, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn còn tồn tại hạn chế làm suy giảm hiệu quả hoạt động.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM THÔNG QUA PHÂN TÍCH BCTC 3.1 Định hướng hoạt động của BIDV năm 2020

Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19; trong đó hoạt động ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, trên tinh thần quán triệt định hướng, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, NHNN, với phương châm hành động “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả - Bứt phá”, BIDV quyết tâm, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

BIDV xác định rõ năm 2020 có ý nghĩa vô cùng quan trọng: năm hoàn thành Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết 42 của Quốc hội và Quyết định số 1058/QĐ-TTg, năm đầu thực hiện chiến lược phát triển đến 2025 và tầm nhìn đến 2030,.. toàn hệ thống BIDV triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, biện pháp thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, gia tăng chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh doanh; tạo điều kiện và phục vụ tốt mọi nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế.

* Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh

Tập trung điều hành hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn - chất lượng - hiệu quả. Xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn của BIDV và bám sát kế hoạch chiến lược đã được ĐHĐCĐ, HĐQT BIDV thông qua, đem lại lợi ích cao nhất cho cổ đông và người lao động ở các mục như:

Huy động vốn: phù hợp với sử dụng vốn (dự kiến tăng trưởng khoảng 9%)

BIDV hướng tới mục tiêu gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn nhằm tiết giảm chi phí đầu vào, đồng thời tập trung khai thác khách hàng cá nhân, SME và nền khách hàng hiện hữu. Ngân hàng sẽ nỗ lực thực hiện phương án tăng vốn từ nguồn chi trả cổ tức bằng cổ phiếu; tiếp tục xúc tiến tăng vốn từ phát hành cổ phiếu cho Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tài chính mới; đồng thời triển khai các biện pháp tăng vốn khác như phát hành trái phiếu dài hạn để cân đối vốn. Bên cạnh đó,

các biện pháp nâng cao năng lực tài chính cần được triển khai mạnh mẽ giúp đảm bảo tỷ lệ an toàn đúng quy định Basel II

Dư nợ tín dụng: Tăng trưởng theo giới hạn được NHNNgiao là 9%

Phát triển tín dụng theo hướng hiệu quả, bền vững đi đôi với kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn an toàn hiệu quả (tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 1,7%). Thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, triển khai hiệu quả thiết thực chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đồng thời tập trung vốn vay cho các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Hơn nữa, tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và khách hàng lớn.

Lợi nhuận trước thuế toàn ngân hàng đạt 12.500 tỷ (trong điều kiện dịch viêm phổi cấp N - covid 19 sớm được kiểm soát)

Đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ, nỗ lực đa dạng hóa nguồn thu, góp phần chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng bền vững tăng nhanh tỷ trọng thu nhập phi lãi, giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Nhất quán quan điểm coi kinh doanh bảo hiểm là trụ cột trong chiến lược phát triển của BIDV, thu từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối phải được duy trì mạnh mẽ.

Tiếp tục triển khai và lan tỏa mạnh mẽ Đề án quản trị chi phí hiệu quả, trong đó tập trung gia tăng hợp lý các chi phí hiệu quả, tăng cường giám sát tình hình thực hiện định mức chi tiêu; Phân giao kế hoạch tiết kiệm chi phí đến từng đơn vị. Kiểm soát đầu tư, sử dụng tài sản tiết kiệm, hiệu quả để tập trung nguồn vốn cho kinh doanh.

Tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến 7%

Theo Ban lãnh đạo ngân hàng, BIDV dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.329 tỷ

đồng (tương đương tăng 13,25%), lên 45.549 tỷ đồng trong đó qua phát hành cổ phiếu

để trả cổ tức (7%) tương ứng với 2.815 tỷ. Ngân hàng sẽ vừa cải thiện xếp hạng tín nhiệm, nâng cao uy tín, năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế mà lại hoàn thành được mục tiêu chia cổ tức cho cổ đông.

3.2 Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển BIDV thông qua phân tích BCTC. Đầu tư và Phát triển BIDV thông qua phân tích BCTC.

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính

3.2.1.1 Phát triển nguồn vốn

Nguồn vốn của một ngân hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Trong trường hợp không tăng được vốn, BIDV sẽ phải hạn chế, thậm chí có phải ngừng cấp tín dụng vì hệ số CAR <9%.

a. Gia tăng vốn tự có

Để gia tăng tổng nguồn vốn, biện pháp thường được sử dụng là nâng cao vốn tự có. Đây là cơ sở cung cấp năng lực tài chính điều tiết sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng, quyết định quy mô hoạt động của NHTM và là cấu phần để xác định tỷ lệ an toàn vốn. Trong giai đoạn 2020 - 2023 tới, BIDV sẽ tiếp tục phụ thuộc vào phát hành vốn cấp 2 và có thể sẽ phải thực hiện phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên, nhất định phải tìm hiểu kỹ thị trường, tránh việc phát hành ồ ạt dẫn đến tình trạng cổ phiếu bị thiếu thanh khoản, chi phí phát hành cao cũng như cân nhắc kỹ thời điểm và số lượng phát hành để tránh pha loãng quyền sở hữu của cổ đông hiện có.

Bên cạnh đó, tăng lợi nhuận để lại cũng bổ sung vốn an toàn và hiệu quả bởi không bị phụ thuộc vào thị trường vốn, không tốn chi phí vốn nhưng cần chú ý tỷ lệ giữ lại vì ảnh hưởng tới tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông.

b. Nâng cao hiệu quả huy động vốn

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Các sản phẩm mới phải được BIDV nghiên cứu kĩ càng để đón đầu xu hướng, tạo được điểm khác biệt. Qui trình đơn giản, nhiều tiện ích đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hơn so với những ngân hàng khác sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho BIDV. Ngân hàng cũng phải tiếp tục áp dụng công nghệ ngân hàng số để cách tân những sản phẩm hiện thời, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm mới hàm lượng công nghệ cao, dịch vụ chăm sóc chu đáo đi kèm các chương trình khuyến mãi dành riêng cho từng nhóm khách hàng mục tiêu.

Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt

Vì lãi suất là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới lượng vốn huy động được. Cho nên chính sách lãi suất hấp dẫn được đảm bảo an toàn, không bị ảnh hưởng tiều cực bởi lạm phát cũng như các yếu tố bất ngờ tác động là sự lựa chọn hàng đầu của những khách hàng thông thái. Nắm bắt được tâm lý khách hàng, BIDV sẽ luôn phải tính toán xây dựng nên khung lãi suất cạnh tranh.

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng tài sản

a. Nâng cao chất lượng cho vay

Thứ nhất, chiến lược quản lý nợ xấu cần được hoàn thiện phù hợp với tình hình ngân hàng: đánh giá và xếp nợ theo đúng nhóm đặc thù, thường xuyên theo dõi khoản nợ và thu hồi nhanh chóng khi nhận thấy dấu hiệu rủi ro, giao chỉ tiêu kế hoạch xử lý nợ cho từng khu vực, chi nhánh.

Thứ hai, xây dựng chiến lược khách hàng: lựa chọn những khách hàng kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sản xuất - kinh doanh khả thi, làm ăn có uy tín và sẵn lòng trả nợ ngân hàng.

Thứ ba, thắt chặt và thực hiện đúng qui trình tín dụng: Ngân hàng cần kiểm tra trước khi vay từ thẩm định, tái thẩm định tín dụng cẩn trọng chính xác dựa trên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính khóa luận tốt nghiệp 146 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w