2.1.2.1. về kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012- 2014
Giai đoạn 2012 - 2014 khép lại với nhiều ghi nhận tích cực trong kết quả kinh doanh của VPBank, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Năm 2012: đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc của VPBank về quy mô tài sản. Lần đầu tiên, VPBank lọt vào Top các ngân hàng có tổng tài sản lớn hơn 100.000 tỷ đồng. Tăng trưởng về quy mô đồng thời đi kèm với chất lượng tài sản vững mạnh hơn, khả năng thanh khoản cao hơn và an toàn trong hoạt động ngân hàng được đảm bảo.
Năm 2013: được coi là năm thành công của VPBank, thể hiện ở việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh đề ra và tăng trưởng cao so với năm trước. Điểm sáng trong bức tranh tài chính năm 2013 là chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất vượt 34% so với kế hoạch, tăng 43% so với năm 2012, các công ty thành viên đều có lãi, đặc biệt là công ty chứng khoán đạt lợi nhuận cao hơn 2 lần so với năm trước. Các chỉ tiêu về quy mô của VPBank có bước tiến nhanh và bền vững. Vượt qua những khó khăn chung, VPBank tiếp tục đạt những bước tăng trưởng ấn tượng về quy mô cho vay, huy động đưa đến một bảng cân đối tài sản và nguồn vốn có cấu trúc vững mạnh.
Năm 2014: tiếp tục ghi nhận nhiều tích cực trong kế hoạch kinh doanh của VPBank, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Một số thành tựu có thể kể đến là việc tiếp tục đạt những bước tăng trưởng ấn tượng về quy mô cho vay (tín dụng tăng trưởng 39%), huy động khách hàng (tăng trưởng 29%), từ đó tăng trưởng tốt về lợi nhuận (tăng trưởng 19%). Các kết quả này khẳng định năng lực quản trị điều hành của VPBank, từng bước tiến tới một định chế tài chính hiện đại, năng động và minh bạch.
2.1.2.2. về các giải thưởng đạt được
Giai đoạn 2012 -2014 VPBank gặt hái được rất nhiều giải thưởng tương xứng với những thành tựu mà ngân hàng này đã đạt được. Cụ thể:
Trong năm 2012: Ngân hàng liên tiếp được 3 giải thưởng uy tín về tăng trưởng Outbound, tăng trưởng số lượng điểm giao dịch và điểm kích hoạt giao dịch cao nhất của dịch vụ Western Union; giải ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2012 của Bank of New York Mellon; giải Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất,...
Năm 2013: Giải Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2013 do tổ chức Global Banking & Finance Review trao; Giải “Typical Brand - Thương hiệu tiêu biểu 2013”; Giải Ngân hàng thanh toán xuất sắc do Citibank trao,..
Đồng thời tháng 10/2013, VPBank được Moody’s xếp hạng tín nhiệm ở mức ổn định. Đây là lần đầu tiên công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu này đánh giá tín nhiệm VPBank.
Năm 2014: VPBank lần thứ hai liên tiếp được Bộ công thương công nhận là Thương hiệu quốc gia và được các tổ chức quốc tế uy tín trao tặng 5 giải thưởng lớn gồm: “ Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc”, “Sản phẩm ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2014”, “Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2014”, “Ngân hàng thanh toán quốc tế đạt chuẩn”,.
Đồng thời tháng 9/2014 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức triển vọng của VPBank từ “ôn định” lên “Tích cực”. Theo đánh giá của tổ chức này, bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thì VPBank đã có sự đầu tư vào năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trụi rủi ro tín dụng tốt. Với kết quả này, VPBank được xếp hạng ngang hàng với các ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2014
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
2.2.1. Đánh giá chỉ tiêu về Tài sản - Nguồn vốn
2.2.1.1. Đánh giá quy mô, cơ cấu và chất lượng Tài sản Thứ nhất, quy mô, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản
Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản VPBank 2009-2014
Đơn vị tỷ đồng
Nguồn: số liệu thống kê từ các BCTC của VPBank qua các năm
Biều đồ 2.1 cho thấy tổng tài sản của VPBank tăng liên tục qua các năm đặc biệt trong giai đoạn 2012-2014 từ 102.576 tỷ đồng năm 2012 lên 163.241 tỷ đồng năm 2014. Ket quả tổng tài sản tính đến thời điểm 31/12/2014 tăng 41.977 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2013 và vượt 5% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm.
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (1) Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 26.761 12.055 13.925
(2) Cho vay khách hàng 36.523 51.869 77.256
(3) Chứng khoán kinh doanh 1.345 8.508 4.243
(4) Chứng khoán đầu tư 22.254 29.167 47.961
(5) Góp vốn đầu tư dài hạn____________ 67 71 71
(6) Tổng tài sản có sinh lời
= (1)+(2)+(3)+(4)+(5) 87.950 101.672 143.486
(7) Tổng tài sản 102.576 121.264 163.241
Tỷ trọng TSC sinh lời/ Tổng tài sản =(6)/(7) _________________
84.82% 83.84% 87.89%
Biều đồ 2.2 So sánh tổng tài sản của VPBank với một số ngân hàng khác
Đơn vị tỷ đồng ■Techcombank ■Sacombank _ Maritime Bank ■VIB -VPBank
Nguồn: Số liệu thống kê từ các BCTC của các ngân hàng
Giai đoạn 2012 -2014 là thời kỳ khó khăn đối với nền kinh tế nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng do thị trường còn nhiều biến động, sản xuất kinh doanh của các chủ thể chưa lấy lại được đà phục hồi như trước, nợ xấu tăng cao.... Trong khi tổng tài sản của một số ngân hàng có dấu hiệu suy giảm như Maritime Bank giảm từ 107.114 tỷ đồng xuống còn 104.368 tỷ đồng hay Techcombank, VIB mới mức tăng chậm chạp thì VPBank có sự tăng trưởng tổng tài sản khá tốt, thể hiện qua chính sách tăng vốn điều lệ cũng như tích cực huy động vốn từ nền kinh tế. đảm bảo cho ngân hàng có mức tài sản ổn định và phát triển đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh.
Thứ hai: cơ cấu tài sản
Bảng 2.1 Tỷ trọng tài sản có sinh lời của VPBank 2012 - 2014
Số tiền (tỷ đồng) Số tiền (tỷ đồng) Số tiền (tỷ đồng) (1) Dư nợ tín dụng ròng 36.143 51.265 76.132 (2) Dư nợ tín dụng ròng gồm cả TPDN 44.203 65.052 89.353 (3) Tổng tài sản 102.576 121.264 163.241 (4) Tỷ trọng tín dụng ròng = (1)/(3) 35,23% 42,27% 46,63% (5) Tỷ trọng tín dụng ròng gồm cả TPDN = (2)/(3) 43,09% 53,64% 54,74%
Nguồn: Số liệu thống kê từ BCĐKT của VPBank qua các năm
Bảng 2.1 cho thấy nhìn chung tỷ trọng TSC sinh lời/Tổng tài sản có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012-2014, mặc dù có giảm nhẹ xuống 83.84% năm 2013 nhưng lại tăng mạnh lên mức 87.89% năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trưởng mạnh của khoản mục cho vay khách hàng từ 36.523 tỷ đồng năm 2012 lên 77.256 tỷ đồng năm 2014. Cùng với đó là sự chú trọng đầu tư vào các chứng khoán đầu tư, đặc biệt là hoạt động đấu thầu trái phiếu chính phủ năm 2014
Thứ ba: chất lượng tín dụng
Tỷ trọng tín dụng
❖
Tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng và cũng là khoản mục chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản.
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhóm 1 32.969.671 89.34 48.531.102 92.49 74.230.191 94.70 Nhóm 2 2.930.347 7.94 2.468.725 4.70 2.159.699 2.76 Nhóm 3 257.505 0.70 594.869 1.13 766.633 0.98 Nhóm 4 554.257 1.50 474.208 0.90 706.443 0.90 Nhóm 5 191.525 0.52 405.219 0.77 515.866 0.66 Tổng dư nợ 36.523.123 100 51.869.416 100 77.255.692 100 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 10.66% 7.51% 5.3% Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 2.72% 2.81% 2.54%
Nguồn: số liệu tính toán từ BCTC của VPBank qua các năm
Bảng 2.2 cho thấy tín dụng chiếm một phần lớn trong tổng tài sản và tỷ trọng tín dụng ròng trên tổng tài sản tăng lên tục qua các năm từ 35.23% năm 2012 lên 46.63% năm 2014. Tuy nhiên, theo thông tư 09/2014 của NHNN yêu cầu phân loại và trích lập dự phòng đối với trái phiếu doanh nghiệp thì cần theo dõi cả tỷ trọng tín dụng ròng có tính đến trái phiếu doanh nghiệp vì đây được coi là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp. Điều này sẽ giảm được việc ngân hàng lách luật cho vay vượt giới hạn đối với một khách hàng hay một nhóm khách hàng có liên quan.
Như vậy nếu tính cả trái phiếu doanh nghiệp thì tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản tăng lên đáng kể lần lượt là 43,09%; 53,64%; 54,74% từ năm 2012 đến năm 2014. Tỷ trọng tín dụng gồm trái phiếu doanh nghiệp phản ảnh chính xác hơn tình hình cấp tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ này tăng liên tục cho thấy mức độ đầu từ vào hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng để có kết luận thực sự tốt hay không thì phải quan tâm đến một số chỉ tiêu đánh giá khác.
33
Tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu
Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ
Ngắn hạn 22.745.669 61.64% 24.575.232 46.83% 24.914.04 0 31.79 % Trung hạn 10.211.494 27.67% 18.734.481 35.70% 37.350.26 8 47.65 % Dài hạn 3.946.142 10.69% 9.164.410 20.56% 16.114.524 20.56 % Tổng nợ 36.903.305 100% 52.474.123 100% 78.378.83 2 100%
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của VPBank qua các năm
Bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm qua các năm, từ 2.72% năm 2012 xuống còn 2.54% năm 2014. Đóng góp chủ yếu là do cơ cấu nợ của VPBank khá lành mạnh vì nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm khoảng 90% tổng dư nợ và đã tăng lên 94.70% trên tổng dư nợ năm 2014; nợ nhóm 2 giảm mạnh từ 7.94% năm 2012 xuống còn 2.76% năm 2014, các nhóm nợ còn lại tuy có tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm mạnh qua từng năm tuy nhiên tỷ lệ này vẫn trên mức quy định của NHNN là 5%, chủ yếu là do nợ nhóm 2 vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có dấu hiệu giảm dần và đã nằm trong mức an toàn 3% mà NHNN đưa ra. Cho vay khách hàng tăng tập trung vào các đối tượng khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản đảm bảo tốt, có khả năng trả nợ đồng thời chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng nên tỷ lệ nợ xấu của VPBank đã được kiểm soát. Song song với tăng trưởng tín dụng, VPBank đã và đang áp dụng nhiều
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản và kiểm soát tín dụng, hoàn thiện quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng tập trung, đẩy mạnh và chuyên môn hóa công tác thu nợ là lý do mà tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp 2.54% tính đến cuối năm 2014.
Biểu đồ 2.3 So sánh nợ xấu một số ngân hàng cùng hạng và toàn hệ thống ngân hàng
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
■VPBank ■VIB ■Eximbank ■Toàn hệ thống NH
Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng và CafeF
Biểu đồ 2.3 cho thấy so sánh với một số ngân hàng trong nhóm G12 thì VPBank có tỷ lệ nợ xấu khá cao tuy nhiên vẫn ở mức an toàn dưới 3% theo quy định của NHNN. Đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm được coi là tín hiệu tốt cho hoạt động ngân hàng.
❖ Đánh giá phân loại dư nợ tín dụng theo thời gian đáo hạn
khách
(triệu đồng) trọng (triệu đồng) trọng (triệu đồng) trọng Khách hàng cá nhân 17.740.902 48.08% 22.950.291 43.73% 36.639.044 46.75% Khách hàng doanh nghiệp 19.162.403 51.92% 29.523.832 56.27% 41.739.788 53.25% Tổng dư nợ tín dụng 36.903.305 100% 52.474.123 100% 78.378.832 100% 35
Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank qua các năm
Bảng 2.4 cho thấy một sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu nợ theo kỳ hạn. Tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm dần từ 61.64% năm 2012 xuống còn 31.79% năm 2014, thay vào đó là sự tăng lên của nợ trung hạn từ 27.67% năm 2012 lên 47.65% năm 2014 và nợ dài hạn từ 10.69% năm 2012 lên 20.56% năm 2014. Việc gia tăng kỳ hạn trung bình tài sản có trong điều kiện mặt bằng lãi suất liên tục giảm giúp cho lợi nhuận của ngân hàng được ổn định do lãi suất cho vay dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, do đó góp phần giảm thiểu được rủi ro lãi suất. Tuy nhiên ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa vào việc thẩm định và quản trị các khoản cho vay vì các khoản vay dài hạn thường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các khoản vay ngắn hạn.
❖ Đánh giá dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng.
Bảng 2.5 cho thấy định hướng là một ngân hàng bán lẻ, VPBank tập trung dư nợ vào cho vay cá nhân chiếm tới 48.08% năm 2012. Tuy nhiên trong giai đoạn 2012 - 2014 cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân đã giảm thay còn 46.75% năm 2014 vào đó
Chỉ tiêu Năm 2012 (triệu đồng) Năm 2013 (triệu đồng) Năm 2014 (triệu đồng) Chi phí DPRR 413,052 895,963 979,474 Tổng dư nợ bình quân 33,043,474 44,688,714 64,562554 Chi phí DPRR/ tổng dư nợ bình quân 1.25% 2.00% 1.5%
là việc tăng tỷ trọng của khách hàng doanh nghiệp. Trong cơ cấu khách hàng doanh nghiệp, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 80%, tập trung vào lĩnh vực thương mại, sản xuất, chế biến. Do những đặc điểm về quy mô, tổ chức, hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh phức tạp hơn mà khách hàng doanh nghiệp thường có nhiều rủi ro hơn khách hàng cá nhân, nhưng đây lại là động lực lớn để tăng cho vay. Trong năm 2013, 2014 VPbank đã liên tục đưa ra nhiều chương trình, gói sản phẩm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn như gói tín dụng ưi đãi với hạn mức 5.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu đãi, gói tín dụng hạn mức ưu đãi 100 triệu USD cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chương trình cho vay các SME được đảm bảo 100% bằng bất động sản, chương trình tín dụng thông minh... Các hoạt động này đã góp phần mở rộng thị phần sang các đối tượng khách hàng khác nhau của VPBank.
❖ Đánh giá dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh
Biều đồ 2.4. Đánh giá dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị triệu đồng
■Nông, lâm nghiệp
■SX, TM và chế biến
■Xây dựng
■Kho bãi, vận tải
■Cá nhân và HĐ khác
Nguồn: số liệu thống kê từ báo cáo thường niên của VPBank qua các năm
Biểu đồ 2.4 cho thấy kết cấu danh mục ngành nghề cho vay của VPBank có sự biến động qua các năm, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế từng thời kỳ. Năm 2012, tập trung vào lĩnh vực thương mại, sản xuất và chế biến chiếm 58.37%, giảm xuống còn 30.80% năm 2013 nhưng sau đó lại tăng trở lại 50.78% vào năm 2014. Lĩnh vực cá
nhân và các hoạt động khác cũng được chú trọng, đặc biệt năm 2013, ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực này 29.178.612 triệu đồng, chiếm 55.60% tổng dư nợ.
Chuẩn bị nguồn lực để bù đắp RRTD
❖
(1) Chứng khoán kinh doanh 1.345.840 8.508.797 4.243.718
(2) Chứng khoán đầu tư 22.254.016 29.167.489 47.960.783
(3) Góp vốn, đầu tư dài hạn 67.338 71.831 71.831
(4) Khoản mục đầu tư = (1)+(2)+(3)
23.667.194 37.748.117 52.276.332
(5) Tổng tài sản có 102.673.090 121.264.370 163.241.378
Tỷ trọng khoản mục đầu tư/ Tổng TSC = (4)/(5)
23,05% 31,13% 32,02%
Nguồn: số liệu từ Bảng CĐKT và báo cáo KQKD của VPbank qua các năm
Bảng 2.6 cho thấy tổng dư nợ bình quân tăng mạnh từ năm 2012 đến năm 2014 tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro/ tổng dư nợ bình quân có xu hướng giảm từ 2.0% năm 2013 xuống còn 1.5% là một tín hiệu tốt cho thấy chất lượng các khoản nợ của ngân hàng đang có xu hướng được cải thiện. Kết hợp với đánh giá tỷ lệ nợ xấu giảm xuống chỉ còn 2.54% năm 2014 thì đây là kết quả tích cực của việc triển khai Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (Early Warning System). Cùng với đó là sự thay đổi trong cơ cấu quản trị rủi ro. Cụ thể trong năm 2014, VPBank đã thành lập thêm 2 bộ phận trực thuộc khối quản trị rủi ro là Dự án quản lý các sáng kiến rủi ro chiến lược và Phòng điều tra và phòng chống gian lận. Như vậy, Ủy ban Quản lý Rủi ro và Ủy ban