Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua phân tích báo cáo tài chính của NH việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 151 (Trang 85)

Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng:

Cấu trúc phê duyệt tín dụng tập trung giúp ngân hàng quản lý hoạt động tín dụng một cách hệ thống nhưng vẫn có thể xảy ra các sai sót khi khối lượng hồ sơ dồn về trung tâm rất lớn. Do đó ngân hàng cần xây dựng đồng bộ các phương thức quản trị rủi ro ngay tại chi nhánh, phòng giao dịch. Đồng thời triển khai hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (Early Warning System) để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các rủi ro.

Rủi ro thanh khoản là rủi ro mang tính hệ thống và ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng. Do đó, VPBank cần phải kết hợp cả 2 phương pháp quản trị thanh khoản có và quản trị thanh khoản nợ, tức là ngân hàng sử dụng cả việc tích trữ thanh khoản và đi mua thanh khoản trên thị trường tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản để đảm bảo sự cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Để làm được điều này, ngân hàng cần thực hiện:

- Thứ nhất: xây dựng một chương trình quản lý thanh khoản hợp lý bằng việc xây dựng một chiến lược thống nhất và các chính sách cần thiết. Đồng thời, trong ngân hàng phải có bộ phận quản trị chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược đó.

- Thứ hai: đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản: VPBank cần xây dựng một quy trình đo lường và giảm sát thường xuyên; thưc hiện phân tích trạng thái thanh khoản theo các kịch bản khác nhau có thể xảy ra để đề xuất các biện pháp phòng ngừa.

- Thứ ba: quản trị khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Ngân hàng cần chú trọng vào một tỷ lệ hợp lý giữa tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và tương đương tiền, tiền gửi tại các TCTD khác, so tổng tài sản. VPBank nên duy trì lượng tiền mặt trong quỹ hợp lý để giải quyết kịp thời những rủi ro không thể lường trước như khách hàng ồ ạt rút tiền. Đồng thời, đầu tư có hiệu quả vào các GTCG khác sẽ giúp ngân hàng vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, vừa mang lại lợi nhuận.

Biện pháp quản trị rủi ro thị trường.

Rủi ro thị trường mà đặc biệt là rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá là hai loại ngân hàng khó kiểm soát nhất do những yếu tố khách hàng tác động làm các nhân tố thị trường biến đổi. Do đó, ngân hàng cần phải:

- Xây dựng một bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro thị trường với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm để phân tích diễn biến thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý các rủi ro, đảm bảo ngân hàng luôn trong được hoạt động an toàn.

- Đảm bảo quy trình kiểm soát rủi ro thị trường và hệ thống hạn mức rủi ro thị trường hoạt động hiệu quả từ nhận diện, theo dõi diễn biến giá cả trên thị trường tới việc đo lường, lượng hóa các rủi ro. Đồng thời giám sát tính tuân thủ các hoạt động kinh doanh tại khối thị trường tài chính để vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng vừa tuân thủ các giới hạn, hạn mức được cấp thẩm quyền của ngân hàng phê duyệt.

Ngoài việc tăng khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư của ngân hàng, việc nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ mang lại sự hài lòng cho khách hàng, nâng cao uy tín, thương hiệu cho ngân hàng. Bởi vì đây là kênh tốt nhất giúp khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và tạo dựng được mạng lưới khách hàng gắn bó. Do đó, VPBank cần xây dựng văn hóa hướng đến khách hàng trong tất cả các định hướng, chiến lược kinh doanh và thái độ của toàn thể nhân viên:

- Chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp với từng đối tượng:

+ Đối với khách hàng hiện có: thường xuyên cập nhật, phân tích các dữ liệu khách hàng hiện có, thống kê theo dõi sự biến động về số lượng và đối tượng khách hàng; thường xuyên tổ chức các buổi tri ân khách hàng bằng các hình thức như khuyến mãi, tặng quà,... để củng cố mối quan hệ.

+ Đối với khách hàng tiềm năng: căn cứ kết quả nghiên cứu thị trường mục tiêu, xây dựng các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu nhóm khách hàng này; tiến hành các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tư vấn các sản phẩm hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng này.

- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới chi nhánh, đi liền với chính sách chăm sóc khách hàng và tăng cường công tác tiếp thị. Cần tiếp tục đa dạng hóa các loại sản phẩm. Tất cả những việc này có mục đích làm tăng uy tín của NH có vai trò rất quan trọng trong những lần tăng vốn tiếp theo.

- Xây dựng bộ chỉ số đánh giá lòng tin của công chúng: Lòng tin của công chúng là một trong các yếu tố quan trọng để các ngân hàng đánh giá được uy tín của mình trên thị trường cũng như đây là dấu hiệu để nhận biết các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khi có sự biến động của thị trường. Nắm bắt được thị yếu, những thay đổi trong tâm lý của khách hàng sẽ giúp các ngân hàng chủ động trong việc đưa ra các biện pháp hay những chiến lược giảm bớt rủi ro có thể xảy ra.

3.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và đội ngũ nhân viên

- Củng cố quản trị hệ thống, quản trị điều hành: Những bất cập trong quản trị điều hành xuất phát từ cơ cấu tổ chức cũng là một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành phụ thuộc vào năng lực quản lý của các cán bộ ngân hàng trong việc dự báo, xử lý kip thời tình huống phát sinh, sử dụng tốt các cơ hội để vượt qua thách thức. Do đó, các

cán bộ quản lý phải có tầm nhìn trong việc hoạt định chiến lược và linh hoạt trong việc áp dụng cụ thể.

Trong quá trình đổi mới, các cán bộ lãnh đạo cần kiên định thực hiện mục tiêu, chiến lược của ngân hàng đã đề ra để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, phát triển bền vững. Đây là đức tính đòi hỏi các cán bộ lãnh đạo phải quyết tâm thực hiện bằng được các chiến lược đã đề ra.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ để nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên: Trong mọi hoạt động, con người luôn là trung tâm điều hành và quyết đinh hiệu quả hoat động. Ngân hàng, bản thân nó đã là một bộ máy phức tạp, do đó hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi kiến thức và kỹ năng ở nhiều lĩnh vực như phân tích tài chính, phân tích thị trường, khả năng phán đoán và xử lý các tình huống. Để làm được điều này đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có năng lực, trình độ, và phải được đào tạo bài bản về kiến thức cơ bản, kiến thức thực tế và về chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn nghiệp vụ để các nhân viên có thể trao đổi, thảo luận và cùng giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn.

3.3 KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA VPBANK PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA VPBANK

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

-Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng khung pháp lý phù hợp nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng trong khuôn khổ pháp lý.

-Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh tế, tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư.; giúp điều tiết nền kinh tế phát triển ổn định, tránh gây ra những đột biến ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

-Tạo điều kiện cho thị trường mua bán nợ phát triển và mở rộng khung pháp lý đối với các nhà đầu tư ngoại muốn mua nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam. Đồng thời Công ty quản lý tài sản Việt Nam VAMC cần có những giải pháp triệt để hơn nữa trong việc mua và xử lý nợ, để giảm nợ xấu và làm sạch bảng cân đối, đảm bảo thu nhập cho ngân hàng.

- Tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và sôi động hơn nữa; mở ra kênh đầu tư mới giúp các ngân hàng vừa dễ dàng thu hút nguồn vốn đầu tư, vừa đa dạng hóa các kênh đầu tư gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở, gắn với điều tiết chính sách lãi suất, tỷ giá theo diễn biến thị trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh các hoạt động mua bán và sáp nhập để loại bỏ các ngân hàng yếu kém, bảo đảm sự an toàn, ổn định cho hệ thống ngân hàng.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các ngân hàng, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để nhận diện các ngân hàng đang gặp khó khăn.

- Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lãnh đạo NHTM để phổ biến và áp dụng các quy định vào quá trình hoạt động được đúng đắn và hiệu qủa.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là yêu cầu đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng phát triển, gia tăng quy mô, đa dạng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay các ngân hàng đang phải cạnh tranh nhau vô cùng khốc liệt, cùng với đó là hàng lang pháp lý thiếu đồng bộ khiến các ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để mở rộng quy mô, tăng trưởng lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng là bài toán không chỉ đặt trên vai các nhà quản trị ngân hàng mà còn cả các cấp quản lý.

Thông qua phân tích báo cáo hoạt động ngân hàng, hiệu quả hoạt động của VPBank đã có nhiều cải thiện, nâng cao sức cạnh tranh của VPBank so với các ngân hàng khác. Với những nỗ lực cố gắng và kết quả được ghi nhận trong thời gian qua, VPBank có thể tin tưởng vào khả năng thành công trong việc triển khai các gói giải pháp nâng cao tiềm lực tài chính, hiệu quả hoạt động và kiểm soát được các rủi ro. Khi năng lực tự thân này được củng cố, VPBank sẽ tạo dựng được tâm thế sẵn sàng hơn trong việc đón nhận những thách thức sắp tới của giai đoạn 2 trong chiến lược trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu vào năm 2017.

Muốn đạt được những mục tiêu đó đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần vạch ra những chiến lược cụ thể, những chính sách hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn để nâng cao chất lượng tài sản, tăng trưởng nguồn vốn huy động và gia tăng lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo an toàn hoạt động. Có như vậy, VPBank mới đảm bảo được sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu

1. Học viện ngân hàng (2014), Lập và phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại.

2. Học viện ngân hàng (2012), Giáo trình tiền tệ - Ngân hàng, NXB Dân trí

3. Peter Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính

4. European central bank, How to measure bankpefermance

5. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo thường niên 2012-2014, báo cáo tài chính hợp nhất 2012-2014.

6. Võ Hồng Đức, Cách tiếp cận mới về xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt Nam

7. Trần Tuyết Phương (2014), Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại cổ phần quân đội giai đoạn 2011-2013 và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động,

Học viện Ngân hàng

8. Nguyễn Hữu Thân (2014), Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2013 và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

9. Một số trang web https://www.vpbank.com.vn https://shb.com.vn https://sbv.gov.vn https://cafef.vn https://fìnance.vietstock.vn https://doc.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua phân tích báo cáo tài chính của NH việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 151 (Trang 85)