Đánh giá về rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua phân tích báo cáo tài chính của NH việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 151 (Trang 63)

2.2.3.1 Đánh giá rủi ro thanh khoản

Thứ nhất: đánh giá khả năng thanh khoản trong ngắn hạn

Tổng lượng tiền gửi Tiềntương đương tiền

Tông tài sản

(1) Tiền gửi có kỳ hạn 58.909.663 85.834.619 113.332.069

(2) Tiền từ phát hành GTCG 4.786.100 7.600.755 12.409.544

(3) Nguồn vốn vay dài hạn 10.112.831 5.052.417 11.533.272

(4) Tiền gửi cơ sở = (1)+(2)+(3)

73.808.594 98.487.791 137.274.885

(5) Tổng tài sản 102.576.275 121.264.370 163.241.378

Tỷ lệ tiền gửi cơ sở = (4)/(5)

71,95% 81,2% 84,1%

Nguồn: số liệu tính toán từ BCĐKT của VPBank qua các năm

Bảng 2.23 cho thấy trạng thái ngân quỹ có một sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2012-2014. Tiền và tương đương tiền/Tổng lượng tiền gửi năm 2012 giảm mạnh

55

từ 23,96% xuống còn 5.95% năm 2013 và 7,6% năm 2014. Cùng với đó là hệ số tiền mặt/ Tổng tài sản giảm từ 17,5% xuống còn 4,5% và 5,7% tương ứng với các năm 2012, 2013, 2014. Nguyên nhân của sự thay đổi bất thường này là do sự sụt giảm mạnh của khoản mục tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác từ 11.060.515 triệu đồng năm 2012 xuống còn 1.168.103 triệu đồng năm 2013 và 1.057.896 triệu đồng năm 2014. Cùng với đó là tiền gửi với kỳ hạn gốc không quá 3 tháng tại các TCTD khác giảm từ 4.755.401 triệu đồng năm 2012 xuống 639.043 triệu đồng năm 2014. Điều này có thể được suy ra từ tác động của thông tư 21/2012 trong việc yêu cầu phân tách rõ ràng 2 khoản mục tiền gửi và tiền vay giữa các TCTD với nhau.

Trong khi đó khoản mục tiền mặt và vàng tại quỹ được giữ ổn định để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng bắt đầu đầu tư tích cực vào chứng khoán có thời gian đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua lên tới 2.535.659 triệu đồng năm 2014.

Thứ hai: đánh giá khả năng thanh khoản trong dài hạn

Tỷ lệ tiền gửi cơ sở

Bảng 2.24 Tỷ lệ tiền gửi cơ sở của VPBank

5 năm Năm 2012 Tài sản 26.511.351 11.975.168 29.680.325 28.545.112 1.393.929 Nợ phải trả 51.437.486 17.079.239 23.117.879 4.030.177 5.119 Mức chênh lệch (24.926.135) (5.104.071) 6.562.446 24.514.935 1.388.810 Năm 2013 Tài sản 36.698.054 12.421.057 23.743.040 30.870.542 11.428.146 Nợ phải trả 43.161.170 22.451.549 39.430.745 5.363.222 2.500.485 Mức chênh lệch (6.463.116) (10.030.492) (15.687.705) 25.507.320 8.927.661 Năm 2014 Tài sản 32.959.131 12.566.829 40.994.044 50.808.394 19.825.838 Nợ phải trả 57.825.268 30.812.950 41.615.486 20.855.396 2.627.491 Mức chênh lệch (24.866.137) (18.246.121) (621.442) 29.952.998 17.198.347

Nguồn số liệu tính toán từ BCTC của VPBank qua các năm

Bảng 2.24 tỷ lệ tiền gửi cơ sở tăng trong giai đoạn 2012-2014 lên đến 84,1% vào năm 2014, cho thấy khả năng sẵn có của nguồn vốn có tính ổn định cao được sử dụng để tài trợ cho các tài sản có. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn của TCTD khác và khách hàng là nguồn tiền ổn định lớn nhất của VPBank, và tăng liên tục qua các năm. Nguồn tiền từ phát hành GTCG cũng đang được ngân hàng khai thác để có nguồn vốn ổn định cho những chiến lược kinh doanh trong dài hạn.

Thứ ba, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng

Bảng 2.25: Phân tích tài sản và NPT tính theo thời hạn còn lại từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến ngày phải thanh toán.

Tổng tài sản có nhạy cảm lãi suất 102.065.873 119.691.393 161.853.676 Tổng tài sản nợ nhạy cảm lãi suất 95.669.900 112.907.171 153.736.591 Mức chênh lệch nhạy cảm với lãi

suất 6.395.973 6.784.222 8.117.085

Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo thường niên của VPBank

57

Bảng 2.25 cho thấy xét theo kỳ hạn đến 1 tháng và từ 1 tháng đến 3 tháng giá trị nợ phải trả đều lớn hơn rất nhiều so với giá trị tài sản cho thấy rủi ro tiềm ẩn khi các khoản tiền gửi của khách hàng đến hạn thanh toán. Tuy nhiên kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm và trên 5 năm mức chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả ở mức dương khá cao lên đến 29.952.998 triệu đồng cho kỳ hạn 1 đến 5 năm và 17.198.347 triệu kỳ hạn trên 5 năm vào năm 2014. Điều này cho thấy sự thay đổi trong chiến lược kéo dài kỳ hạn trung bình của các tài sản có của ngân hàng bằng cách tăng cho vay trung và dài hạn, giúp ổn định lợi nhuận trong điều kiện lãi suất giảm như hiện nay. Tuy nhiên vẫn phải chú ý tới các khoản vay ngắn hạn để đáp ứng khả năng thanh toán kịp thời.

2.2.3.2 Đánh giá rủi ro lãi suất

Bảng 2.26: Khe hở nhạy cảm lãi suất

suất giả định tới BCKQKD (triệu VNĐ) tới vốn chủ sở hữu (Triệu VNĐ) 31/12/2012 VNĐ 3.0% (120.459) (120.459) USD 1.5% (9804) (9804) 31/12/2013 VNĐ 3.0% 230.565 230.565 USD 1.5% 49.410 49.410 31/12/2014 VNĐ 3.0% (48.195) (48.195) USD 1.5% 84.771 84.771

Tài sản Nợ phải trả Trạng thái tiền tệ

2012 USD 6.049.176 6.308.249 (259.073) EUR 1.639.708 1.648.906 (9.198) Ngoại tệ khác 326.685 320.536 6.149 2013 USD 8.988.264 9.963.168 (974.904) EUR 694.357 671.337 23.020 Ngoại tệ khác 236.569 244.221 (7.652) 2014 USD 12.479.337 12.196.493 282.844 EUR 255.167 209.302 45.865 Ngoại tệ khác 148.151 146.736 1.415

Nguồn: số liệu tính toán từ báo cáo thường niên của VPBank qua các năm

Khe hở nhạy cảm lãi suất là giá trị tuyệt đối giữa giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và giá trị nợ nhạy cảm lãi suất. Bảng 2.26 cho thấy trong giai đoạn 2012 -2014 VPBank được xem là có khe hở nhạy cảm lãi suất dương. Trong bối cảnh lãi suất liên tục giảm thì trạng thái này tạo ra rủi ro lãi suất ảnh hưởng làm giảm thu nhập lãi của ngân hàng, bởi vì khi lãi suất giảm thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm nhiều hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn làm thu nhập lãi giảm.

58

Bảng 2.27. Mức độ ảnh hưởng của lãi suất tới BCKQKD và vốn chủ sở hữu của VPBank trong 1 năm

Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank qua các năm

2.2.3.3 Đánh giá rủi ro ngoại hối

Bảng 2.28 Trạng thái tiền tệ theo từng loại ngoại tệ

VPBank 12,5% 12,5% 11,36%

Hệ thống ngân hàng 14% 13,8% 12,75%

Tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu theo TT 13/2010 9% 9% 9%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tỷ trọng giữa vốn cổ

phần và vốn huy động 7.2

(% 5.8% 4,3%

Dư nợ cho vay so với vốn chủ sở hữu

6.934 lần 10.117 lần 10.012 lần

Nguồn: số liệu thống kê từ báo cáo thường niên của VPBank qua các năm

Bảng 2.28 cho thấy trong năm 2012, 2013 VPBank chủ yếu rơi vào trạng thái đoản về ngoại tệ, sau đó chuyển sang trạng thái trường năm 2014. Trong 2 năm 2012, 2013 tỷ giá có tăng nhẹ làm cho ngân hàng gặp lỗ khi đang ở trạng thái đoản. Cụ thể lỗ

59

từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng năm 2012 là (117.164) triệu đồng và (20.813) triệu đồng năm 2013.

2.2.3.4 Đánh giá tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Thứ nhất: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR

Hệ số CAR là hệ số quan trọng, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng, làm giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Bảng 2.29: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank và số liệu của NHNN

Bảng 2.29 cho thấy hệ số an toàn vốn tối thiểu của VPBank đã đảm bảo tỷ lệ mà NHNN quy định tại thông tư 13/2010/NHNN. Chỉ số này giữ ở mức ổn định trong 2 năm 2012, 2013 nhưng có dấu hiệu giảm xuống còn 11,36% năm 2014. Mặc dù đã có đợt tăng vốn trong năm 2014 nhưng tổng tài sản có rủi ro tăng mạnh hơn làm cho hệ số CAR giảm. Điều này cho thấy khả năng chống chịu thua lỗ của ngân hàng bị giảm sút, vì thế ngân hàng đã liên tiếp đặt ra mục tiêu tăng vốn điều lệ.

Thứ hai: đánh giá mức độ cân đối vốn tự có

Bảng 2.30 cho thấy tong giai đoạn 2012-2014 tỷ trọng giữa vốn cổ phần và vốn

huy động của VPBank giảm mạnh, từ 7.2% năm 2012 xuống còn 4.3% năm 2014. Nguyên nhân là do vốn cổ phần tăng chậm hơn tổng nguồn vốn huy động. Trong đó nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là do VPBank huy động tiền gửi từ khách hàng tăng. Điều này thể hiện trong những năm gần đây, VPBank đã tạo được lòng tin với khách hàng nhất với trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, huy động được lượng tiền lớn.

Dư nợ cho vay so với vốn chủ sở hữu tăng mạnh vào năm 2013 từ 6.934 lần năm 2012 lên 10.117 lần năm 2013 và có dấu hiệu giảm nhẹ vào năm 2014. Nguyên nhân là do đợt tăng vốn mạnh năm 2014.

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA VPBANK

2.3.1. Ket quả đạt được

Trong giai đoạn ngành ngân hàng đang gặp phải nhiều khó khăn thì trái ngược với đó VPBank với chiến lược kinh doanh là ngân hàng bán lẻ và tập trung vào đối tượng doanh nghiệp SMEs của mình đã khẳng định đây là hướng đi đúng đắn thể hiện qua các kết quả mà VP Bank đạt được trong thời gian qua:

Kết quả về phía tài sản

- Trong giai đoạn 2012-2014, tổng tài sản của VPBank tăng liên tục: điểm nổi bật nhất của VPBank là cấu trúc tài sản tiếp tục có sự chuyển dịch đáng kể vào cho vay khách hàng và danh mục đầu tư chứng khoán, để tăng khả năng sinh lời, đây được xem là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững của các năm tiếp theo. Điều này là một thành tích nổi bật của ngân hàng do trong thời kì các NHTM khác đang không thể tìm kiếm được nguồn đầu ra cho luồng vốn và buộc phải đầu tư vào trái phiếu Chính phủ như một giải pháp tạm thời thì VPBank lại có khả năng tăng trưởng tín dụng là 43% và 39% tương ứng cho các năm 2013 và 2014, đây là mức tăng trưởng tín dụng khá ấn tượng so với con số tăng trưởng tín dụng 12,51% năm 2013 và 12,62% năm 2014 của toàn ngành ngân hàng.

- Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện: tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm và luôn ở mức an toàn theo quy định của NHNN, năm 2014 chỉ còn 1.54% trên tổng dư nợ. Kết hợp với đó là chuyển dịch trong định hướng quản lý tín dụng của VPBank khi gia tăng về tín dụng trung và dài hạn để đảm bảo mức sinh lời; đồng thời cũng mở rộng thị trường sang phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Điều này thể hiện hiệu quả

quản lý các khoản cho vay của ngân hàng và chiến lược của VPBank trong việc tập trung tái cấu trúc và tối ưu hóa danh mục này.

- Danh mục đầu tư được đa dạng hóa: thể hiện qua việc VPBank tích cực đầu tư vào chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh thể hiện ở tỷ trọng khoản mục đầu tư trên tổng tài sản tăng từ 23.05% năm 2012 lên 32.02% năm 2014. Trong đó, chủ yếu là chứng khoán nợ của chính phủ với độ an toàn khá cao giúp cải thiện khả năng thanh khoản nhưng vẫn giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Tài sản cố định được đầu tư hợp lý dao động trong khoảng 7-8% vốn tự có và với tình trạng TSCĐ quanh mức 57% thì ngân hàng vẫn đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động kinh doanh.

Kết quả về phía nguồn vốn

Nguồn vốn của VPBank tăng trưởng mạnh mẽ thể hiện ở cả nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu.

- Vốn điều lệ của VP Bank tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm: VPBank đã khuếch đại số vốn điều lệ ban đầu hết sức khiêm tốn là 20 tỷ đồng ở thời điểm 1993 lên tới con số 6347 tỷ đồng vào năm 2014, điều này thể hiện VP đang từng bước khẳng định quy mô và vị thế của mình.

- Tiền gửi của khách hàng tăng trưởng mạnh, đặc biệt năm 2014 khoản mục này đã tăng 29% so với năm 2013 và cao hơn nhiều mức tăng trưởng bình quân toàn ngành, đưa VPBank thuộc nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động. Đồng thời đây cũng là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn tiền huy động của ngân hàng. Trong đó VPBank tập trung vào nguồn tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân và các tổ chức kinh tế. Đây được xem là nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Nguồn tiền gửi và vay TCTD khác được VPBank ngày càng chú trọng. Sau khi được minh bạch qua thông tư 21/2012 đây là nguồn vốn giúp ngân hàng kinh doanh chênh lệch lãi suất và đảm bảo thanh khoản trong ngắn hạn.

- Phát hành giấy tờ có giá tăng qua các năm. Đây được xem là nguồn vốn ổn định, dài hạn để tài trợ cho tăng trưởng tài sản trung dài hạn và đảm bảo an toàn cho cấu trúc tài sản.

Kết quả về Lợi nhuận — Thu nhập — Chiphí

- VPBank đã tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận: thể hiện ở bộ chỉ số ROA, ROE tăng qua các năm, đặc biệt chỉ số ROE đã tăng mạnh từ 10.2% năm 2012 lên 15% năm

2014. Đây là kết quả của việc tăng trưởng thu nhập và tiết giảm chi phí. Trong đó quan trọng nhất là sự tăng của thu nhập từ lãi trong khi giảm được chi phí huy động. Ngoài ra cũng có sự đóng góp của các hoạt động như dịch vụ, kinh doanh vàng và ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư.

- Ngoài ra chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho hoạt động tín dụng tăng chủ yếu ở khoản mục dự phòng cụ thể do quy mô hoạt động tăng lên mà không tăng nhiều ở dự phòng cụ thể.

Kết quả về quản lý rủi ro

- Thanh khoản của VPBank trong dài hạn được cải thiện. Đạt được kết quả này là do ngân hàng tạo được dòng vốn ổn định từ tiền gửi có kỳ hạn và phát hành GTCG.

- VPBank đảm bảo các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giúp nâng cao khả năng chống chịu trước các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

2.3.2. Hạn chế còn tồn tại

Mặc dù trong giai đoạn vừa qua VPbank đã tạo nhiều bước tiến đột phá, ngày càng thể hiện năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường ngân hàng, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là:

Về chất lượng tín dụng:

- Tỷ lệ nợ quá hạn tuy có giảm về tỷ trọng trên tổng dư nợ nhưng tăng về khối lượng ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Xuất phát từ nguyên nhân khách quan điều này là dễ hiểu vì khối lượng dư nợ cho vay khách hàng tăng cộng thêm tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng nên nợ quá hạn có xu hướng tăng về giá trị.

- Ngân hàng đang tập trung vào cho vay ngắn hạn mà chưa tận dụng được những lợi thế về cho vay dài hạn như thu lãi thường sẽ cao hơn.

Về vốn chủ sở hữu:

Phương thức tăng vốn điều lệ của ngân hàng chủ yếu là do phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cho cổ đông hiện hữu. Ngoài những cách này ra, VPBank chưa dùng đến những phương thức hiệu quả khác như kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần ...

Về thu nhập từ họat động kinh doanh ngoại hối và vàng của VPBank chưa hiệu quả khi liên tiếp gây thua lỗ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng, do thị

trường tỷ giá nhiều biến động, tuy nhiên cũng có thể thấy chính sách kinh doanh ngoại hối của VPBank còn chưa hợp lý.

về khả năng thanh khoản:

Chỉ số thanh khoản của VPbank có dấu hiệu xấu đi nguyên nhân là do chứng khoán cũng là một nguồn dự trữ thanh khoản, tuy nhiên tại VPBank thì chiếm tỷ trọng không nhỏ là trái phiếu công ty, và đây thực chất là hoạt động cấp tín dụng vì thế tính thanh khoản của những chứng khoán này không cao để có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do tình hình khó khăn chung của cả nền kinh tế. Giai đoạn 2012-2014 nền kinh tế Việt Nam vừa phải chịu sức ép từ những bất ổn của các cuộc khủng hoảng tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua phân tích báo cáo tài chính của NH việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 151 (Trang 63)