6. Nội dung nghiên cứu
2.2.3 Phân tích chỉ tiêu sinh lời của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
thịnh vượng
44
2.2.3.1 Phân tích tổng hợp thu nhập, chi phí và lợi nhuận của VPBank
Trước khi đi sâu phân tích các chỉ tiêu sinh lời của VPBank, ta sẽ đi phân tích tổng hợp, khái quát về các nguồn thu nhập cũng như những loại chi phí và lợi nhuận của VPBank từ đó mở ra cái nhìn tổng quát về kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2014 - 2016.
Nguồn: BCTC và tổng hợp của tác giả
Từ bảng số liệu ta thấy được nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng đến từ hoạt động tín dụng khi mà thu nhập lãi chiếm hơn nửa trong toàn bộ thu nhập của VPBank. Hoạt động đem lại nguồn thu đáng kể thứ hai cho Ngân hàng là thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng, từ các khoản phí, lệ phí khách hàng đã trả khi sử dụng dịch vụ của VPBank. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính cũng góp một phần nhỏ vào nguồn thu cho ngân hàng, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro cho VPBank.
Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng năm 2014 là 12,404,218 triệu đồng, chiếm 88,07% tổng nguồn thu. Con số này tăng đều lên 6 đến 7 tỷ trong năm 2015, 2016 với tỷ trọng không biến động nhiều. Tính đến cuối năm 2016, thu nhập lãi đạt 25,631,116 triệu đồng, chiếm 87,51% tổng thu nhập. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong giai đoạn này, Ngân hàng đang ngày càng mở rộng quy mô, chất lượng và số lượng
Chỉ tiêu_____________
Năm 2014_________ Năm 2015_________ Năm 2016_________ Triệu đồng %______ Triệuđồng %______ Triệuđồng %______ Chi phí trả lãi_________ 7,113,131 56.52% 8,405,364 43.87% 10,463,25 7 41.27% Chi phí hoạt động dịch vụ__________________ 352,700 2.80% 712,646 3.72% 1,261,908 4.98% Lỗ từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối_______ 89,905 0.71% 290,472 1.52% 318,960 1.26% Lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh_______________ 4,607 0.04% _0____0.00% 149,384 0.59% Lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tu__________________ _0____0.00% _0____ 0.00% _0____0.00%
cấp tín dụng cho khách hàng tăng mạnh, đặc biệt hướng tới nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro SME) và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với nhiều sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới là cấp tín dụng không tài sản đảm bảo cho khách hàng, cạnh tranh cao với các Ngân hàng cùng nhóm ngành. Nhờ cơ cấu và chuẩn hóa danh mục sản phẩm, danh mục đầu tư, tập trung tăng trưởng mạnh vào các sản phẩm mang lại thu nhập cao, nâng cao hiệu quả bảng cân đối, hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng tài sản nên thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh.
Hoạt động dịch vụ của VPBank cũng được đầu tư, chú trọng từ trang thiết bị đến đội ngũ nhân sự, chất lượng dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp, làm hài lòng và tối đa mọi nhu cầu cho khách hàng. Vì thế, nguồn thu từ các dịch vụ cũng đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập của Ngân hàng. Các dự án giúp tăng thu phí tiếp tục được thực hiện và đạt được kết quả tốt. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ được chuyển biến tích cực với việc tiếp tục gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó, các dịch vụ thanh toán, thanh toán thẻ, thanh toán các dịch vụ tiện ích... đã gia tăng đáng kể số lượng giao dịch; các dịch vụ phi tín dụng được phát triển mạnh mẽ như như nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp, nộp tiền điện nước bằng thẻ tín dụng, nạp tiền điện thoại qua ebanking hoặc mobile banking.
Các hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh, kinh doanh ngoại hối cũng đem lại nguồn thu cho ngân hàng nhưng không đáng kể và không đều, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thị trường tài chính và nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, đây là những kênh giúp ngân hàng đa dạng hóa được hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro thanh khoản khi mà hoạt động cho vay khách hàng không phải lúc nào cũng diễn ra êm đẹp.
Tình hình chi phí
46
Chi phí khác_________ 6,955 0.06% 82,291 0.43% 232,315 0.92% Chi phí hoạt động_____ 3,682,984 29.27% 5,692,469 29.71% 6,621,352 26.12% Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng___________ 979,474 7.78% 3,277,640 17.11% 5,313,094 20.96% Chi phí thuế TNDN 355,010 2.82% 700,334 3.65% 994,266 3.92% Tổng_______________ 12,584,76 6 100.00 % 19,161,21 6 100.00 % 25,354,53 6 100.00 %
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So 2015/201 4 sánh So 2016/201 5 sánh Triệu đồng %____ Triệuđồng_____ %____ Tổng thu 14,084,767 21,557,084 29,289,581 7,472,317 53.05 7,732,497 35.87 Tổng chi 12,584,766 19,161,216 25,354,536 6,576,450 52.26 6,193,320 32.32 Lợi nhuận 1,500,001 2,395,868 3,935,045 895,867 59.72 1,539,177 64.24
Nguồn: BCTC và tổng hợp của tác giả
Song song với nguồn thu nhận đuợc là những chi phí mà ngân hàng bỏ ra trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng chính trong tổng chi phí của ngân hàng. Chi phí trả lãi năm 2014 là7,113,131 triệu đồng ( chiếm 56.52% tổng chi phí) và tăng lên 10,463,257 triệu đồng (chiếm 41,27% tổng chi phí). Chi phí này tăng lên theo sự tăng lên của hoạt động tín dụng và chính sách tăng lãi suất huy động nhằm thu hút khách hàng.
Tiếp theo đó là chi phí hoạt động, phải kể tới chi phí trả luơng nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí khác liên quan đến quá trình hoạt động của ngân hàng. Với quy mô trải khắp ba miền đất nuớc với hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch lớn mạnh, đội ngũ nhân viên dồi dào, ngày càng tăng kéo theo chi phí hoạt động tăng từ 3,682,984 triệu đồng năm 2014 lên 6,621,352 triệu đồng năm 2016. Tuy nhiên, tỷ trọng khoản mục này trong tổng chi phí có xu huớng giảm nhẹ. Đây là kết quả của việc thực hiện một số biện pháp tiết kiệm, tối uu hóa chi phí, bao gồm sắp xếp cơ cấu lại bộ máy bán hàng, đồng thời đẩy mạnh mô hình tập trung bộ máy hỗ trợ.
47
Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, sử dụng hiệu quả với mức tăng thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng thu nhập. VBank tiếp tục đầu tư và củng cố các hệ thống nền tảng về con người, quy trình và công nghệ để phục vụ tốt cho tăng trưởng kinh doanh. Đồng thời trong năm, chi phí luôn được kiểm soát ở mức hợp lý, sử dụng hiệu quả và Ngân hàng đã triển khai một loạt dự án tối ưu hóa chi phí hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải tiến, rút ngắn quy trình, tự động hóa các hoạt động hỗ trợ cũng như hoạt động phục vụ khách hàng. Những kết quả ban đầu là rất khả quan, với tăng trưởng chi phí thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng về quy mô kinh doanh cũng như thu nhập.
Chi phí dự phòng rủi ro được trích lập tăng cao nhằm xử lý nợ xấu và dự phòng nợ xấu. Với chủ trương thận trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và quản lý nợ xấu, tổng chi phí dự phòng tăng lên khá nhanh trong giai đoạn 2014 - 2016 từ 979,474 triệu đồng lên 5,313,094 triệu đồng. Chi phí dự phòng trích lập cao hơn năm trước chủ yếu do tái cấu trúc các danh mục đầu tư, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro nên các khoản nội bảng trích tăng 1.650 tỷ đồng và do trích lập dự phòng cho các khoản nợ đã bán sang Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC).
VPBank đã tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu một cách nghiệm túc và toàn diện, việc tăng dự phòng rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng có đủ nguồn lực để giải quyết nợ xấu tồn đọng. Tuy nhiên,VPBank cần có biện pháp hạn chế rủi ro với những khoản vay mới, tránh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình.
Chi phí thuế TNDN cũng tăng lên do lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ngày càng lớn mạnh, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang trên đà phát triển và ổn định.
Nguồn: BCTC và tổng hợp của tác giả
Lợi nhuận là mục tiêu cốt lõi, theo đuổi của bất kì đơn vị kinh doanh nào và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Việc phân tích nguồn thu, nguồn chi của bản thân ngân hàng thực chất cũng là muốn có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động để các nhà quản trị có huớng đi đúng đắn, phù hợp nhằm tăng thu, giảm chi, đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.
Song song với sự tăng lên của thu nhập và chi phí, lợi nhuận VPBank giai đoạn 2014 -2016 tăng nhanh chóng từ 1,500,001 triệu đồng năm 2014 lên gấp hơn 2 lần năm 2016 (2,935,045 triệu đồng). Lợi nhuận của VPBank năm 2016 là một con số khá ấn tuợng, đã đua VPBank trở thành ngân hàng có kết quả kinh doanh đứng đầu trong khối Ngân hàng thuơng mại cổ phần.
Biểu đồ 2.7: Lợi nhuận một số ngân hàng năm 2015 (Tỷ đồng)
Tv đSne Bàng xềp hạng Icri nhuận ngân hàng năm 2015
Nguồn: Cafef
Biểu đồ 2.8: Lợi nhuận một số ngân hàng năm 2016 (Tỷ đồng)
Ty đồng Bàng xễp hạng Icri nhuận ngân hàng năm 201G
2.2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu sinh lời
Ngoài việc phân tích về số tuyệt đối của lợi nhuận, phần tiếp theo sẽ sử dụng thêm việc phân tích một số hệ số phản ánh khả năng sinh lời của VPBank. Ba tỷ lệ đuợc quan tâm đặc biệt trong phân tích là ROA, ROE, NIM. Đây là ba chỉ tiêu tiêu biểu, phản ánh tình hình sinh lời của bất cứ ngân hàng nào.
Chỉ tiêu ROA
Biểu đồ 2.9: ROA một số ngân hàng năm 2016 (%)
Nguồn: BCTC và tổng hợp của tác giả
Chỉ tiêu ROA của VPBank có chiều huớng tăng giai đoạn 2014 - 2016 từ 0,92% năm 2014 lên 1,23% năm 2015 và tăng tiếp lên 1,72% năm 2016. Sở dĩ có sự tăng này là do tốc độ tăng truởng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng truởng của tổng tài sản. Hoạt động kinh doanh của VPBank năm 2016 khá ấn tuợng khi lợi nhuận đạt đuợc cao hơn cả của AgriBank và là ngân hàng tốp đầu về lợi nhuận. So trong năm 2016 thì chỉ tiêu ROA của VPBank cao hơn nhiều so với MBBank (1,13%) và TechcomBank (1,34%). Một sự thay đổi ngôi vị ngoạn mục cho thấy sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng năm 2016.
Chỉ tiêu ROE
2014 2015 2016 Tiền và các khoản tương đương tiền 1.358.034 1.632.425 1.727.361 Tổng tiền gửi khách hàng 108.353.665 130.270.670 123.787.572
Tổng tài sản 163.241.378 194.876.428 228.770.918
Trạng thái ngân quỹ 1 1.25% 1.25% 1.40%
Trạn thái ngân quỹ 2 0.83%
\-- 0.84%--- 7---
0.76%
Biểu đồ 2.10: ROE một số ngân hàng năm 2016 (%)
Nguồn: BCTC và tổng hợp của tác giả
Chỉ tiêu ROE của VPBank giai đoạn 2014 - 2016 tăng từ 16,7% lên 22,91%. Chỉ số này có ý nghĩa là trong một đồng vốn chủ sở hữu thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này là khá cao so với TechcomBank( năm 2016 là 16,08%) và MBBank (năm 2016 là 10,85%) thể hiện hoạt động kinh doanh của VPBank đang rất hiệu quả, tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn nhiều tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu trong khi hệ số đòn bẩy có chiều huớng giảm. Điều này cho thấy VPBank đang hoạt động hiệu quả và an toàn, bộ máy quản trị Ngân hàng đã và đang có những chiến luợc đúng đắn nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho VPBank.
Hệ số NIM
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn cần xem xét tới hệ số NIM. Nhu chúng ta đều biết, thu nhập lãi là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng và VPBank cũng không ngoại lệ. Việc hệ số NIM biến động tăng giảm cho thấy đuợc khả năng của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản có sinh lời để tạo ra nguồn thu cho chính mình.
51
Biểu đồ 2.11: NIM một số ngân hàng năm 2016 (%)
■VPBank
■ MBBank
BTechcomBank
Nguồn: BCTC và tổng hợp của tác giả
Giai đoạn 2014 - 2016, tỷ lệ này của VPBank tăng từ đều trong khi MBBank tăng nhẹ và TechcomBank có xu hướng giảm. Từ biểu đồ ta có thể thấy được khả năng tạo nguồn thu từ tài sản sinh lời của VPBank là rất tốt, tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần cao hơn tốc độ tăng tài sản sinh lời trong giai đoạn này. VPBank đang đi đúng hướng, thực hiện tốt tầm nhìn chiến lược trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.