Kết quả đạt được trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động qua việc phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 73 - 76)

6. Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Kết quả đạt được trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

thịnh vượng

2.3.1 Kết quả đạt được trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần ViệtNam thịnh vượng Nam thịnh vượng

về tài sản:

Quy mô hoạt động tiếp tục tăng trưởng ổn định: VPBank đã có sự dịch chuyển

hoạt động kinh doanh theo huớng tập trung vào các phân khúc thị truờng khách hàng trọng tâm chiến luợc và các khu vực thị truờng chọn lọc, giảm dần hoạt động ở các lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả.

Cấu trúc tài sản tiếp tục được cải thiện theo hướng nâng cao các tài sản có chất lượng tốt và tối ưu hóa hiệu quả: Cấu trúc tài sản tiếp tục tập trung tăng truởng bền

vững với sự đóng góp đáng kể của các hoạt động cốt lõi, trong đó nổi bật là cho vay khách hàng và danh mục chứng khoán

VPBank tiếp tục phát triển hai mảng kinh doanh trọng tâm phục vụ phân khúc

Khách hàng Cá nhân (KHCN), Khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME). Kết

quả tăng trưởng ấn tượng về quy mô của hai phân khúc này trong năm vừa qua đã khẳng định mục tiêu lựa chọn phân khúc khách hàng chiến lược của Ngân hàng là phù hợp và khả thi.

Cấu trúc sản phẩm cho vay cũng có nhiều thay đổi theo hướng phát triển mạnh các

sản phẩm đem lại thu nhập cao như cho vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay qua thẻ tín dụng. Với việc tập trung vào mô hình bán lẻ, VPBank đã xây dựng và triển khai thành công hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống phê duyệt và xử lý tín dụng, hệ thống thu hồi nợ vững chắc, đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro cho tăng trưởng quy mô lớn các sản phẩm bán lẻ. VPBank cũng là một trong những ngân hàng đi đầu ở Việt Nam trong việc xây dựng mô hình chấm điểm dựa trên dữ liệu lớn cho khách hàng cá nhân

VPBank tiếp tục tập trung rà soát và hoàn thiện các tiêu chí thẩm định tín dụng nhằm kiểm soát nợ xấu. Nhờ áp dụng thẻ điểm cho các hồ sơ tín dụng của khách hàng

cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và mô hình xếp hạng tín dụng với khách hàng doanh nghiệp lớn và định chế tài chính, VPBank đã lựa chọn được những khách hàng có chất lượng tín dụng tốt. Bên cạnh đó, hệ thống thu hồi nợ đã được hoàn thiện và chuyên môn hóa theo khách hàng, tuổi nợ và đã đạt được những kết quả khả quan

Hoạt động đầu tư được đa dạng hóa với việc đẩy mạnh các sản phẩm phái sinh lãi

suất và hàng hóa, trên cơ sở tận dụng các cơ hội của thị trường để gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng song song với việc kiểm soát và quản lý rủi ro thanh khoản.

về nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:

Nhìn chung trong giai đoạn 2014 -2016, nguồn vốn của VPBank đã có những sự cải thiện đáng ghi nhận. Về phần nợ phải trả, khoản mục quan trọng nhất là tiền gửi của khách hàng đã có sự tăng lên nhanh chóng từ đó kéo theo tỷ trọng khoản mục này trong tổng nợ phải trả của ngân hàng cũng tăng lên. Đây là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng trực tiếp tạo ra lợi nhuận.Tiền gửi có kì hạn chiếm ưu thế cao nhất, trong khi đây là nguồn tiền gửi có độ ổn định cao, đảm bảo thanh khoản tốt cho ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu cũng có sự tăng lên đáng kể trong giai đoạn này, với tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu hàng năm cao so với một số ngân hàng khác và được duy trì ở mức ổn định. Đóng góp chủ yếu vào sự tăng lên của vốn chủ sở hữu vẫn chủ yếu từ những nguồn bên ngoài nhưng trong giai đoạn này ghi nhận sự tăng lên từ nguồn vốn nội bộ, điều đó cho thấy VPBank đang hướng đến sự tăng trưởng bền vững.

Nguồn vốn được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và chiến lược huy động vốn. Hàng năm, VPBank xây dựng và triển khai kế hoạch nguồn vốn cụ thể ngay từ đầu năm. Kế hoạch nguồn vốn được xây dựng chi tiết tới cấu trúc nguồn huy động: từ cá nhân, tổ chức kinh tế, TCTD, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, cho đến kế hoạch phát hành giấy tờ có giá và cấu trúc theo kỳ hạn,... vừa đảm bảo tuân thủ an toàn vốn nói riêng và các chỉ số an toàn tài chính nói chung trong từng thời kỳ, đồng thời góp phần định hướng kinh doanh toàn hàng.

Việc phát hành giấy tờ có giá là nguồn vốn ổn định, dài hạn để tài trợ cho tăng trưởng tài sản trung dài hạn, đảm bảo an toàn trong cấu trúc tài sản. Điều này sẽ giúp VPBank tiếp cận được với nguồn vốn ổn định hơn và giảm áp lực nguồn vốn tiền gửi, ngoài ra cũng thấy được vị thế, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính.

về khả năng sinh lời

Tổng thu nhập hoạt động thuần tăng cao nhờ thay đổi cấu trúc sản phẩm, tối đa hóa hiệu suất hoạt động: VPBank có được tăng trưởng về thu nhập hoạt động thuần

cao hơn nhiều so với tăng trưởng về quy mô tài sản là nhờ chiến lược tăng trưởng mạnh ở các phân khúc cốt lõi, sản phẩm mới tiềm năng, tăng cường chất lượng tài sản, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, bán chéo và nâng cao hiệu quả cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn.

Chi phí hoạt động được kiểm soát trên cơ sở tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động: nhờ kiểm soát tốt chi phí hoạt động với việc triển khai một loạt

các dự án tối ưu hóa chi phí hoạt động, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh số hóa, tự động hóa, sử dụng hiệu quả chi phí vận hành Ngoài việc đảm bảo chi phí dự phòng được trích đúng và đủ theo quy định của NHNN, VPBank còn có cách tiếp cận thận trọng hơn trong việc trích dự phòng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Chi phí dự phòng rủi ro được trích lập tăng cao nhằm xử lý nợ xấu và dự phòng nợ xấu. Với chủ trương thận trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và quản lý nợ xấự

Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng ấn tượng, các tỷ suất sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn đều được nâng cao: Lợi nhuận của VPBank giai đoạn 2014 - 2016 là những con

số khá ấn tượng, đã đưa VPBank trở thành ngân hàng có kết quả kinh doanh đứng đầu trong khối Ngân hàng thương mại cổ phần.

về khả năng thanh khoản

Ngân hàng hiểu rõ mối quan hệ qua lại của rủi ro tín dụng, rủi ro thị truờng tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng cũng nhận thức rõ ràng rủi ro thanh khoản đến từ hai phía của bảng cân đối tài sản của ngân hàng.Vì vậy, cách tiếp cận quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng luôn chú trọng việc đa dạng hóa hoạt động đầu tu, tín dụng và tăng cuờng khả năng tiếp cận thị truờng vốn bằng nhiều công cụ và sản phẩm huy động vốn khác nhau.

Ngân hàng thực hiện theo dõi hàng ngày tình hình thanh khoản và dự báo biến động của các dòng tiền ảnh huởng đến khả năng thanh khoản trong tuơng lai, đảm bảo mọi thời điểm luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của NHNN và các quy định nội bộ của ngân hàng.

Thanh khoản của VPBank luôn nằm trong sự an toàn, Vpbank luôn đảm bảo đuợc khả năng thanh khoản trong từng thời kì khác nhau. Điều này cho thấy đuợc hiệu quả hoạt động của VPBank khi cân đối đuợc giữa thanh khoản và mức độ sinh lời.

về mức đồ an toàn vốn

Hệ số an toàn vốn của VPBank duy trì khá ổn định từ 11,3 - 12,5% trong vòng 5 năm gần đây. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) năm 2016 đạt 13,02%, tiếp tục duy trì ở mức cao hơn so với quy định 9% của Ngân hàng Nhà nuớc, đảm bảo hoạt động của ngân hàng luôn an toàn, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, phù hợp với sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động qua việc phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w