Đánh giá chung về hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động qua việc phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 77 - 81)

6. Nội dung nghiên cứu

2.3.3 Đánh giá chung về hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt

thịnh vượng

Năm 2016 là năm cận cuối trong lộ trình triển khai chiến lược 5 năm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng với tầm nhìn trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. VPBank đã đạt các thành tựu rất đáng ghi nhận trong năm 2016, bao gồm các kết quả kinh doanh đáng khích lệ cùng công tác chuẩn bị sẵn sàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Những thành tựu trên được tạo nên bởi sự tập trung cao độ và nỗ lực không ngừng nghỉ trong năm qua của toàn thể cán bộ nhân viên trên con thuyền VPBank, theo kim chỉ nam do Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành đề ra. Đây mới chỉ là những thành quả đầu tiên và còn rất nhiều mục tiêu mà Ngân hàng có thể đạt được trong những năm tới, với nền tảng đã

được xây dựng cũng như tầm nhìn xa và sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng. Ket quả kinh doanh nổi bật đã giúp VPBank củng cố vị trí trong nhóm các ngân hàng TMCP có quy mô và lợi nhuận cao hàng đầu tại thị trường Việt Nam hiện nay

Có được kết quả kinh doanh nổi bật trong năm qua, không thể không kể đến vai trò cốt lõi của hệ thống nền tảng với sự chuyển đổi và hoàn thiện tích cực. Nhằm thích ứng với các xu hướng thị trường, hành vi tiêu dùng khách hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, quản trị nội bộ và của cơ quan quản lý Nhà nước, VPBank đã nắm bắt và đi trước trong thiết kế kiến trúc hệ thống, với việc triển khai gần 300 sáng kiến, tối ưu hóa, cải tiến hệ thống, quy trình có mức độ ảnh hưởng sâu rộng và thực hiện 8 dự án trọng điểm toàn hàng trong năm 2016. Đa số các hoạt động chuyển đổi này đều hướng tới chuyển đổi mô hình kinh doanh và vận hành tập trung hóa, chuyên môn hóa, và tách bạch độc lập nghiệp vụ trong bức tranh rõ nét về tài chính, quản trị rủi ro, vận hành, sản phàm... dựa trên nền tảng tự động hóa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Các chỉ số tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động được đo lường sát với bản chất, giúp kịp thời xác định và tháo gỡ các khó khăn, liên tục cải thiện hiệu suất, chất lượng hoạt động. Thêm vào đó, VPBank đang quyết liệt triển khai chiến lược ngân hàng số, nhằm đưa loại hình dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ trở thành trọng tâm, phù hợp với phân khúc khách hàng yêu thích trải nghiệm và sử dụng công nghệ, cũng như tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II khóa luận đã phân tích toàn diện, tổng hợp trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của VPBank về tài sản, nguồn vốn cũng như khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, mức độ an toàn vốn và phân tích sâu sắc hơn những nhân tố hình thành nên các khoản mục này. Qua việc phân tích báo cáo tài chính, từ những con số đưa ra những nhận định, đã cho thấy những kết quả tốt đẹp, đáng ghi nhận của ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác tổ chức, quản lý bộ máy. Bên cạnh đó, việc phân tích cũng cho thấy được những tồn tại mà VPBank đang mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau và cần có những biện pháp khắc phục kịp thời.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUA VIỆC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)

3.1 Dự báo một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng những năm tới

Năm 2016, chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng có sự cải thiện: Tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống theo báo cáo giảm từ 2,9% trong năm 2015 xuống 2,8% trong năm 2016. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tại một số ngân hàng yếu kém diễn ra chậm và chưa triệt để, sẽ tiếp tục cản trở mục tiêu giảm lãi suất trong năm 2017. Theo báo cáo của UBGSTCQG, trong số nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), chỉ mới xử lý được khoảng 38 nghìn tỷ đồng, tương đương 15% và chiếm 4,3% tổng dư nợ tín dụng.

Các chỉ tiêu tiền tệ tăng đúng định hướng NHNN đề ra từ đầu năm. Đến cuối năm 2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 17,88%, huy động vốn tăng 18,38% so với cuối năm 2015. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ổn định và cả năm đạt 1,87%, góp phần quan trọng trong việc thực hiện kiểm soát lạm phát, CPI cả năm 4,74%, đạt mục tiêu dưới 5% của Quốc hội đề ra. Thanh khoản của hệ thống được đảm bảo và có dư thừa, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt.

Kinh tế thế giới dự kiến sẽ có nhiều diễn biến bất lợi, đứng trước nhiều yếu tố bất định và khó lường, dẫn tới việc các tổ chức quốc tế đã liên tục giảm dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017 chỉ đạt 3,3% - 3,4%, đồng thời cảnh báo sự thụt lùi của xu thế tự do hóa thương mại và nguy cơ tăng trưởng thấp kéo dài. Những năm trước khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới từng tăng trưởng quanh mức 5%. Cùng với việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới, bao gồm Mỹ còn 1,8%, Trung Quốc 6,2%, Nhật Bản 0,6% và Anh 1,1%. Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc hơn khi các chính sách điều hành, kích thích tăng trưởng áp dụng trong năm 2016 phát huy tác dụng như lộ trình cắt giảm thuế quan với nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực, Nghị quyết 19 về cải cách môi trường kinh doanh, cải cách Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... Một số chỉ tiêu

kinh tế chủ yếu được dự kiến như sau: GDP tăng khoảng 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6-7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP.

Với ngành ngân hàng, tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế Fitch Ratings dự báo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2017, đồng tiền ổn định và lạm phát trong ngưỡng an toàn sẽ hỗ trợ chất lượng tài sản, tính thanh khoản hệ thống ngân hàng. NHNN cũng đặt ra định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2017 là 18%, tổng phương tiện thanh toán tăng từ 16-18%. Đối với VPBank, năm 2017 là năm cuối cùng triển khai chiến lược 5 năm 2012 -2017 hướng tới tầm nhìn trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, với mục tiêu cơ bản là đưa VPBank vào tốp dẫn đầu thị trường về: (i) quy mô khách hàng bán lẻ (KHCN và SME); (ii) quy mô cho vay bán lẻ; (iii) quy mô doanh thu toàn Ngân hàng; và (iv) hiệu quả kinh doanh theo chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE).

Với chủ trương đó, định hướng kinh doanh năm 2017 của VPBank lấy tăng trưởng chất lượng là quan điểm chủ đạo, xuyên suốt các chủ trương chính sách của Ngân hàng, song song với tăng trưởng quy mô một cách chọn lọc. Cụ thể trong năm 2017 bà những năm tới, VPBank tập trung vào các định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt, tập trung vào các phân khúc thị

trường khách hàng trọng tâm của chiến lược và các khu vực thị trường chọn lọc, cụ thể, tăng trưởng tín dụng, huy động và cơ sở khách hàng sẽ được đẩy mạnh tại hai phân khúc khách hàng chủ chốt là Khách hàng cá nhân và SME thông qua việc nâng cao năng suất bán hàng và chất lượng đội ngũ bán hàng đã được đầu tư mạnh. Đối với các khối khách hàng tổ chức lớn CMB&CIB, tập trung vào việc tái cấu trúc danh mục cho vay, đẩy mạnh bán chéo và cung cấp các sản phẩm chuyên sâu. Các khối kinh doanh còn lại sẽ đẩy mạnh phát triển sản phẩm và tối ưu hóa bảng cân đối. Ngoài ra chú trọng nâng cao hiệu quả sinh lời thông qua tối ưu hóa cơ cấu sản phẩm, tăng biên lợi nhuận và đẩy mạnh thu phí.

Thứ hai, nghiên cứu lựa chọn thêm một số cơ hội kinh doanh tiềm năng để tập

trung đầu tư cơ bản, tạo tiền đề tăng trưởng thu nhập cho các năm kế tiếp.

Thứ ba, tiếp tục củng cố và hoàn thiện các hệ thống nền tảng theo hướng tập trung

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ở mọi khâu mấu chốt, đẩy mạnh số hóa, tập

trung hóa, tự động hóa; hoàn thành dứt điểm các dự án chiến lược phục vụ cho giai đoạn tăng trưởng quyết liệt, tạo sự thay đổi về chất trong tối ưu hóa chi phí hoạt động toàn ngân hàng đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ tổng hợp ở các khâu then chốt nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động qua việc phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 77 - 81)