Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả về khả năng thanh khoản của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động qua việc phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 84 - 85)

6. Nội dung nghiên cứu

3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả về khả năng thanh khoản của

Thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng đối với bất kì ngân hàng nào. Thanh khoản tốt góp phần cho ngân hàng hoạt động an toàn, tránh khỏi nguy cơ phá sản nhưng dự trữ nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, khi mà những tài sản có tính sinh lời cao, tính thanh khoản thấp không được chú trọng đầu tư, sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần có những bước đi, chiến lược đúng đắn.

Ngân hàng cần tập trung chú trọng việc đa dạng hóa hoạt động đầu tư, tín dụng và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường vốn bằng nhiều công cụ và sản phẩm huy động vốn khác nhau, nhằm tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

VPBank cần thực hiện theo dõi hàng ngày tình hình thanh khoản và dự báo biến động của các dòng tiền ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản trong tương lai, để đảm bảo mọi thời điểm luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của NHNN và các quy định nội bộ của ngân hàng. Bộ phận theo dõi thanh khoản cần được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm cũng như kĩ năng chuyên môn, nhằm dự báo chính xác tình hình thanh khoản của ngân hàng để có những biện pháp phòng ngừa kịp thời, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả về an toàn vốn của VPBank

Tăng cường hệ số an toàn vốn: Từ công thức tính hệ số CAR, có thể thấy muốn

nâng cao hệ số này bằng cách tăng vốn chủ sở hữu, VPBank còn có thể giảm tài sản có rủi ro chuyển đổi bằng cách áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro với tài sản, trong đó những vấn đề chính là:

Nợ khó đòi: Ngân hàng cần hạn chế số luợng và quy mô các khoản nợ xấu này

thông qua những quy định chặt chẽ hơn trong nghiệp vụ tài sản có, trong đó quan trọng nhất là phải tìm hiểu thật đầy đủ và phân tích thật kĩ tính khả thi của dự án cũng nhu khả năng chi trả của chủ thể đi vay và yêu cầu có tài sản đảm bảo cho món vay. Ngân hàng cũng nên mở rộng phạm vi khách hàng và chú trọng những đối tuợng có mức độ an toàn cao, nhu vậy sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Đối với các khoản nợ xấu đang tồn tại, ngân hàng cần phân loại và xử lý dứt điểm, không để tình trạng tồn đọng từ năm này đến năm khác.

Các danh mục tài sản chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái (nhu hợp đồng mua bán ngoại tệ kì hạn) ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa biến động tiêu cực của tỷ giá phát sinh từ những hợp đồng này nhu các công cụ phái sinh để đảm bảo giá trị tài sản không bị sụt giảm cùng thời gian khi hợp đồng đáo hạn truớc những biến động của thị truờng.

Đối với các khoản đầu tư chứng khoán hay các khoản mục ngoại bảng ngân hàng cần áp dụng các biện pháp nhu đối với các khoản cho vay nói trên. Cụ thể cần phải có đầy đủ thông tin, phân tích chi tiết đối tuợng đầu tu và lựa chọn những lĩnh vực đầu tu với rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Các khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh hay phát hành thu tín dụng cũng phải đuợc tìm hiểu kĩ luỡng về mức an toàn và xếp hạng tín dụng, khả năng tài chính cũng nhu tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động qua việc phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 84 - 85)