6. Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động về tài sản của VPBank
3.2.1.1 Quản trị chất lượng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả đồng thời đa dạng hóa loại hình cho vay
Ngân hàng cần chú trọng triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh mới và nâng cao chất lượng tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng; thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi, kiểm tra chặt chẽ khách hàng vay, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp; rà soát, đánh giá lại các khoản nợ hiện đang được cơ cấu lại và kiên quyết chuyển sang nợ xấu khi đủ điều kiện.
Ngoài ra, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với sự tăng trưởng của nguồn vốn cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Cụ thể là việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn và tăng trưởng ngoại lệ, bám sát chính sách điều hành của NHNN và tình hình thanh khoản của hệ thống cũng như của chính ngân hàng để có chính sách tín dụng phù hợp với từng giai đoạn, từng biến động của thị trường.
Ngân hàng cũng cần phân bổ tín dụng hợp lý, các phương án có hiệu quả phù hợp với thế mạnh kinh tế từng khu vực, từng địa bàn, hạn chế cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục các mặt hàng không khuyến khích, chú trọng cho vay đối với những phân khúc khách hàng mang lại nguồn thu ổn định đồng thời giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất nhằm đảm bảo an toàn.
Đa dạng hóa lĩnh vực cho vay là một hoạt động rất cần thiết đối với ngân hàng, bởi lẽ thông qua hoạt động này ngân hàng sẽ phân tán được rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng. VPBank là một ngân hàng chủ đạo trong phân khúc bán lẻ, có nhiều lợi thế trong hoạt động cho vay, huy động vốn với cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro SME) , doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Tuy nhiên gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng ngoài quốc dân khác trong thị trường bán lẻ.VPBank nên đưa ra chiến lược, hướng đi đúng đắn nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho Ngân hàng.
3.2.1.2 Tăng cường quản lý danh mục đầu tư
Như đã phân tích ở trên, hiện chất lượng của khoản mục chứng khoán đầu tư và khoản mục cho vay các TCTD khác của Vpbank chưa thực sự cao, để nâng cao chất lượng các khoản mục này, khóa luận xin đưa ra một số biện pháp:
Thứ nhất, tăng cường khả năng nghiện cứu và phân tích kinh tế, thị trường để
phòng ngừa từ xa các rủi ro về đầu tư: việc phân tích tình hình kinh tế, thị trường sẽ mang lại cho ngân hàng một cái nhìn toàn cảnh về triển vọng của nền kinh tế. Từ đó sẽ giúp ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra được những quyết định đầu tư phù hợp.
Thứ hai, nghiên cứu, phân tích kĩ các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp để đầu tư
chứng khoán hoặc góp vốn liên doanh để phòng ngừa trường hợp không hiệu quả khi bỏ vốn đầu tư. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá chứng khoán của doanh nghiệp đó trên thị trường, nghiên cứu kĩ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro phát sinh trong việc đầu tư chứng khoán hay nói cách khác chất lượng của khoản mục này sẽ được tăng lên. Tương tự, khi cho vay các TCTD khác cũng cần xem xét đến tình hình hoạt động của các TCTD đó, thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn tránh trường hợp phát sinh các khoản nợ xấu.
Thứ ba, xây dựng các báo cáo phân tích thường xuyên các công cụ đầu tư trên thị
trường chứng khoán để có thể lường trước những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu rủi ro và có thể tránh những trường hợp đầu tư quá rủi ro.
3.2.1.3 Mở rộng mạng lưới giao dịch trên toàn quốc, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Với kết quả đạt được trong những năm gần đây cho thấy VPBank đang không ngừng lớn mạnh, vươn lên nằm trong tốp những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Sự phát triển này đòi hỏi cần có sự mở rộng về mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch được diễn ra thông suốt trên cả ba miền đất nước. VPBank nên mở thêm chi nhánh và phòng giao dịch ở tất cả các tỉnh và thành phố, những khu vực ngoại thành, nông thôn nhằm giúp người dân được sử dụng những dịch vụ tiện ích của Ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển đồng thời cũng tạo ra những nguồn thu mới cho Ngân hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng ở từng chi nhánh, phòng giao dịch đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra ổn
định, khách hàng được chăm sóc, phục vụ tận tình, chất lượng dịch vụ được nâng cao, nhằm tạo dựng được uy tín, hình ảnh cho ngân hàng.