6. Nội dung nghiên cứu
2.2.4 Phân tích về khả năng thanh khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Việt Nam thịnh vượng
Thanh khoản là khả năng của ngân hàng sử dụng, tìm kiếm các nguồn tiền để đáp ứng các nhu cầu thanh toán chi trả hoặc cấp tín dụng của khách hàng trong từng thời kì cụ thể. Phân tích khả năng thanh khoản của VPBank qua một số chỉ tiêu tiêu biểu giai đoạn 2014 - 2016.
Năm 2013 2014 2015 2016 Cho vay khách hàng/ Tổng tài sản 42.77% 47.33% 59.04% 62.33%
Nguồn: BCTC và tổng hợp của tác giả
52
Hệ số trạng thái ngân quỹ đo lường tỷ lệ tiền mặt hiện có trong tay ngân hàng có đủ đáp ứng nhu cầu rút tiền của của khách hàng hay không. Trong giai đoạn 2014 - 2016, trạng thái ngân quỹ không biến động nhiều và cũng không phải con số khá lớn. Vì tiền và khoản tương đương tiền là những khoản mục tài sản không sinh lời nhưng lại có tính thanh khoản cao. Vì vậy, ngân hàng cần cân nhắc giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời để giữ được một tỷ số phù hợp. Lượng tiền mặt có trong tay ngân hàng tương đối nhỏ so với tổng lượng tiền gửi nói riêng và tổng tài sản nói chung, nhưng đó cũng là một phần đảm bảo cho khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Ngoài ra, để đảm bảo khả năng thanh khoản, ngân hàng còn sử dụng thêm những khoản mục tài sản có tính lỏng cao như các khoản vay ngắn hạn, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư....
Bảng 2.19: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của VPBank giai đoạn 2013 - 2016 (%)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 VPBank 34.62% 19.38% 17.39% MBBank 11.15% 10.25% 15.93% TechcomBank 10.70% 9.15% 22.59% Năm 2014 2015 2016
Tiền gửi của khách hàng 108353665 130270670 123787572
Tỷ lệ tăng trưởng 20.23% -4.98%
Nguồn: BCTC và tổng hợp của tác giả
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/Tổng tài sản có phản ánh tình hình cho vay thực tế của ngân hàng trên tổng tài sản có. Tỷ lệ này tăng đều qua từng năm cho thấy cho vay khách hàng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng.
Như đã phân tích ở phần tài sản, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn thấp và tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn cao mang đến cho VPBank những thuận lợi nhất định tuy nhiên cũng là bài toán khá nan giải. Những khoản vay có kì hạn dài thường có lãi suất cao hơn, đem lại cho ngân hàng nguồn thu lớn song những khoản vay này thường tiểm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, khi tập trung quá nhiều vào cho vay khách hàng, sẽ không đảm bảo thanh khoản kịp thời khi khách hàng rút tiền. VPBank nên có những biện pháp đảm bảo khả năng thanh khoản đồng thời cân nhắc với khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng này.
53
Bảng 2.20: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của một số ngân hàng giai đoạn 2014 - 2016(%)
Nguôn: BCTC và tông hợp của tác giả
Hệ số đòn bẩy tài chính 2014 2015 2016
VPBank 18.18 14.56 13.32
MBBank 12.11 ^953 9.64
TechcomBank 11.74 11.67 12.02
Nguôn: BCTC và tông hợp của tác giả
Tỷ lệ tăng trưởng tài sản lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi thì một phần tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn biến động, không ổn định, gây ra sự không tương thích giữa tài sản và nguồn vốn, ngân hàng có thể gặp rủi ro về thanh khoản.
Đánh giá về tỷ lệ cho vay khách hàng trên lượng tiền gửi khách hàng (LDR). Tại VPBank, mức độ sử dụng vốn từng ở mức thấp, thể hiện qua tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động (LDR) cuối 2015 chỉ vào khoảng 63%. Để nâng hiệu quả sử dụng vốn, nâng LDR là lựa chọn. Nhưng nâng bằng cách đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng không phải là giải pháp duy nhất. Năm 2016, VPBank chủ động giảm mẫu số huy động vốn, bớt chi phí huy động và qua đó giúp nâng đáng kể chỉ số LDR. Năm 2016, chỉ số này đã tăng lên 67,44%, cho thấy mức độ an toàn về nguồn vốn của VPBank đã được cải thiện, khi việc cho vay đã giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài, từ đó là tấm đệm cho tăng trưởng và bảo vệ VPBank trước những nguy cơ rủi ro thanh khoản tăng lên.
Tóm lại, rủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi Ngân hàng không cân đối đủ tiền để có thể đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, hoặc có thể đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán đến hạn nhưng phải chịu tổn thất lớn để thực hiện các nghĩa vụ đó. Rủi ro này gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận, vốn, danh tiếng của ngân hàng, thậm chí có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.
54
Ngân hàng luôn duy trì một danh mục và khối luợng cụ thể của các tài sản có tính thanh khoản cao, có thể bao gồm nhung không hạn chế: tiền mặt, vàng, tiền gửi liên ngân hàng, trái phiếu chính phủ và các tài sản khác có tính thanh khoản cao để đảm bảo luôn đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán đến hạn. Các giới hạn rủi ro thanh khoản đuợc thiết lập dựa trên các dự báo thanh khoản của ngân hàng, từ đó có biện pháp và huớng đi phù hợp đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng.