Các điều kiện khác bảo đảm chất lượng tranh luận

Một phần của tài liệu Thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại thành phố Hà Nội) (Trang 27 - 29)

1. 3.2 Hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết thực tiễn xét xử

1.3.4. Các điều kiện khác bảo đảm chất lượng tranh luận

- Giám sát đối với hoạt động tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm là một loại giám sát có tính đặc thù trong tổng thể cơ chế giám sát đối với quyền lực nhà nước nói chung, phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong từng giai đoạn phát triển của Nhà nước Việt Nam. Việc giám sát đối với hoạt động tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm sẽ góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ công lý cũng như xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. Giám sát thủ tục tranh luận tại phiên tòa thể hiện thông qua việc giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc Hội, HĐND), Mặt trận tổ quốc, phương tiện truyền thông và của người dân.

- Kiểm tra nghiệp vụ của cơ quan cấp trên đối với hoạt động tham gia xét xử của mỗi chủ thể Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Thông qua việc kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất hoạt động xét xử nói chung, thủ tục tranh luận tại PTXXHSST nói riêng được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và quy chế nghiệp vụ của từng ngành. Mặt khác qua kiểm tra sẽ phát hiện những vi phạm, thiếu sót của mỗi cá nhân, đơn vị từ đó rút kinh nghiệm chung trong toàn ngành hoặc địa phương. Do đó việc kiểm tra nghiệp vụ cũng là cơ sở để tổng kết thực tiến xét xử.

đươc hiểu là sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp nhằm giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, nhanh chóng, chính xác với nhiều hình thức phối hợp khác nhau như: giải quyết theo thủ tục rút gọn, khi Tòa án xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, hay việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm… . Việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm có thể thực hiện theo từng ngành hoặc liên ngành Tòa án, Kiểm sát theo chỉ tiêu đối với mỗi Kiểm sát viên và Thẩm phán đặc biệt là với những vụ án phức tạp, có người bào chữa, người chưa thành niên phạm tội… đã tạo ra những thay đổi tích cực. Hình thức này rất bổ ích khi có đại diện của cấp trên (các vụ/phòng nghiệp vụ), đồng nghiệp cùng theo dõi phiên tòa sau đó tiến hành họp rút kinh nghiệm đưa ra những ý kiến, đóng góp về các tình huống tại phiên tòa nói chung và phần tranh luận nói riêng để nâng cao nghiệp vụ cho không chỉ Kiểm sát viên, Thẩm phán mà còn rất hữu ích cho những đồng nghiệp khác theo dõi phiên tòa.

- Các điều kiện về chế độ, chính sách đối với TP, KSV, LS cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho phiên tòa cần được đảm bảo, nhất là về tiền lương, trụ sở, trang thiết bị làm việc, phương tiện kỹ thuật...Ở một số nước đang phát triển như Brazil lương thẩm phán cao gấp 33 lần mức lương trung bình; tại Ecuador là 18 lần; tại Pêru là 14 lần... [28]. Với sự đảm bảo về vật chất này sẽ hạn chế được tối đa những tác động tiêu cực đối với Thẩm phán trong vấn đề độc lập xét xử.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỦ TỤC

Một phần của tài liệu Thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại thành phố Hà Nội) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)