Yêu cầu Cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu Thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại thành phố Hà Nội) (Trang 67 - 68)

1. 3.2 Hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết thực tiễn xét xử

3.1.1. Yêu cầu Cải cách tư pháp

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, các cơ quan tư pháp đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, trong đó chất lượng hoạt động tranh tụng tại các phiên toà xét xử vụ án hình sự còn thấp. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/02/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: "Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với nhu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm; làm oan người vô tội; vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp". Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhận thức về hoạt động tranh tụng cho đến thực tiễn hoạt động của các cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát Toà án cũng như công tác cán bộ, trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị của các cán bộ cơ quan tư pháp, cơ sở vật chất trang thiết bị, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ của các cơ quan tư pháp…

Nhận thức được tầm quan trọng của cải cách tư pháp, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương lớn, thể hiện trong nhiều chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/02/2002 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. Việc ban hành những văn bản quan trọng này thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nhiệm vụ cải cách tư pháp nói chung, tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức và hành động của các cơ quan tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, góp phần bảo vệ công lý, thúc đẩy sự phát triển ổn định của nền kinh tế - xã hội.

Trong nội dung cải cách tư pháp, tranh tụng đã được đặt ra từ nhiều năm, đặc biệt sau khi có Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49 vấn đề tranh tụng tại phiên toà được khẳng định là khâu đột phá trong tiến trình cải cách tư pháp, là xu hướng vận động tất yếu của quá trình dân chủ hoá. Tuy nhiên, trước khi Bộ luật TTHS năm 2015 được ban hành, vấn đề này lại chưa được cụ thể hoá thành một nguyên tắc của Bộ luật TTHS do đó tính pháp lý chưa cao. Vấn đề về khái niệm, chủ thể, nội dung, phạm vi của tranh tụng tại phiên toà chưa được giải thích rõ. Trong thực tế, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, có lúc, có nơi, vấn đề tranh tụng chưa được thực hiện hoặc bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Do vậy, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự là một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại thành phố Hà Nội) (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)