1. 3.2 Hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết thực tiễn xét xử
2.2.1. Thực tiễn tranh luận và những hạn chế, bất cập
2.2.1.1. Những kết quả đạt được
- Qua số liệu thống kê thụ lý và xét xử các vụ án hình sự trong 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019, kết quả như sau:
Năm Tổng thụ lý Xét xử Đình chỉ Tạm đình chỉ Tỷ lệ giải quyết (%)
2015 7554 5835 39 6 77,24
2016 7595 6510 23 11 85,71
2017 7218 6047 41 14 83,78
2018 7281 6604 50 10 90,7
2019 7181 6290 53 11 87,59
(Nguồn: Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2019), Thống kê kết quả điều tra, truy tô, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ 2015 đến 2019).
Như vậy tỷ lệ giải quyết án của Hà Nội năm 2019 tuy có thấp hơn so với tỷ lệ chung cả nước (thụ lý 67.711 vụ xét xử 66.323 vụ [14] đạt tỷ lệ 97,95%) nhưng cần phải đánh giá Hà Nội với vị trí kinh tế chính trị đặc biệt, tập trung đông dân cư, là địa bàn thuận lợi cho nhiều loại tội phạm hoạt động nên phát sinh số lượng án lớn với nhiều vụ án phức tạp. Trong năm 2019 Hà Nội có nhiều vụ án hình sự trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án tham nhũng (07/ 09 vụ thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi) đã được Tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương, được dư luận đồng tình ủng hộ với một số kết quả đáng ghi nhận về chất lượng tranh luận tại PTXXSTVAHS như sau:
Một là, Công tác tổ chức phiên tòa chu đáo, an ninh trật tự được đảm bảo, thông tin tuyên truyền được chú trọng, mọi diễn biến về phiên tòa nói chung và diễn biến tranh luận, đối đáp nói riêng đều được kịp thời cập nhật đến người dân cả nước.
Hai là, các phiên tòa đều được tổ chức theo tinh thần cải cách tư pháp, trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa, “Hội đồng xét xử đều bảo đảm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, không hạn chế thời gian tranh tụng, Kiểm sát viên thực hiện đối đáp đến cùng, tạo sự dân chủ, công khai khách quan, giúp bảo đảm quyền con người; phán quyết của Hội đồng xét xử dựa trên kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa và không bó hẹp trong phạm vi Cáo trạng truy tố” [12]. Cụ thể là hầu hết các vụ án tham nhũng, Hội đồng xét xử đã chủ động kiến nghị yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ các hành vi khác nếu có dấu hiệu vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
Ví dụ tại Bản án xét xử vụ án Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm từ ngày 28/01/2019 đến 30/01/2019, Hội đồng xét xử đã kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục làm rõ các hành vi cấp đất của các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng, nếu có vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật. Ngày 02/01/2020 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến sai phạm của một số cán bộ Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trong việc quản lý đất đai, là kết quả của kiến nghị từ Bản án trên.
Ba là, từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa, bản án của Tòa án được lập luận chặt chẽ, sắc bén, hình phạt áp dụng nghiêm khắc đối với đối tượng chủ mưu, cầm đầu nhưng cũng giảm nhẹ và khoan hồng đối với những bị cáo có vai trò thứ yếu, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bồi thường toàn bộ thiệt hại, tài sản chiếm hưởng, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, được dư luận trong nước và quốc tế đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao; đáp ứng được yêu cầu và sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay. Do vậy năm 2019, có những vụ án thu hồi được cho Ngân sách Nhà nước toàn bộ số tiền Nhà nước bị thiệt hại và số tiền chiếm hưởng của các bị cáo.
Ví dụ điển hình là vụ án xảy ra tại Mobifone, bị cáo Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông lúc đầu không thừa nhận hành vi nhận hối lộ, cùng với phương pháp đấu tranh kiên trì, mềm dẻo, cho đối chất, công bố lời khai của các bị cáo khác thì tại phần tranh luận, khi đối đáp với Luật sư,
Kiểm sát viên đã công bố một phần nội dung thư mà bị cáo đã viết gửi vợ trong quá trình điều tra thì chỉ sau thời gian nghỉ trưa, bị cáo đã thừa nhận thừa nhận đã nhận tiền hối lộ và tại lời nói sau cùng, bị cáo đã gửi lời xin lỗi Tổng Bí thư, xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân và đã động viên người nhà khắc phục toàn bộ số tiền bị cáo đã chiếm hưởng từ việc nhận hối lộ là hơn 66 tỷ đồng. Đây là vụ án đầu tiên thu hồi được toàn bộ số tiền Nhà nước bị thiệt hại và toàn bộ số tiền chiếm hưởng của các bị cáo, là điển hình của kết quả tranh luận tại phiên tòa.
* KSV giữ quyền công tố tại phiêntòa
Tỷ lệ giải quyết án của VKSND tăng trong 3 năm gần đây là 94,27% (2017), 95,33% (2018) và 96,24% (2019) dù lượng án trong các năm này cùng tăng dần mỗi năm gần 250 vụ và tỷ lệ giải quyết án bình quân trong 5 năm (2015- 2019) đạt 92,56%. Riêng năm 2019 VKSND các cấp thụ lý giải quyết 6546 vụ/11059 bị can, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm 6290 vụ/10499 bị cáo [19]. Điều đó chứng minh sự cố gắng, nỗ lực và hiệu quả của ngành Kiểm sát trong hoạt động thực hành quyền công tố. Án truy tố chiếm tỷ lệ cao hàng năm đã chứng tỏ VKS đã hạn chế tối đa án truy tố quá hạn và vi phạm thủ tục tố tụng.
Bên cạnh đó, chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa ngày càng nâng lên rõ rệt: KSV đã tích cực nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị đề cương xét hỏi. Chất lượng luận tội của KSV cũng được chuyển biến tích cực cùng với việc xây dựng đề cương tranh luận của KSV tại phiên tòa dự kiến tranh luận với rất nhiều tình huống khác nhau và căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, đồ vật trong hồ sơ vụ án, diễn biến phát sinh tại phiên tòa, với những phương án tranh luận phù hợp với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác để đảm bảo tranh luận đầy đủ, đến cùng đối với từng vấn đề... Do vậy việc đối đáp tranh luận đã được KSV chủ động, tích cực hơn.
Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các CQTHTT, CQĐT – VKS – TA và giữa TA với các cơ quan ban ngành, đoàn thể của chính quyền địa phương đã góp phần tích cực cho việc tổ chức phiên tòa, đặc biệt là các phiên tòa lưu động, phiên tòa xét xử các tội phạm về an ninh quốc gia, các tội phạm về an ninh trật tự đặc biệt nghiêm trọng.
* Đối với chủ thể là người bàochữa
Theo Báo cáo kết quả hoạt động của Liên đoàn Luật sư (LĐLS) Việt Nam sau 10 thành lập, Phó Chủ tịch LĐLS Việt Nam Phan Trung Hoài cho biết, tính đến ngày 16/9/2019, tổng số luật sư của cả nước là 13.563 người; số lượng luật sư tăng đều mỗi năm hơn 700 người; trong 10 năm qua (từ năm 2009 đến 31/12/2018), đội ngũ luật sư đã tham gia vào hơn 133.000 vụ án hình sự [24]. Riêng trên địa bàn Hà Nội các cơ quan tiến hành tố tụng đã bảo đảm 100% có luật sư chỉ định tham gia tố tụng đối với các vụ án bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Sự tham gia của luật sư trong các VAHS được đánh giá là chú trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, bảo đảm quyền có người bào chữa của đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý. Những năm gần đây, người bào chữa trong nhiều PTHSST đã đưa ra nhiều câu hỏi và lập luận sắc bén; quan điểm của người bào chữa đã làm sáng tỏ mâu thuẫn trong các tình tiết, chứng cứ vụ án, được KSV đồng tình và giúp HĐXX tuyên án được khách quan hơn. Hơn nữa, phiên tòa với sự tham gia của người bào chữa trở nên sinh động hơn, tăng cường trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
* Đối với chủ thể là người tham gia tố tụng: Người tham gia tố tụng đã chủ động trong việc lập luận và đưa ra chứng cứ để chứng minh, chứ không dựa hoàn toàn vào trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Họ có quyền bình đẳng hơn trong việc tranh luận, đề nghị xét hỏi và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của mình. Họ am hiểu pháp luận hơn và tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
2.2.1.2. Những bất cập, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, quá trình tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm còn tồn tại không ít những bất cập, hạn chế, chưa phúc đáp được những yêu cầu và mục tiêu của TTHS cũng như trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Qua nghiên cứu thực tiễn, có thể nhận thấy những hạn chế, bất cập ở các dạng phổ biến sau: như vi phạm thủ tục tố tụng bảo đảm tranh luận; vi phạm tinh thần tranh tụng của cải cách tư pháp
Chất lượng tranh luận chưa đạt yêu cầu dưới các góc độ xét xử (tổ chức điều hành phiên tòa, ra bản án), buộc tội, gỡ tội. Để đánh giá tiêu chí này cần căn cứ vào các tình tiết của vụ án cụ thể cũng như tiêu chuẩn, nghiệp vụ của từng ngành Tòa án, Kiểm sát hay nghiệp vụ Luật sư. Tuy vậy dưới góc độ chung về tranh luận có thể đánh giá theo từng khía cạnh như sau:
* Chất lượng xét xử (tổ chức điều hành phiên tòa, ra bản án) có các bất cập sau: Chủ tọa phiên tòa chưa biết điều hành để NBC, bị cáo và những người tham gia tranh luận khác tranh luận lại với KSV. Theo quy định của pháp luật TTHS các bên phải tranh luận với nhau nhưng khi KSV từ chối với lý do “giữ nguyên quan điểm như cáo trạng ” thay vì phải yêu cầu KSV tranh luận để làm rõ những ý kiến, đề nghị khác, thì HĐXX lại dễ dãi cho qua. Trong một số phiên tòa Chủ tọa phiên tòa vẫn hạn chế thời gian khi LS trình bày lời bào chữa cho bị cáo, hay phần tranh luận vẫn bị coi nhẹ hoặc mang tính hình thức
Chủ tọa bị động khi xử lý tình huống phiên tòa hoặc ra quyết định trái quy định của pháp luật và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Khi LS tham gia tranh luận phát biểu dài dòng hoặc có thái độ không đúng đối với những người khác tham gia tranh luận, mà Chủ tọa phiên tòa thì lúng túng không biết xử lý như thế nào. Một số trường hợp khi tranh luận cần quay lại xét hỏi, nhưng không trở lại việc xét hỏi mà lại vừa thẩm vấn, vừa đối đáp KSV hoặc đôi khi là Luật sư vừa đặt câu hỏi và yêu cầu trả lời rồi vừa đối đáp mà Chủ tọa phiên tòa không thể hiện vai trò điều hành là vi phạm thủ tục thủ tục tố tụng đã được quy định tại Điều 323 BLTTHS.
Các thành viên khác trong HĐXX chưa thực hiện đúng nhiệm vụ và vai trò của mình trong phần tranh luận phiên tòa như: không chú ý theo dõi, ghi chép ý kiến tranh luận của các bên; tham gia vào việc điều khiển quá trình tranh luận của Chủ toạ phiên toà; thậm chí đặt câu hỏi hoặc cắt ngang ý kiến của người đang phát biểu tranh luận; không phát hiện và đề xuất kịp thời với Chủ toạ phiên tòa về các trường hợp “bỏ sót” không cho các chủ thể phát biểu ý kiến hoặc vấn đề mà KSV “bỏ qua” không đáp lại ý kiến của những người tham gia tranh luận; những chứng cứ mới hoặc tình tiết mới được đưa ra cần xét hỏi để làm rõ.
Ngoài ra, thực tiễn xét xử hiện nay còn tồn tại thiếu sót của TP - chủ tọa phiên tòa là khi xét hỏi bị cáo thường thẩm vấn theo hướng buộc tội như cáo trạng của VKS. Lời khai tại phiên toà, các tình tiết quan trọng và chứng cứ gỡ tội mà NBC đưa ra thường ít được quan tâm xem xét, chấp nhận và không được đề cập đến trong bản án. Do vậy đến phần tranh luận cũng điều hành theo hướng buộc tội, chứ không thể hiện tính khách quan.
Bên cạnh đó, công tác xét xử án tham nhũng, án điểm hay các vụ án được dư luận quan tâm của Tòa án nhân dân thành phố cũng gặp phải một số khó khăn như: thời gian nghiên cứu hồ sơ ngắn; tính chất phức tạp của các vụ án, khi các bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn nên thủ đoạn phạm tội thường rất tinh vi, hành vi phạm tội diễn ra trên nhiều địa phương, thời gian phạm tội kéo dài, nên việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, diện truy tố và thu hồi tài sản tham nhũng gặp nhiều khó khăn; bên cạnh đó, về cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức xét xử của của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội còn rất khó khăn, như: Hội trường xét xử chưa đáp ứng được yêu cầu để tổ chức những phiên tòa lớn, đông người tham gia tố tụng, các trang thiết bị phục vụ cho công tác an ninh, hệ thống máy tính cho luật sư, thiết bị theo dõi phiên tòa, truyền tin đến phòng báo chí... đều do các cơ quan khác cung cấp, hỗ trợ; kinh phí phục vụ cho việc xét xử còn hạn chế.
* Chất lượng buộc tội (luận tội và đối đáp của Kiểm sát viên) thấp biểu hiện như: - Về luận tội, mặc dù KSV đã dự thảo bản luận tội trước khi mở các phiên toà xét xử vụ án hình sự, nhưng một số bản luận tội còn nêu lại những hành vi phạm tội đã có trong cáo trạng đã nêu, chưa tóm tắt, quy nạp nội dung vụ án, việc phân tích, lập luận còn sơ sài, thiếu tính thuyết phục. Trong những vụ án hình sự có đồng phạm, việc phân tích, đánh giá chứng cứ và vai trò của từng bị cáo chưa rõ, một số KSV chưa chủ động xử lý tình huống phát sinh tại phiên toà nên khi có những tình tiết mới làm thay đổi tính chất vụ án, KSV vẫn không sửa đổi, bổ sung vào bản dự thảo luận tội cho phù hợp, do vậy chất lượng chưa đạt yêu cầu.
lại nêu toàn bộ nội dung bản cáo trạng hoặc khi viện dẫn chứng cứ trích dẫn một loạt lời khai của bị cáo, bị hại, nhân chứng. Các lời khai có nhiều mâu thuẫn nhưng KSV không đánh giá được lời khai nào là chính xác, khách quan để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo.
Có luận tội sau khi viện dẫn, phân tích chứng cứ, KSV không quy kết nội dung hành vi phạm tội, không phân tích được căn cứ truy tố bị cáo theo điểm, khoản, điều luật (tại sao lại truy tố bị cáo theo tình tiết tái phạm nguy hiểm, dùng hung khí…), hoặc không nêu rõ phạm vào điểm, khoản, điều nào của luật.
Phần đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nguyên nhân, động cơ, mục đích phạm tội trong một số bản luận tội chưa đạt yêu cầu, chưa phân tích được khách thể bị xâm hại. Nhận định tính chất, mức độ hành vi phạm tội chưa căn cứ vào thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, hậu quả do tội phạm gây ra chung chung; hoặc phần phân tích không logic với phần đề nghị đường lối xử lý; phần phân tích nguyên nhân, điều kiện phạm tội chưa được quan tâm.
- Tiếp đó còn xảy ra tình trạng KSV nhận thức luận tội xong là hết nhiệm vụ