1. 3.2 Hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết thực tiễn xét xử
3.2.4. Nâng cao năng lực chủ thể tranh luận
Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ TP, KSV, LS cần phải được đổi mới về chương trình, nội dung cũng như về phương pháp. Cần có các lớp bồi dưỡng ngắn hạn chuyên sâu về kỹ năng nghề nghiệp; tập huấn theo các chuyên đề, các cuộc hội thảo về quan điểm đường lối xử lý đối với những loại tội thường gặp vướng mắc trong thực tiễn để nâng cao kiến thức cho các chủ thể này. Hiện nay ngoài đảo tạo chung về luật chúng ta đã có riêng các trường chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư như Học viện Tòa Án, Đại học Kiểm sát, Học viên Tư pháp đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu đào tạo này.
Ngoài ra, cùng với đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tập trung, TP, KSV, LS cần phải tự học tập, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật và kịp thời bổ sung các kiến thức cần thiết khác (ngoại ngữ, tin học,…), đặc biệt là phải nâng cao kỹ năng tranh tụng như kỹ năng tranh luận, đối đáp tại phiên tòa.
Đào tạo các chức danh tư pháp theo hướng đáp ứng yêu cầu tranh tụng
- Trong tố tụng hình sự nước ta ba chức danh tư pháp TP, KSV và LS có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ba chức danh này khi tham gia vào quá trình tố tụng mặc dù có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng lại có nhiều điểm chung đó là đều phải thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng và trong một chừng mực nhất định nào đó họ cần hiểu được nghiệp vụ của nhau để trên cơ sở đó phát huy tốt nhất kỹ năng
nghề nghiệp của mình cho việc giải quyết vụ án. Vì thế, cần phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo TP, KSV và LS hiện nay (đào tạo riêng từng chức danh) bằng việc xây dựng một chương trình đào tạo chung 3 chức danh (đã áp dụng tại Học viện tư pháp) “Học viện tư pháp nay (đào tạo riêng từng chức danh) bằng việc xây dựng một chương trình đào tạo chung 3 chức danh năng, nhiệm vụ riêng nhưng lại có nhiều điểm chung đó áp dụng thí điểm thực hiện chương trình đào tạo chung 3 chức danh này thí điểm từ năm 2013 đến 2015 theo đó các học viên sẽ được tuyển chọn và được đào tạo cả 3 chức danh TP, KSV, LS chung” [29]). Trong chương trình đào tạo cần chú trọng trang bị các kỹ năng về tranh tụng tại phiên tòa cho các học viên.
- Đối với TP chú ý các công việc chuẩn bị xét xử, đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch xét hỏi, sao cho ra phiên tòa TP luôn luôn chủ động điều khiển phiên tòa theo một trình tự hợp lý và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh tại phiên toà. Việc điều khiển phiên tòa phải bảo đảm dân chủ, bình đẳng giữa các bên; kiên quyết yêu cầu KSV trả lời tất cả những ý kiến có liên quan đến vụ án mà người tham gia tố tụng nêu ra nếu ý kiến đó chưa được KSV tranh luận. Đổi mới cách viết bản án, theo đó các ý kiến tranh tụng của KSV, LS và những người tham gia tố tụng đều được thể hiện, phân tích kỹ trong bản án, việc chấp nhận hay bác bỏ ý kiến nào phải nêu rõ lý do.
- Đối với KSV phải trang bị các kỹ năng luận tội, dự liệu tình huống tranh luận, kỹ năng đối đáp đến cùng nhưng phải đảm bảo dân chủ, khách quan và tôn trọng người tham gia tố tụng.
- Đối với LS, cần trang bị các kỹ năng thu thập và xuất trình đồ vật tài liệu làm chứng cứ của vụ án; các kỹ năng viết bản bào chữa, xét hỏi làm rõ sự vô tội và các tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ; các kỹ năng tranh luận thể hiện sự hùng biện khi thuyết phục HĐXX bằng sự lập luận chặt chẽ, có luận cứ bảo vệ quan điểm của mình.