Giải pháp hướng dẫn thực hiện pháp luật và tổng kết thực tiễn xét xử

Một phần của tài liệu Thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại thành phố Hà Nội) (Trang 82 - 84)

1. 3.2 Hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết thực tiễn xét xử

3.2.3. Giải pháp hướng dẫn thực hiện pháp luật và tổng kết thực tiễn xét xử

3.2.3.1. Tăng cường hướng dẫn thực hiện pháp luật

Như đã phân tích ở các phần trên những vi phạm xảy ra trong hoạt động tranh luận tại PTXXSTVAHS vẫn còn tương đối phổ biến. Bên cạnh đó, có tình trạng nhiều lúc, nhiều nơi, các cơ quan tư pháp còn xem nhẹ, buông lỏng vai trò, trách nhiệm trong lĩnh vực của mình nên chưa phát huy hết vai trò, chức năng của mình. Đây là nguyên nhân cơ bản làm giảm sút hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật liên quan đến thủ tục tranh luận tại PTXXSTVAHS. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình:

- Quốc hội phải thường xuyên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn đời sống xã hội, nhất là các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp luật liên quan đến thủ tục tranh luận tại PTXXSTVAHS. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả đối với tranh luận tại PTXXSTVAHS.

- Các CQĐT, VKS, TA, thanh tra và các cơ quan khác có liên quan phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy phạm pháp luật, giữ đúng vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, đồng thời tạo các điều kiện cần thiết để người dân có thể tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, người tiến hành tố tụng, diễn biến phiên tòa, hoạt động tranh luận tại PTXXSTVAHS. Các cơ quan chức năng cần phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hiện tượng tiêu cực, các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật.

- Mỗi cán bộ, công chức nhà nước nói chung phải luôn luôn gương mẫu trong việc thực hiện pháp luật về thủ tục tranh luận tại PTXXSTVAHS; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa, pháp luật; nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Phải có thái độ hòa nhã, tôn trọng trong quá trình hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật liên quan đến hoạt động tranh luận tại PTXXSTVAHS.

3.2.3.2. Tăng cường tổng kết thực tiễn xét xử, ban hành án lệ

- Thứ nhất: TA, VKS, Liên đoàn Luật sư cần tích cực chủ động trong việc nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn tham gia phiên tòa, đặc biệt trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Mỗi ngành cần có bộ phân và cán bộ phụ trách để tổng kết kinh nghiệm xét xử theo chuyên đề, theo từng thời điểm nhất định.

- Thứ hai là cung cấp thông tin diễn biến, nội dung tình huống, hành vi, quyết định của các chủ thể tham gia phiên tòa có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. Hiện nay Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành công bố bản án

trên cổng thông tin điện tử, do vậy trong tương lai VKS và Liên đoàn Luật sư cũng nên công bố cáo trạng, bản luận tội, bản bào chữa.

- Thứ ba, từ thực tiễn xét xử, tổng kết các tình huống đã xảy ra tại phiên tòa các cơ quan TA, VKS, Liên đoàn LS và các cơ quan tổ chức có liên quan phải ban hành nhiều hơn các văn bản trong phạm vi ngành mình để hướng dẫn mang tính chuẩn mực cho cách thức xử lý những tình huống tương tự để TP, KSV, LS hay những người tham gia tố tụng khác vận dụng đúng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Đến nay TANDTC đã tổng hợp 29 án lệ đã góp phần nâng cao chất lượng xét xử, cũng như bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ TP.

Một phần của tài liệu Thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại thành phố Hà Nội) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)