Bên cạnh các nhân tố khách quan, các nhân tố chủ quan cũng tác động không nhỏ tới việc áp dụng và hoàn thiện mô hình TTQT tập trung. Các nhân tố chủ quan chính là các nhân tố xuất phát từ nội tại của ngân hàng. VD: cơ cấu tổ chức, năng lực tài chính, công nghệ, chiến lược kinh doanh, mạng lưới ngân hàng đại lý.
1.3.2.1 Năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh sẽ mở rộng quy mô,mạng lưới và làm tăng
khả năng cạnh tranh . Chính vì vậy, năng lực tài chính ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả và hoàn thiện mô hình TTQT tập trung.
Với năng lực tài chính mạnh, ngân hàng có thể đầu tư đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên TTQT đồng thời đầu tư vào hệ thống công nghệ hiện đại tiên tiến như hệ thống công nghệ ECM, T24, Scan Imaging,.. .để đáp ứng các chỉ tiêu hoàn thiện mô hình TTQT tập trung. Bên cạnh đó, với nguồn vốn tự có, ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động thu hút nhiều khách hàng làm tăng số lượng khách hàng lẫn số lượng giao dịch, từ đó doanh thu TTQT sẽ tăng cao. Tất cả những lợi thế khi có năng lực tài chính mạnh đều góp phần làm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện mô hình TTQT tập trung hơn. Và ngược lại, nếu ngân hàng có năng lực tài chính yếu kém, việc đầu tư vào công nghệ sẽ gây trở ngại lớn cho ngân hàng về chi phí, trong khi doanh thu TTQT lại không lớn sẽ khiến cho chi phí trên đồng vốn thu về không cao, gây trở ngại cho việc hoàn thiện mô hình.
1.3.1.2 Nguồn nhân lực:
Con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế. Và vì thế trình độ của nhân viên tại Hội sở và chi nhánh cũng có tác động không nhỏ tới việc hoàn thiện mô hình TTQT.
Bên cạnh đào tạo nhân lực để ngân hàng áp dụng mô hình TTQT tập trung ngân hàng còn phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên của mình. Chuyên viên TTQT tại TTTT ở Hội sở phải nắm chắc các nghiệp vụ TTQT và tài trợ thương mại xử lý chứng từ, lập LC, đi điện,.. .còn các chuyên viên KH ở đơn vị cần phải có kỹ năng bán hàng, thuyết phục và nắm chắc sản phẩm để tư vấn hỗ trợ KH hoàn thiện hồ sơ.
Một đội ngũ nhân viên lành nghề sẽ luôn đem lại giá trị cao cho ngân hàng. Nếu một ngân hàng mà có các chuyên viên TTQT trình độ không cao, dễ gây tồn đọng các công việc tại TTTT gây ra hiện tượng trì trệ, dẫn đến hoạt động thanh toán không hiệu quả. Bên cạnh đó các nhân viên bán ở chi nhánh không nắm rõ sản phẩm hoặc quy trình vận hành sẽ dẫn đến hồ sơ hỗ trợ cho KH gặp nhiều sai sót và sẽ bị TTTT đẩy về vừa mất thời gian cho TTTT vừa mất thời gian cho KH, từ đó làm giảm số lượng KH giảm doanh thu và làm giảm cả uy tín hình ảnh của ngân hàng.
1.3.1.3 Cơ cấu tổ chức ngân hàng:
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng sẽ tác động gián tiếp đến việc hoàn thiện mô hình TTQT tập trung. Một ngân hàng có tổ chức bộ máy hoạt động quy củ, có hệ thống và hiệu quả tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban thì mô hình TTQT sẽ hoạt động hiệu quả hơn và việc hoàn thiên mô hình cũng diễn ra dễ dàng và quy củ hơn.
1.3.1.4 Quy mô hoạt động của ngân hàng:
Mạng lưới ngân hàng càng rộng việc triển khai mô hình TTQT tập trung càng mang lại nhiều giá trị cho ngân hàng bởi ngân hàng sẽ sử dụng lợi thế theo quy mô, chi phí trên sản phẩm càng giảm, giá thành cạnh tranh thu hút được nhiều KH cho ngân hàng
Chính vì vậy ngân hàng có quy mô càng l ớn, việc triển khai mô hình tập trung càng thuận lợi và đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng
1.3.1.5 Mục tiêu chiến lược của ngân hàng:
Các ngân hàng khác nhau lựa chọn cho mình những chiến lược và mục tiêu kinh doanh khác nhau. Tùy vào từng thời kỳ cụ thể mà ngân hàng đưa ra những chiến lược mở rộng hay thu hẹp hoạt động TTQT dẫn đến ảnh hưởng đến việc hoàn thiện mô hình TTQT để thực hiện những chiến lược đó
1.3.1.6 Uy tín của ngân hàng:
Uy tín của ngân hàng không chỉ tác động đến số lượng khách hàng mà còn tác động đến khả năng mở rộng quan hệ đại lý của ngân hàng với các ngân hàng nước ngoài. Khi mà ngân hàng có uy tín tốt, được khách hàng tin tưởng và có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng thì sẽ dẫn đến việc hoàn thiện mô hình TTQT tập trung tốt hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Với những lý luận ở chương 1 đã cho ta thấy tổng quan về thanh toán quốc tế và hoàn thiện mô hình thanh toán quốc tế tập trung tại các NHTM. Làm rõ cho ta tại sao cần phải hoàn thiện mô hình thanh toán quốc tế tập trung? Trên cơ sở phân tích lý luận mô hình TTQT và thực tiễn cho ta thấy mô hình TTQT tập trung đang là xu hướng của các ngân hàng thương mại hướng tới. Việc hoàn thiện mô hình TTQT tập trung không chỉ chịu tác động bởi những nhân tố bên ngoài như điều kiện của nền kinh tế, trình độ khoa học kĩ thuật,... mà còn chịu tác động bởi những nhân tố bên trong nội tại các ngân hàng. Từ đó đưa ra chỉ tiêu để ngân hàng hoàn thiện mô hình hơn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT
NAM
2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
2.1.1. Khái quát về ngân hàng Techcombank
2.1.1.1 Giới thiệu về Techcombank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Ke từ khi thành lập vào ngày 27/9/1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, ngân hàng đang có một nền tảng tài chính ổn định và phát triển vững mạnh với tổng tài sản đạt 269.392 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 8.036 tỷ đồng (tính đến cuối năm 2017).
Ngoài ra Techcombank còn định hướng và dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lí có bề dày kinh nghiệm tài chính chuyên nghiệp tiêu chuẩn quốc tế và một lượng nhân sự lên tới gần 8000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu của Ngân hàng - trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Thông qua 3 lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Dịch vụ tài chính Cá nhân, Dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Bán Buôn và Ngân hàng giao dịch, Techcombank cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Đó có lẽ cũng chính là lý do hơn 5.3 triệu khách hàng các nhân và hơn 114 ngàn khách hàng doanh nghiệp đã chọn Techcombank là Người bạn đồng hành về tài chính.
Techcombank hiện có 315 chi nhánh trên 45 tỉnh thành, và 1117 cây ATM. Hội sở chính đặt tại tòa nhà Techcombank Tower 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và văn phòng chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh đặt tại tòa Lim Tower 9-11 Lê Thánh Tông, Quận 1, TP. HCM.
Một số cột mốc quan trọng Chuyển HO về Techcombank Tower Bà Triệu Đạt 2,5 triệu khách hàng 27/9/1993 thành lập HSBC tham gia cổ đông và là đối tác chiến lược Nâng cấp hệ thống Temenos
Nhận 20 giải thưởng quốc tế là ngân hàng tốt nhất Việt Nam Tổng tài sản 179,934 tỷ đồng cao nhất các ngân hàng TMCP Nhận giải thưởng từ The Asset, Global Finace, Global Banking,..
Moody đã nâng hạng tín dụng của Techcombank từ tích
Top 2 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong ngành ngân hàng
Standard & Poor’s nâng hạng triển vọng tín nhiệm của Triển khai hệ thống ngân hàng lõi (Globus, T24, Temenos) Tăng vốn điều lệ từ ™ ɔi--
Tái cơ cấu toàn diện dưới sự tư vấn chiến lược của McKinsey Tổng tài sản tăng lên 95.000 tỷ VNĐ Ra mắt Lim Tower tại HCM Nhận 7 giải thưởng quốc tế Top 100 doanh nghiệp của sao vàng đất Việt
Nhận giải thưởng doanh nghiệp có chính sách nhân sự xuất sắc ở hạng mục “Chính sách lương, thưởng, phúc lợi” tại giải thưởng HR award 2016
Sứ mệnh:
• Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng.
• Tạo dựng cho cán bộ công nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất.
• Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp, lâu dài.
Techcombank đã xây dựng 5 giá trị cốt lõi và hướng ngân hàng hoạt động dựa trên những giá trị cốt lõi này
- Khách hàng là trên hết: vì mỗi việc chúng ta làm chỉ có giá trị thực sự khi mang lại lợi ích cho khách hàng, đồng nghiệp.
- Liên tục cải tiến:để luôn dẫn đầu.
- Tinh thần phối hợp: vì ở Techcombank bạn sẽ không có kết quả tốt nếu không phối hợp.
- Phát triển năng lực: vì con người với năng lực cao sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và thành công vượt trội cho tổ chức.
- Cam kết hành động: để vượt qua nhứng khó khăn và đạt được thành công lớn.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức ngân hàng Techcombank:
Cơ cấu tổ chức của Techcombank
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Techcombank được thiết kế và áp dụng từ năm 2010 với sự tư vấn của McKinsey và hỗ trợ hướng dẫn của HSBC đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đưa Techcombank đạt được những thành công không chỉ hiệu quả mà còn minh bạch. Trong đó thể hiện sự tách biệt gữa cấp quản trị - điều hành để các cổ đông nhà đầu tư có thể an tâm đầu tư và đánh giá cao tổ chức.
Từ năm 2017, để chủ động tuân thủ các dự thảo của Luật tổ chức tín dụng mới có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 và đảm bảo việc hội nhập quốc tế với các tiêu chuẩn ngày càng cao, Techcombank đã xác định cơ cấu quản trị - điều hành là một trong những sáng kiến chiến lược trọng yếu cần được triển khai để rà soát và cập nhật để đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam cũng như khu vực và quốc tế.
Đứng đầu là đại hội đồng cổ đông sau đó là hội đồng quản trị, ban điều hành. Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ của các ban các khối. Sau đó là các khối thực hiện các hoạt động của ngân hàng, tiếp đó là các vùng các chi nhánh và các phòng giao dịch. Đặc biệt cơ cấu tổ chức của Techcombank có sự tách biệt rõ ràng giữa cấp quản trị định hướng - các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị với cấp điều hành quản lý - các hội đồng thuộc ban điều hành.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank
(Nguồn: Báo cáo thương niên ngân hàng Techcombank)
2.1.2. Tinh hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của các NHTM để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.Vì vậy đây là hoạt động luôn được chú trọng tại NHTM cổ phần Kỹ Thương, bên cạnh những phương thức huy động truyền thống như tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn với nhiều kì hạn phong phú: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,.. .ngân hàng còn áp dụng các hình thức huy động mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng đồng thời giúp ngân hàng có thể bán chéo
được nhiều sản phẩm hơn như: rút gốc linh hoạt, tiền gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm,... Do đó ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác huy động vốn.
Trong giai đoạn từ 2014-2017 tổng nguồn vốn huy động của NH luôn đạt ở mức cao với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 10% vượt kế hoạch đã đề ra. Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động của Techcombank đạt 131.690 tỷ đồng đến năm 2015 huy động tăng hơn 8% đạt 142.240 tỷ đồng , và đặc biệt năm 2016 huy động vốn của ngân hàng tăng đột phá 21.94% lên 173.449 tỷ đồng. Năm 2017 tổng nguồn vốn huy động vẫn tiếp tục tăng 1,12% so với cùng kì năm 2016 và tăng 33.22% so với cùng kì năm 2014 đạt 175.435 tỷ đồng với 4.464 chứng chỉ tiền gửi. Tăng trưởng huy động giúp Techcombank củng cố được tính thanh khoản và tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng.
Biểu đồ2.2:Vốn huy động Techcombank(2014-2017)
Đơn vị: tỷ đồng
■ HĐ từcác tổ chức kinh tế ■ HĐ từ các cá nhân
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombankgiai đoạn 2014-2017 và tổng hợp của tác giả)
Từ biểu đồ trên ta thấy tiền gửi khách hàng cá nhân có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổn vốn huy động. Năm 2014 huy động từ cá nhân đạt 87.801 tỷ đồng chiếm 66.67%, năm 2015 chiếm 65.8% đến năm 2016 chiếm 64% và năm 2017 tăng lên 72% đạt 125.508 tỷ đồng. Tỷ trọng tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp được
cải thiện từ 33.33 % lên 36% trong giai đoạn (2014-2016), đến năm 2017 thì giảm do ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất giúp thu hút lượng khách hàng cá nhân.
Mặc dù số dư tiền gửi không tăng trưởng nhiều trong năm 2017 nhưng tỷ trọng cơ cấu giữa tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kỳ hạn vẫn điều chỉnh theo hướng tích cực hơn. Trong khi số dư tiền gửi có kỳ hạn được giữ bằng hạn mức năm trước thì số dư tiền gửi không kỳ hạn lại được tập trung thúc đẩy thông qua việc tăng các giao dịch của khách hàng qua ngân hàng, nhờ đó mà tỉ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng vốn huy động của Techcombank tăng từ 22.7% năm 2016 lên 23,51% năm 2017 đạt 33.665 tỷ đồng . Xu hướng tăng này giúp ngân hàng giảm sức ép về chi phí huy động, góp phần thực hiện mục tiêu 5 năm mà Techcombank đã đặt ra cải thiện biên thu nhập lãi thuần (NIM) lên mức 3,9% cao hơn so với toàn ngành là 3%.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay:
Biểu đồ 2.3: Tổng dư nợ cho vay và tỉ lệ nợ xấu của Techcombank 2014-2017 (Đơn vị: tỷ đồng, %)
(Nguồn Tổng hợp Báo cáo thường niên Techcombank giai đoạn 2014-2017)
Biểu đồ 2.3 thể hiện tổng dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỉ lệ nợ xấu của Techcombank trong giai đoạn 2014-2017. Trong năm 2015 và 2016 tổng dư nợ cho vay của Techcombank đã có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc từ 80.308 tỷ đồng trong năm 2014 lên 111.626 tỷ cuối năm 2015, tức là tăng 39%. Sang năm 2016
Chỉ tiêu Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ trọng
tiếp tục tăng trưởng lên 39,83% đạt 156.088 tỷ đồng. Năm 2017 số dư tín dụng đạt 181.002 tỷ đồng tăng trưởng 15,96% so với năm trước, trong đó dư nợ cho vay khách hàng tăng 12,78 % lên mức 160.849 tỷ đồng. Năm này tốc độ tăng trưởng tín dụng không tăng mạnh như hai năm trước nữa do Techcombank chủ trương định hướng phát triển an toàn bền vững, giảm bớt phần cho vay kém hiệu quả để phòng ngừa rủi ro nợ quá hạn. Trong năm 2017, dư nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng trưởng 15% cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, do đó vẫn giữ nguyên được tỷ trọng 13% trong tổng dư nợ toàn ngân hàng. Xét trên cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, việc tập trung vay ngắn hạn -vốn lưu động của nhóm khách hàng doanh nghiệp để giúp cho vay ngắn hạn của Techcombank đạt được mức tăng trưởng gần gấp đôi và chiếm 39%