Giải pháp hoàn thiện mô hình thanh toán quốc tế tập trung của Techcombank

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện mô hình thanh toán quốc tế tập trung tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 014 (Trang 89 - 92)

hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cả về chất lượng và số lượng. Để đạt được kỳ vọng này trung tâm TTQT ngân hàng Techcombank đã đề ra những định hướng:

• Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, rút ngắn thời gian giao dịch chậm nhất

• Đẩy mạnh doanh số TTQT chiếm 6% doanh số trên cả nước thông qua việc thu khách hàng

• Phát triển sản phẩm tập trung vào phân khúc KH doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nâng cao sự gắn bó của KH hiện tại với TECHCOMBANK và thu hút thêm KH mới

• Mở rộng quan hệ đại lý với mục tiêu mỗi một quốc gia có quan hệ đại lý với ít nhất 1 ngân hàng.

• Đảm bảo an toàn chính xác trong nghiệp vụ TTQT. Tỷ lệ lỗi phát sinh trong hoạt động dưới 0.002%

• Đẩy mạnh quan hệ khách hàng để thúc đẩy hơn nữa hoạt động TTQT để đưa thị phần TTQT đứng đầu trong tất cả các ngân hàng thương mại.

3.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình thanh toán quốc tế tập trung củaTechcombank Techcombank

3.2.1 Giải pháp vềnguồn nhân lực:

Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của NHTM. Do đó, tư tưởng chủ đạo trong chiến lược và được lấy làm một trong năm giá trị cốt lõi của ngân hàng Techcombank là phát triển con người, đầu tư vào con người là yếu tố mang ý nghĩa sống còn đối với sự thành đạt của ngân hàng. Chất lượng hoạt động TTQT phụ thuộc nhiều vào trình độ cán bộ TTQT nên TECHCOMBANK phải chú trọng đến việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ TTQT. Cụ thể có những biện pháp sau.

3.2.1.1 Đối với chuyên viên quan hệKH:

Không chỉ có chuyên viên TTQ, chuyên viên tài trợ thương mại, mà còn các chuyên viên quan hệ khách hàng (CVKH/ CVQLTT&TTTM) tác nghiệp các nghiệp vụ đi tìm kiếm KH, hỗ trợ KH trong tạo lập hồ sơ, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ TTQT, chính vì vậy để hoàn thiện mô hình TTQT ngay từ khâu đầu tiên tìm kiếm KH, ngân hàng cần chú trọng đào tạo các chuyên viên quan hệ KH cụ thể:

- Đào tạo về sản phẩm, dịch vụ TTQT để từ đó có thể giới thiệu, tư vấn sản phẩm, dịch vụ tới KH một cách hiệu quả

- Không chỉ xây dựng đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, mà còn đào tạo các kĩ năng mềm cho nhân viên như kĩ năng bán hàng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lý thời gian,.., giúp nhân viên hoàn thiện hơn và có thể lên kế hoạch quản lí thời gian từ đó làm việc có hiệu quả hơn.

- Bên cạnh nghiệp vụ và kĩ năng cần thiết thì ngân hàng cần chú trọng về đạo đức nghề nhiệp vì ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì vậy rất dễ xảy ra rủi ro đạo đức, gây tổn hại đến ngân hàng.

- Bên cạnh đó, thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ

giỏi về chuyên môn, hoàn thành xuất sắc KPI được giao, có nhiều sáng tạo trong công việc và kỷ luật những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ được giao ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

3.2.1.2 Đối với chuyên viên TTQT vàtài trợ thương mại:

Các chuyên viên TTQT và TTTM đóng vai trò quan trọng trong hoạt động TTQT bởi chính những chuyên viên này sẽ quyết định đến kết quả của hoạt động TTQT cũng như hoàn thiện mô hình TTQT tập trung:

- Từng bước hoạch định, tiêu chuẩn hóa và rà soát sắp xếp lại cán bộ làmcông tác TTQT tại ngân hàng, đảm bảo từng chuyên viên TTQT và TTTM ở TTTTphải có đủ các tiêu chuẩn bằng cấp, trình độ chuyên môn, kĩ năng ngoại ngữ vận hành và sử dụng thành thạo máy vi tính

- Tổ chức các lớp học đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ nhân viên ở TTTT

về các lớp các nghiệp vụ XNK, TTQT, luật và các thông lệ, tập quán quốc tế. Bên cạnh đó là các kỹ năng như tiếng anh, tin học văn phòng,...

- Thường xuyên, kiểm tra đánh giá trình độ đào tạo nhằm nâng cao trình được chuyên môn, năng lực cho các từng chuyên viên TTQT và TTTM ở TTTT

- Liên tục cập nhật thông tin về luật pháp tập quán thông lệ cả trong và ngoài nước giúp cán bộ ở TTTT am hiểu chủ động nắm bắt tình hình hoạt động cũng như nguồn luật áp dụng để từ đó có thể như kiểm tra và xử lý hồ sơ chính xác hơn. - Ra chỉ tiêu khen thưởng với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và phê bình kỷ luật với những cán bộ hoàn thành sai quy định, có thái độ yếu kém.

3.2.1.3 Đối với nhà quản trị hoạt động TTQT:

Không chỉ có những chuyên viên trực tiếp tham gia xử lý nghiệp vụ TTQT đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện mô hình TTQT tập trung mà các nhà quản trị hoạt động TTQT cũng cần phải được đào tạo những cải tiến cho chính hoạt động TTQT của ngân hàng và khắc phục hạn chế, đưa ra cải tiến trong hoạt động TTQT. Chính vì vậy, cần phải:

- Nâng cao trình độ năng lực quản lí, điều hành hoạt động TTQT. Các nhà

quản trị hoạt động TTQTkhông những phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức sâu rộng mà còn phải quản trị và vận hành hệ thống tốt để phát hiện những sai phạm trong quá trình kiểm soát và phê duyệt chứng từ.

- Thường xuyên đánh giá hiệu quả của các quy trình và quy định trong hoạt

động TTQT để cân đối khối lượng công việc giữa các bộ phận, tránh sự trùng lặp diễn ra trong quá trình TTQT, lưu trữ giấy tờ, tài liệu.

- Tìm hiểu thị trường để đưa ra quyết định phân khúc KH, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của KH

3.2.1.4 Đối với trung tâm công nghệ thông tin — khối vận hành

- Tạo điều kiện môi trường là việc lành mạnh cho cán bộ nhân viên ở trung tâm công nghệ thông tin làm việc

công thông tin trên thế giới để bắt kịp thời đại, có thể cấp kinh phí cử cán bộ đi học đào tạo bên nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện mô hình thanh toán quốc tế tập trung tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 014 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w