a. Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn của DNVVN so với tổng dư nợ đối với DNVVN ở một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này được tính toán theo công thức:
_ _ _ ________ Nợ quá hạn DNVVN
Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN = ⅛77---7 1 7 ɪ ɪʊ ɪ ɪ x 100% Tổng dư nợ DNVVN
Trong đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng đang gặp khó khăn. Cụ thể là ngân hàng có nguy cơ mất vốn, khả năng thanh toán và lợi nhận của ngân hàng suy giảm. Dựa trên chỉ tiêu này, các ngân hàng lập ra cho mình những chính sách, chiến lược cụ thể nhằm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải.
Ở Việt Nam, ngân hàng nhà nước không quy định cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn đối với hệ thống các ngân hàng thương mại, tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ nợ quá hạn có thể chấp nhận được ở mức 3% đến 5%.
b. Tỷ lệ nợ xấu:
Chỉ tiêu này có thể coi là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính toán theo công thức sau:
_____ i ______________ Nợ xấu DNVVN _____________ Tỷ lệ nợ xấu DNVVN = rπx, ɪ —’ τ x 100%
j TongdunqDNVVN
Trong đó, theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ nguy cơ mất vốn mà ngân hàng gặp phải là rất cao và chất lượng tín dụng rất thấp. Điều này dẫn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng giảm sút, do đó các ngân hàng luôn tìm mọi cách để giảm bớt tỷ lệ này.
c. Vòng quay vốn tín dụng:
Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
,ri DoanhsothunqDNVVN
Vòng quay vốn tín dụng = — ---——--- -— ...
Tổng du nợ bình quần DNVVN
Chỉ tiêu này phản ánh: một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng bao nhiêu lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh. Vòng quay tín dụng cao phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng tốt, khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, thường trả nợ đúng hạn.
d. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro DNVVN:
Theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và Quyết đinh 18/2007/QĐ - NHNN, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng trong công tác xử lý rủi ro. Mức độ tuân thủ trích lập dự phòng rủi ro cũng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Dự phòng cụ thể:
❖
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0% Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20% Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%
❖ Dự phòng chung = (Tổng dư nợ DNVVN - Dư nợ nhóm 5) x 0.75%
e. Tình hình thu nợ
DoanhsothunuDNVVN
Tình hình thu nợ = —---——---:— _______ ____ „ „ ɪ x 100% Doanh SO cho vay DNVVN
Căn cứ vào doanh số thu nợ và doanh số cho vay DNVVN ta có thể thấy được tình hình thu nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng tốt, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
f. Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng:
❖ Chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng: . LaitutindungDNVVN
Tỷ trọng lợi nhuận từ tín dụng ---———:—:—---x 100% Tong lợi nhuận
❖ Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lợi của tín dụng
Lãi từ tín dụng DNVVN
Tỷ lệ sinh lợi của tín dụng = —— ---—:”... x 100%
j TongdunuDNVVN
Đây là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lợi và ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản cho vay không sinh lời.
Khi đánh giá tình hình chất lượng tín dụng ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Hà Nội cần xem xét tổng hợp các chỉ tiêu này.