lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm cho thấy chi nhánh hoạt động hiệu quả, định hướng kinh doanh của ban lãnh đạo chi nhánh là hoàn toàn đúng đắn.
Trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên 90% trong cả 3 năm, tuy nhiên, tỷ trong này có xu hướng giảm dần từ năm 2010 - 2012, thay vào đó là sự tăng lên trong thu nhập ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi năm 2012 so với 2010 đã tăng lên 20,1 tỷ đồng. Điều này cho thấy, chi nhánh ngày càng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách Trong cơ cấu chi phí, chi phí trả lãi vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên 90% tổng chi phí. Tổng chi phí năm 2011 so với 2010 tăng 94,1 tỷ đồng, tương ứng với 88,4%. Tổng chi phí năm 2012 so với 2011 tăng 101,8 tỷ đồng, tương ứng với 50,8%. Điều này cho thấy, chi nhánh đã rất cố gắng trong việc hạn chế tốc độ tăng chi phí. Điều này là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.
Từ kết quả lợi nhuận trong giai đoạn 2010 - 2012 chứng tỏ, chi nhánh đã quán triệt, thực hiện tốt công tác quản lý, huy động và sử dụng vốn, doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng cho thấy chi nhánh ngày càng chú ý phát triển và hoàn thiện dịch vụ ngân hàng. Kết quả kinh doanh của SHB Hà Nội ngày càng tăng trưởng, góp phần nâng cao vai trò của chi nhánh trong toàn hệ thống SHB, cũng như hình ảnh và niềm tin của chi nhánh đối với khách hàng.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠINGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2.1. Hoạt động tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh SHB Hà Nộitrong giai đoạn 2010 - 2012 trong giai đoạn 2010 - 2012
2.2.1.1. Dư nợ cho vay DNVVN
Bảng 2.4: Doanh số cho vay DNVVN tại SHB chi nhánh Hà Nội
Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ cho vay tại SHB, chi nhánh Hà Nội
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng chi nhánh SHB Hà Nội
Từ năm 2010 đến năm 2012, doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay DNVVN có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể:
V Năm 2010, doanh số cho vay DNVVN đạt 1.254,8 tỷ đồng, trong khi doanh số cho vay cá nhân và doanh nghiệp lớn đạt 4.913,0 tỷ đồng. Theo đó, dư nợ cho vay DNVVN đạt 499,4 tỷ đồng. Điều này cho thấy, năm 2010, chi nhánh chủ yếu hướng tín dụng vào đối tượng cá nhân và các tập đoàn, các công ty lớn, cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay.
V Năm 2011, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ, NHNN đã thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNVVN, hạn chế cho vay phi sản xuất. Theo đó, cơ cấu tín dụng của chi nhánh SHB Hà Nội đã có sự điều chỉnh theo hướng thích hợp, phù hợp theo định hướng điều hành của NHNN. Doanh số cho vay DNVVN đạt 2.109,9 tỷ đồng, tăng 855,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 68,1% so với năm 2010. Dư nợ tín dụng DNVVN tính đến 31/12/2011 đạt 770,1 tỷ đồng, tăng 270,7 tỷ đồng,
phục vụ sản xuất kinh doanh đối với DNVVN trị giá 3.800 tỷ đồng. Với gói chương trình này thì nhiều đối tượng khách hàng DNVVN đã tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi 18% - 19% (trong khi lãi suất thị trường có lúc lên tới 25%). Theo đó, các khách hàng DNVVN truyền thống của chi nhánh SHB Hà Nội, các khách hàng đang quan hệ giao dịch với chi nhánh và thể hiện uy tín vay trả tốt, các khách hàng mới có tiềm năng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng của chi nhánh đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này. Điều này đã làm cho doanh số cho vay, dư nợ cho vay đối với DNVVN tăng đáng kể.
V Năm 2012, đứng trước khó khăn chung của ngành ngân hàng dưới những tác động của hoạt động tái cấu trúc và những biến cố ngành ngân hàng, trong bối cảnh mà các doanh nghiệp phá sản ngày càng gia tăng, cộng với điều kiện nền kinh tế bất lợi khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Thực hiện theo chủ trương của Ban lãnh đạo SHB, chi nhánh Hà Nội đã chủ động hạn chế tăng trưởng tín dụng và tập trung cơ cấu lại danh mục tín dụng vào các ngành nghề ít rủi ro và hướng tới các đối tượng được nhà nước ưu tiên. Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì giải ngân phát triển tín dụng để hỗ trợ khách hàng truyền thống của mình vượt qua giai đoạn khó khăn. Kết quả: Doanh số cho vay, đặc biệt là doanh số cho vay DNVVN đã có sự tăng trưởng khá cao. Doanh số cho vay DNVVN năm 2012 đạt 3.196,9 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay DNVVN đạt 1.144,5 tỷ đồng, tăng 374,4 tỷ đồng, tương ứng với 48,6% so với năm 2011. Có được kết quả này là do, tiếp nối chương trình hỗ trợ DNVVN năm 2011, năm 2012, SHB tiếp tục đưa ra gói chương trình cho vay đối với các khách hàng DNVVN, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu với hạn mức 5.000 tỷ đồng, với lãi suất cho vay tối thiểu 15%/ năm, cố định trong suốt thời gian cho vay.Với chương trình này, chi nhánh SHB Hà Nội đã mở rộng tín dụng đối với nhóm khách hàng DNVVN truyền thống và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới . Mặc dù, mức tăng dư nợ cho vay DNVVN năm 2012 thấp hơn năm 2011 (48,6% so với 54,2% năm 2011), tuy nhiên, đây là những nỗ lực của chi nhánh trong việc hỗ trợ tín dụng cho DNVVN trong thời kì khó khăn này.
Như vậy, qua 3 năm 2010 - 2012, dư nợ tín dụng nói chung và dư nợ tín dụng đối với DNVVN nói riêng đều có xu hướng tăng, đặc biệt là dư nợ tín dụng đối với DNVVN có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNVVN trong tổng dư nợ chi
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng, chi nhánh SHB Hà Nội
Nhìn vào biểu đồ cho thấy, dư nợ cho vay DNVVN ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2010, dư nợ cho vay DNVVN chiếm 20,6% tổng dư nợ cho vay, nhưng đến năm 2012, con số này đã lên tới 33,3%. Điều này cho thấy, chi nhánh ngày càng quan tâm tới đối tượng khách hàng là DNVVN. Tuy nhiên, cho vay DNVVN vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ. Điều này là do, đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh SHB Hà Nội là cá nhân và các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dầu khí, Vietel, Xăng dầu Hàng không, Xăng dầu Quân đội, Cienco 1, Cienco 4, Tổng công ty 319 Bộ quốc phòng, Tập đoàn Than khoáng sản...
2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN
a. Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN xét theo thời hạn cho vay
Biểu đồ 2.6: Dư nợ tín dụng đối với DNVVN theo thời hạn cho vay chi nhánh SHB Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng, chi nhánh SHB Hà Nội
Trong cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, luôn chiếm trên 60% và tỷ trọng này đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn DNVVN năm 2010 là 64,2%, năm 2011 tăng lên 65,8% và đến năm 2012, con số này là 68,3%.
Dư nợ trung và dài hạn đối với DNVVN chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ và đang có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2010, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm 35,8% tổng dư nợ, đến năm 2012, con số này là 31,7%, giảm 4,1% so với năm 2010.
Dư nợ ngắn hạn DNVVN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ DNVVN và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2012 là hoàn toàn hợp lý vì:
đích thương mại.... Do đó, các DNVVN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của mình.
V Trong giai đoạn 2010 - 2012, nền kinh tế chứa đựng nhiều bất ổn, lạm phát diễn biến bất thường, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán trầm lắng. Do đó, vay với kì hạn dài sẽ không có lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng.
V Rủi ro cho vay DNVVN trong giai đoạn này tăng cao, do đó, chi nhánh có định hướng tăng cho vay ngắn hạn nhằm tăng vòng quay vốn tín dụng, hạn chế rủi ro.
b. Cơ cấu dư nợ tín dụng DNVVN xét theo ngành nghề kinh tế
Biểu đồ 2.7: Tình hình dư nợ tín dụng DNVVN xét theo ngành nghề kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
□Xây dựng và kinh doanh bất động sản
□ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNVVN xét theo ngành nghề kinh tế
□Xây dựng và kinh doanh bất động sản □ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng, chi nhánh SHB Hà Nội
Chi nhánh SHB Hà Nội thực hiện cấp tín dụng theo hướng đa dạng hóa ngành nghề. Các lĩnh vực cấp tín dụng bao gồm: Xây dựng - kinh doanh bất động sản, Công nghiệp, Nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản, Thương mại - dịch vụ và hoạt động khác.
Dư nợ tín dụng lĩnh vực thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ tín dụng ngành thương mại - dịch vụ đạt 280,3 tỷ đồng, chiếm 56,1% tổng dư nợ, thì đến năm 2012, dư nợ lĩnh vực này đạt 692,4 tỷ đồng, tương ứng chiếm 60,5% tổng dư nợ. Việc cho vay thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ là hoàn toàn phù hợp vì: trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế đầy khó khăn, nhưng với những lợi thế của mình là đánh trực tiếp vào nhu cầu của hoạt động tiêu dùng nên các lĩnh vực thương mại - dịch vụ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể. Bên cạnh đó, thương mại - dịch vụ còn là lĩnh vực có nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn lớn, nên cho vay doanh nghiệp loại hình này có thể giúp ngân hàng thu hồi vốn nhanh, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn. Mặt khác,
Cùng với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản cũng có tốc độ tăng trưởng ổn định và tỷ trọng ngày càng có xu hướng tăng trong cơ cấu dư nợ tại chi nhánh SHB Hà Nội. Dư nợ tín dụng lĩnh vực này năm 2010 là 13,3 tỷ đồng, tương ứng chiếm 2,7% tổng dư nợ, thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên 49,2 tỷ đồng, tương ứng với 4,3%. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản tăng đều trong những năm qua, vì năm 2012, SHB đã thực hiện chương trình cho vay đối với khách hàng DNVVN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu với hạn mức 5.000 tỷ đồng. Chính chương trình này đã góp phần làm cho dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh SHB có sự tăng trưởng mạnh. Điều này cũng cho thấy, SHB nói chung và chi nhánh SHB Hà Nội nói riêng ngày càng quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn. Đây là hướng kinh doanh đúng đắn, phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước trong việc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sự điều hành của NHNN trong những năm qua.
Lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dư nợ tại chi nhánh SHB Hà Nội. Mặc dù có sự giảm về tỷ trọng năm 2012 so với năm 2011 (từ 33,4% xuống 31,6%) nhưng nhìn chung, ngành công nghiệp vẫn là lĩnh vực hút vốn cho vay tại chi nhánh.
Trong những năm qua, lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản có sự giảm sâu tỷ trọng trong cơ cấu dư n ợ. Năm 2010, dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 84,4 tỷ đồng, tương ứng chiếm 16,9% tổng dư nợ. Năm 2011, thị trường bất động sản đóng băng, cùng với việc NHNN ban hành Nghị quyết 11, trong đó, quy định hạn chế cho vay lĩnh vực bất động sản và kinh doanh chứng khoán, dư nợ cho vay bất động sản chỉ đạt 26,2 tỷ đồng, tương ứng chiếm 3,4% tổng dư nợ. Bước sang năm 2012, cùng với các biện pháp và chính sách của Chính phủ nhằm giải cứu thị trường bất động sản, dư nợ cho vay lĩnh vực này có sự tăng nhẹ so với năm 2011, đạt 41,2 tỷ đồng, nhưng vẫn chỉ chiếm 3,6% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy, chi nhánh đang có chủ trương hạn chế cho vay lĩnh vực này.
Như vậy, có thể thấy, cơ cấu dự nợ xét theo ngành nghề của chi nhánh SHB Hà Nội là khá an toàn theo hướng tập trung cho vay các ngành nghề ít rủi ro, có tốc độ tăng trưởng tốt và là đối tượng ưu tiên phát triển của nhà nước như:
thương mại - dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản, và hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro như xây dựng và kinh doanh bất động sản.
c. Cơ cấu tín dụng DNVVN xét theo loại hình doanh nghiệp
Biểu đồ 2.9: Tình hình dư nợ tín dụng DNVVN xét theo loại hình doanh
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng, chi nhánh SHB Hà Nội
Nhìn vào biểu đồ cho thấy, chi nhánh đang có xu hướng mở rộng tín dụng đối với khu vực DNVVN ngoài quốc doanh (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần) và giảm dần cho vay đối với những doanh nghiệp có yếu tố nhà nước. Cụ thể: tỷ trọng cho vay doanh nghiệp tư nhân năm 2010 là 36,4% thì đến năm 2012, con số này tăng lên là 36,7%. Cùng với đó, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp cổ phần cũng có sự tăng mạnh: 40,1% năm 2010 tăng lên 42,9% năm 2011 và đạt 46,9% năm 2012. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp có yếu tố nhà nước có sự sụt giảm đáng kể, từ 20,3% năm 2010 còn 15,2% năm 2012. Tỷ trọng cho vay đối với đối tượng DNVVN ngoài quốc doanh có xu hướng tăng, trong khi tỷ trọng đối với doanh nghiệp quốc doanh có giảm xuống là do định hướng hoạt động tín dụng của SHB giai đoạn 2010 - 2015. Đó là: mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng có độ an toàn cao và hiệu quả và hạn chế
Năm 2010 2011 Chênh lệch 2011/2010 2012 Chênh lệch 2012/2011 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng khách hàng 312 388 76 24,4% 442 54 13,9%
kinh tế, là những nhà thầu phụ, nhà cung cấp cho các quá trình sản xuất kinh doanh của những tổ chức kinh tế lớn, giúp sự lưu thông trong nền kinh tế được đẩy mạnh.
Trong cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp, tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2010 là 3,2%, nhưng đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 1,2%. Điều này cho thấy, chi nhánh không chú trọng đến việc phát triển cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.
2.2.1.3. Hiệu suất sử dụng vốn DNVVN
Biểu đồ 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn tại chi nhánh SHB Hà Nội
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh, chi nhánh SHB Hà Nội
Một cách khái quát cho thấy: trong giai đoạn 2010 - 2012, hiệu suất sử dụng vốn DNVVN có xu hướng tăng, trong khi hiệu suất sử dụng vốn toàn chi nhánh lại có xu hướng giảm xuống. Cụ thể: Hiệu suất sử dụng vốn đối với DNVVN có sự tăng đều qua các năm: năm 2010 đạt 15,7%, năm 2011 tăng lên