Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Hà Nội như sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của SHB, chi nhánh Hà Nội
Giám đốc chi nhánh
Ban kiểm soát nội bộ
n_______—________
Phó giám đốc Phó giám đốc
Nguồn: Phòng Hành chính - quản trị, chi nhánh SHB Hà Nội
công tác huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, hoạt động kinh doanh dịch
vụ... đóng góp to lớn vào sự phát triển của toàn hệ thống SHB. Cụ thể, chi nhánh đã đạt được các kết quả sau:
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong giai đoạn 2010 - 2012, hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả khích lệ:
2. Theo loại tiền VNĐ 2.990,7 993, 4.074,8 94,6 5.410,6 94,8 Vàng và ngoại tệ(quy đổi) 194,6 6,1 232,6 5,4 296,8 5,2 3. Theo kì hạn huy động Không kỳ hạn và < 12 tháng 2.099, 1 965, 2.649,7 62,6 3.358,7 58,9 Trên 12 tháng 1.086,2 34,1 1.583,0 37,4 2.345,7 41,1
Trong giai đoạn 2010 - 2012, nền kinh tế diễn biến khó lường và biến động phức tạp, thị trường tài chính bất ổn và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn, bất lợi, nhưng chi nhánh SHB Hà Nội vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi tăng qua các năm. Cụ thể:
Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 3.185,3 tỷ đồng.
Năm 2011, NHNN quy định trần lãi suất huy động 14%/năm kéo dài trong năm, trong khi nhu cầu huy động vốn của các NHTM trên thị trường lớn đã xảy ra tình trạng lãi suất thỏa thuận, lãi suất huy động thực tế cao hơn trên lãi suất huy động của NHNN ban hành. Tình trạng này gây không ít khó khăn cho hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và SHB chi nhánh Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, với những sản phẩm và chương trình huy động thuận tiện và hấp dẫn, hoạt động huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân của SHB chi nhánh Hà Nội vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao. Tổng nguồn vốn huy động đạt 4.232,7 tỷ đồng, tăng 1.047,4 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,9% so với năm 2010. Đây là nỗ lực của chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
Đến năm 2012, hoạt động huy động vốn của chi nhánh SHB Hà Nội tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tổng nguồn vốn huy động đạt 5.704,4 tỷ đồng, tăng 1.471,7 tỷ đồng, tương ứng với tăng 34,8% so với năm 2011, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng (22,4%). Có được điều này là do, năm 2012, chi nhánh SHB Hà Nội đã ban hành nhiều sản phẩm và chương trình huy động hấp dẫn, phù hợp với địa bàn hoạt động, điển hình như Chương trình cảm ơn đầu xuân - Tri ân khách hàng doanh nghiệp, Chương trình Quà tặng phái đẹp, Chương trình bé vui hè cùng SHB, Chương trình dấu ấn diệu kì, niềm vui lan tỏa....
> về cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình khách hàng:
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh SHB Hà Nội phân theo loại hình khách hàng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi nhánh SHB Hà Nội
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư ngày càng tăng (từ 1.138,0 tỷ đồng năm 2010 lên 3.032,8 tỷ đồng năm 2012) và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động (chiếm tới 53,2% năm 2012). Điều đó thể hiện tính ổn định và bền vững trong tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh.
> Về cơ cấu nguồn vốn phân theo kì hạn:
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số tiền Số tiền +/- so với 2010 Số tiền +/- so với 2011
Số tiền % Số tiền %
Dư nợ cho vay
2.430,1 2.901,5 485,8 19,4 3.441,2 539,7 18,6
Trong tổng cơ cấu tiền gửi, nguồn vốn không kì hạn và kì hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm dần qua các năm: từ 65,9% năm 2010 xuống còn 58,9% năm 2012. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng đang có xu ngày càng cao hơn. Điều này cho thấy nguồn vốn của chi nhánh dần ổn định và hợp lý hơn, tạo điều kiện cho chi nhánh lập kế hoạch sử dụng vốn chủ động và hiệu quả hơn.
> về cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền
Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn của chi nhánh SHB Hà Nội phân theo loại tiền
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi nhánh SHB Hà Nội
Trong giai đoạn 2010 - 2012, tiền gửi VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động (trên 90%) và ngày càng tăng (từ 2.990,7 tỷ đồng năm 2010 lên tới 5.410,6 tỷ đồng năm 2012), trong khi đó, tiền gửi ngoại tệ và vàng còn rất hạn chế, và ngày càng có xu hướng giảm, năm 2012, huy động ngoại tệ chỉ chiếm 5,2% tổng nguồn vốn huy động. Sự giảm sút về huy động ngoại tệ trong giai đoạn này là kết quả của một loạt các giải pháp triển khai quyết liệt của NHNN nhằm chống tình trạng đô la hóa, tạo điều kiện ổn định thị trường ngoại hối như áp dụng trần lãi suất huy động USD, bên cạnh đó, tỷ giá được giữ ổn định trong suốt năm 2011 và 2012 làm tăng niềm tin vào việc nắm giữ nội tệ đã qua các năm, cơ cấu vốn dần trở nên ổn định và bền vững hơn. Công tác huy động vốn hiệu quả là cơ sở, tiền đề để chi nhánh thực hiện các hoạt động sử dụng vốn, đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu vốn của khách hàng, tạo thế chủ động cho phát triển kinh doanh của ngân hàng.
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn:
a. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng chiếm vai trò chủ yếu trong hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh, chiếm trên 90% tổng thu nhập hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay, chi nhánh SHB Hà Nội
hàng tồn kho lớn, số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động tăng cao, cùng với đó là chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng đã làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của chi nhánh SHB Hà Nội vẫn đạt được những kết quả khả quan:
Năm 2010, nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi sau khủng hoảng, nhưng chưa ổn định, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi, tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Ban giám đốc điều hành chi nhánh, bằng phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ nhân viên, chi nhánh SHB Hà Nội đã thực hiện
hành phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Thực hiện nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 51 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp nhằm kiềm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Chi nhánh Hà Nội đã chủ động hạn chế phát triển tăng trưởng tín dụng và tập trung cơ cấu lại danh mục tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng toàn chi nhánh, công tác kiểm soát, kiểm tra hoạt động tín dụng được tăng cường. Trong năm 2011, tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh đạt 2.901,5 tỷ đồng, tăng 471,4 tỷ đồng, tương ứng với 19,4% so với năm 2010.
Bước sang năm 2012, nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, số lượng các doanh nghiệp phá sản ngày càng gia tăng, dòng vốn tắc nghẽn, hoạt động tín dụng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong bối cảnh nợ xấu ngành ngân hàng ở mức trầm trọng. Tuy vậy, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Chi nhánh chủ động áp dụng nhiều biện pháp sáng tạo trong hoạt động cho vay, đồng thời đảm bảo thông suốt, thuận tiện cho khách hàng. Chi nhánh có quan hệ tốt với khách hàng, áp dụng chính sách khách hàng một cách linh hoạt, trong đó, đặc biệt quan tâm tới các khách hàng truy ền thống, những đơn vị có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, chi nhánh còn luôn quan tâm đến công tác tiếp thị thu hút thêm được nhiều khách hàng mới đến vay vốn. Kết quả: Tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/12/2012 đạt 3.441,2 tỷ đồng, tăng 539,7 tỷ đồng, tương ứng với 18,6% so với năm 2011. Mức tăng trưởng tín dụng 18,6% thấp hơn mức 19,4% so với năm 2011, nhưng trong bối cảnh hoạt động kinh doanh ngân hàng đầy bất lợi thì đây là thành tích của chi nhánh SHB Hà Nội trong hoạt động tín dụng.
Như vậy, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động, gây bất lợi và khó khăn cho hoạt động ngân hàng, nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh SHB Hà Nội đã và đang có những nỗ lực để hoàn thành mục tiêu, góp phần lớn vào sự phát triển của toàn hệ thống SHB.
b. Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng góp lớn vào thu nhập của chi nhánh. Tổng thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2010 - 2012. Tổng thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2010 là 2,4 tỷ đồng, chiếm 1,89% tổng thu nhập, với hai loại hoạt động dịch vụ cơ bản là dịch vụ thanh toán và dịch vụ thẻ. Trong đó, chi nhánh SHB Hà Nội đã thực hiện 14.060 giao dịch thanh toán trong nước, 404 giao dịch thanh toán quốc tế. Tính đến 31/12/2010, chi nhánh đã phát hành 2800 thẻ.
Năm 2011, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 7,3 tỷ đồng, tăng 4,9 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm 3,15% tổng thu nhập. Trong đó, đối với hoạt động thanh toán trong nước, chi nhánh đã thực hiện hơn 42.740 giao dịch chuyển tiền với tổng giá trị hơn 159.270 tỷ đồng. Đối với hoạt động thanh toán quốc tế, doanh số thanh toán quốc tế năm 2011 đạt 110,7 triệu đồng, với tổng số giao địch đã thực hiện gần 780 giao dịch. Chất lượng thanh toán quốc tế luôn đạt ở mức độ cao theo tiêu chuẩn quốc tế, với tỷ lệ thanh toán đạt chuẩn cao trên 95%. Có sự tăng trưởng mạnh trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2011 so với năm 2010 là do, trong năm 2011, ngoài hai loại dịch vụ cơ bản là hoạt động thanh toán và hoạt động thẻ, chi nhánh đã triển khai nhiều loại hoạt động dịch vụ khác như: dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ bảo lãnh trong nước và nước ngoài, dịch vụ ngân quỹ. Riêng doanh thu phí bảo lãnh năm 2011 của chi nhánh đạt gần 1,2 tỷ đồng.
Năm 2012, tổng thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 13,1 tỷ đồng, chiếm 3,78% tổng thu nhập. Trong đó, thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong nước đạt 1,24 tỷ đồng, thu nhập thuần từ hoạt động thanh toán quốc tế đạt gần 3,7 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2012, số thẻ lũy kế chi nhánh đã phát hành là 7.000 thẻ.
Như vậy, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngày càng tăng trong tổng thu nhập của chi nhánh, cùng với đó là việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh, chi nhánh SHB Hà Nội
Chi lãi 927 928 187,6 926 278,4 921
Chi khác 7,7 7,2 129 6,8 249 7,9
Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 6.167,8 7.539,7 1.371,9 22,2 % 9.079,7 1.540,0 20,4% Doanh số cho vay DNVVN 1.254,8 2.109,9 855,1 68,1 % 3.196,9 1.087,0 51,5% Doanh số cho vay khác 4.913,0 5.429,7 516,8 10,5 % 5.882,8 453,1 8,3%
Nguồn: Báo cáo kế t quả hoạt động kinh doanh, chi nhánh SHB Hà Nội
Với định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo chi nhánh và sự cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh, lợi nhuận của chi nhánh từ năm 2010 đến 2012 đã có sự tăng trưởng rõ nét. Lợi nhuận từ 20,7 tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên 30,6 tỷ đồng năm 2011. Năm 2012, lợi nhuận đạt 44,2 tỷ đồng, tăng 13,6 tỷ đồng, tương ứng với 44,4% so với năm 2011. Trong bối cảnh nền kinh tế đầy khó khăn và bất lợi trong giai đoạn 2010 - 2012 thì việc lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm cho thấy chi nhánh hoạt động hiệu quả, định hướng kinh doanh của ban lãnh đạo chi nhánh là hoàn toàn đúng đắn.
Trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên 90% trong cả 3 năm, tuy nhiên, tỷ trong này có xu hướng giảm dần từ năm 2010 - 2012, thay vào đó là sự tăng lên trong thu nhập ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi năm 2012 so với 2010 đã tăng lên 20,1 tỷ đồng. Điều này cho thấy, chi nhánh ngày càng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách Trong cơ cấu chi phí, chi phí trả lãi vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên 90% tổng chi phí. Tổng chi phí năm 2011 so với 2010 tăng 94,1 tỷ đồng, tương ứng với 88,4%. Tổng chi phí năm 2012 so với 2011 tăng 101,8 tỷ đồng, tương ứng với 50,8%. Điều này cho thấy, chi nhánh đã rất cố gắng trong việc hạn chế tốc độ tăng chi phí. Điều này là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.
Từ kết quả lợi nhuận trong giai đoạn 2010 - 2012 chứng tỏ, chi nhánh đã quán triệt, thực hiện tốt công tác quản lý, huy động và sử dụng vốn, doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng cho thấy chi nhánh ngày càng chú ý phát triển và hoàn thiện dịch vụ ngân hàng. Kết quả kinh doanh của SHB Hà Nội ngày càng tăng trưởng, góp phần nâng cao vai trò của chi nhánh trong toàn hệ thống SHB, cũng như hình ảnh và niềm tin của chi nhánh đối với khách hàng.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠINGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2.1. Hoạt động tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh SHB Hà Nộitrong giai đoạn 2010 - 2012 trong giai đoạn 2010 - 2012
2.2.1.1. Dư nợ cho vay DNVVN
Bảng 2.4: Doanh số cho vay DNVVN tại SHB chi nhánh Hà Nội
Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ cho vay tại SHB, chi nhánh Hà Nội
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng chi nhánh SHB Hà Nội
Từ năm 2010 đến năm 2012, doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay DNVVN có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể:
V Năm 2010, doanh số cho vay DNVVN đạt 1.254,8 tỷ đồng, trong khi doanh số cho vay cá nhân và doanh nghiệp lớn đạt 4.913,0 tỷ đồng. Theo đó, dư nợ cho vay DNVVN đạt 499,4 tỷ đồng. Điều này cho thấy, năm 2010, chi nhánh chủ yếu hướng tín dụng vào đối tượng cá nhân và các tập đoàn, các công ty lớn, cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay.
V Năm 2011, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ, NHNN đã thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNVVN, hạn chế cho vay phi sản xuất. Theo đó, cơ cấu tín