NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI. 2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của khu vực DNVVN, bám sát chủ trương phát triển DNVVN của Đảng và Nhà nước, chi nhánh SHB Hà Nội đã chủ động thực hiện mở rộng tín dụng đối với DNVVN một cách hợp lý, góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển DNVVN, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong quan hệ với DNVVN được thể hiện ở những kết quả sau:
Thứ nhất, quy mô tín dụng đối với DNVVN ngày càng được mở rộng và cho vay DNVVN ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ:
Chi nhánh SHB Hà Nội đã có uy tín ngày càng cao, từng bước mở rộng thị phần, thu hút thêm được nhiều khách hàng là các DNVVN, qua đó cung cấp kịp thời một lượng vốn lớn cho các DNVVN để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, hoạt động tín dụng đối với DNVVN ngày càng tăng lên và ổn định. Từ năm 2010 - 2012, doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với DNVVN ngày càng tăng. Doanh số cho vay năm 2011 tăng 68,1%, năm 2012 tăng 51,5%, theo đó, dư nợ cho vay tăng 54,2% năm 2011 và 48,6% năm 2012.
Cùng với doanh số cho vay và dư nợ cho vay ngày càng tăng thì dư nợ cho vay DNVVN ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN năm 2010 là 20,6%, năm 2011 là 26,5% và năm 2012 là 33,3%. Điều này chứng tỏ sự chú trọng của ngân hàng đối với DNVVN, chi nhánh ngày càng quan tâm tới đối tượng khách hàng này.
Thứ hai, số lượng các DNVVN nhận được các khoản vay của chi nhánh ngày càng gia tăng:
Cùng với việc mở rộng quy mô tín dụng đối với DNVVN, số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với chi nhánh SHB Hà Nội ngày càng tăng qua các năm. Năm 2010 mới có 312 khách hàng DNVVN được vay vốn, đến năm 2011 tăng lên 388 doanh nghiệp và đến năm 2012, con số này là 442 doanh
nghiệp. Điều này cho thấy hình ảnh của chi nhánh đối với các DNVVN ngày càng được củng cố, chi nhánh đã có chính sách khách hàng tốt đối với đối tượng DNVVN, nên số DNVVN tìm đến chi nhánh vay vốn ngày càng gia tăng.
Thứ ba, cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNVVN theo ngành nghề tại chi nhánh là khá an toàn:
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn được duy trì theo hướng tích cực, cho vay trung dài hạn mặc dù tỷ trọng có xu hướng giảm nhưng về lượng tuyệt đối vẫn tăng đều qua các năm.
Về cơ cấu cho vay theo ngành nghề: các khoản vay được thực hiện đa dạng với nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Chi nhánh SHB Hà Nội đã đẩy mạnh cho vay các ngành nghề sản xuất kinh doanh ổn định, xuất khẩu cao và có tiềm năng trong các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, nông - lâm - thủy sản... và hạn chế dần cho vay xây dựng và kinh doanh bất động sản theo định hướng chỉ đạo của NHNN. Do đó, danh mục dư nợ cho vay khách hàng của chi nhánh khá tốt, chủ yếu tập trung vào các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề ít rủi ro và được nhà nước khuyến khích.
Thứ tư, thu nhập từ cho vay DNVVN ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tông thu nhập:
Hoạt động tín dụng đối với DNVVN ngày càng đem lại thu nhập cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh SHB Hà Nội, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của chi nhánh. Năm 2010, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNVVN là 25,6% thì năm 2012, con số này là 32,7%. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh lợi trên một đồng dư nợ tín dụng DNVVN cũng có xu hướng tăng lên (từ 1,06% lên 1,26%) Như vậy, DNVVN là đối tượng khách hàng có tiềm năng mang lại lợi nhuận to lớn cho ngân hàng.
Thứ năm, chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ và tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro từ nguồn dự phòng ngày càng gia tăng:
Chi nhánh SHB Hà Nội đã thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo Quyết định 493 và Quyết định 18 của NHNN với hai mức trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Tỷ lệ bù đắp rủi ro từ các khoản dự phòng ngày càng tăng qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro từ các khoản dự phòng là 43,9%, thì năm 2011 đã tăng lên 53,3% và đến năm 2012, con số này là 65,8%.
Việc tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro từ các khoản dự phòng ngày càng tăng cho thấy chi nhánh ngày càng chủ động đối phó với những tổn thất tín dụng dự kiến, hoạt động tín dụng tại chi nhánh trở nên an toàn hơn.
Thứ sáu, công tác thu hồi nợ ngày càng được nâng cao:
Công tác thu nợ trong hoạt động cho vay DNVVN trong những năm qua của chi nhánh ngày càng khả quan. Tỷ lệ thu hồi nợ ở 3 năm tăng liên tục từ 60,2% lên 63,5% năm 2011 và 64,2% năm 2012.
Như vậy, trong giai đoạn 2010 - 2012, chi nhánh SHB Hà Nội đã góp phần giải quyết bài toán vốn đối với một số lượng nhất định các DNVVN. Điều này đã góp phần làm tăng uy tín, từng bước nâng cao vai trò, vị trí của chi nhánh trong việc tài trợ vốn cho các DNVVN, từ đó, góp phần phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động tín dụng của chi nhánh đối với các DNVVN vẫn còn những mặt tồn tại và hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNVVN.
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, tiềm lực khách hàng là DNVVN chưa thực sự mạnh, chi nhánh chưa khai thác hết tiềm năng đối với thị trường DNVVN:
Quy mô tín dụng đối với DNVVN được mở rộng, tỷ trọng dư nợ tín dụng DNVVN ngày càng gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp, so với thị trường DNVVN tiềm năng thì doanh số cho vay hay dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh chưa cao. Mặc dù có tăng lên trong những năm gần đây nhưng số lượng khách hàng là DNVVN năm 2012 mới có 442 doanh nghiệp là vẫn còn quá ít so với sự phát triển về số lượng DNVVN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điều này cho thấy, chi nhánh SHB Hà Nội chưa khai thác hết tiềm năng của đối tượng khách hàng DNVVN và chưa phát huy được hết thế mạnh của ngân hàng.
Thứ hai, hiệu suất sử dụng vốn DNVVN vân còn ở mức thấp:
Hiệu suất sử dụng vốn DNVVN đang có xu hướng tăng nhưng còn thấp, chỉ ở mức 20%, trong khi, hiệu suất sử dụng vốn toàn chi nhánh lại đang có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, chi nhánh vẫn chưa khai thác hết tiềm năng đối
với hoạt động tín dụng DNVVN, hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng vốn của chi nhánh.
Thứ ba, nợ xấu, nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng:
Mặc dù nợ quá hạn, nợ xấu DNVVN trong ba năm vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo thông lệ quốc tế nhưng lại có chiều hướng gia tăng về tỷ trọng trên tổng dư nợ DNVVN. Từ năm 2010 - 2012, tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 1,9% lên 3,1%, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,6% lên 1,8%, phản ánh chất lượng tín dụng đang có xu hướng bị giảm sút. Nợ quá hạn, nợ xấu tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của chi nhánh và làm giảm chất lượng tín dụng. Yêu cầu đặt ra là chi nhánh cần có giải pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn để giải quyết tình trạng này, tạo cơ sở vững chắc cho sự tiếp tục mở rộng dư nợ đối với khách hàng là DNVVN.
Thứ tư, tỷ lệ thu hồi nợ và vòng quay vốn tín dụng vân còn ở mức thấp:
Tỷ lệ thu hồi nợ tại chi nhánh có xu hướng tăng trong 3 năm, những vẫn còn ở mức thấp, chỉ trên 60%. Cùng với đó là vòng quay vốn tín dụng vẫn ở mức thấp (1,51 vòng năm 2010 và 1,79 vòng năm 2012). Chi nhánh cần có biện pháp nâng cao hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn, và có thực hiện những biện pháp thu hồi nợ đa dạng, hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng công tác thu hồi nợ.
Thứ năm, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao:
Đóng góp của hoạt động tín dụng DNVVN vào lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của chi nhánh đang có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Đồng thời, tỷ lệ lợi nhuận trên một đồng dư nợ còn thấp, chỉ đạt trung bình 1,16%. Những điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng DNVVN còn thấp.
Thứ sáu, hạn chế trong việc thu thập và xử lý thông tin khách hàng:
Mặc dù ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thông tin không kịp thời. Thông tin về khách hàng trong nền kinh tế còn thiếu, ngay cả những ngành đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Thứ bảy, dịch vụ, sản phẩm cho vay của ngân hàng còn chưa đa dạng và tạo được sự khác biệt nhiều so với các NHTM khác:
Các sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng vẫn là một số sản phẩm truyền thống như: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ xuất - nhập khẩu, cho vay đầu tư tài sản cố định, chiết khấu bộ chứng từ có giá..., ngân hàng chưa có các sản phẩm tín dụng trọn gói cho các DNVVN. Do đó, làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng với các NHTM khác.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
❖Nguyên nhân khách quan:
Một là, ảnh hưởng từ môi trường kinh tế trong và ngoài nước:
Trong những năm qua, kinh tế toàn cầu chịu sự ảnh hưởng tác động khủng hoảng, suy thoái kinh tế từ những năm trước, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác và tác động trực tiếp đến Việt Nam. Về nội tại, nền kinh tế Việt Nam năm 2012 xảy ra nhiều biến cố trong ngành tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu cao, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, hàng tồn kho lớn, số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động tăng cao. Trong bối cảnh đó, cơ chế chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi trong chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất. Những sự điều chỉnh và chính sách này đã làm cho hoạt động huy động vốn, tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Chi nhánh phải đối mặt với áp lực về huy động vốn, biến động về lãi suất, ảnh hưởng tới nguồn từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Hai là, nguyên nhân từ môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý về kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là đối với các DNVVN chưa thật đầy đủ và đồng bộ ở việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định, các thông tư hướng dẫn chưa thống nhất giữa các liên ngành. Các quy định về giao dịch bảo đảm, giấy tờ sở hữu tài sản, bất động sản, hay xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập gây khó khăn cho các DNVVN và ngân hàng trong việc cho vay thế chấp bằng tài sản đảm bảo. Điều này làm ảnh hưởng tới việc đảm bảo chất lượng tín dụng đối với DNVVN.
Ba là, sự cạnh tranh về các dịch vụ của các ngân hàng ngày càng gay gắt và khốc liệt:
Đối với các NHTM Nhà nước là sự cạnh tranh về quy mô, mạng lưới các hoạt động ngân hàng truyền thống. Đối với các NHTM cổ phần và các ngân hàng nước ngoài là sự cạnh tranh về các ngân hàng hiện đại, chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
❖Nguyên nhân từ phía DNVVN:
Một là, năng lực quản lý doanh nghiệp còn thấp:
Số lượng DNVVN có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc DNVVN chưa được đào tạo bài bản về quản lý, thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh. Trình độ học vấn thấp sẽ hạn chế khả năng lập dự án vay vốn ngân hàng, khả năng lập dự toán thu chi trong kỳ của doanh nghiệp.
Hai là, trình độ công nghệ của các DNVVN lạc hậu:
Trình độ công nghệ lạc hậu của các DNVVN đã dẫn đến tình trạng sản phẩm làm ra không đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã, chất lượng, từ đó đã làm giảm năng suất, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của doanh nghiệp, đến khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Ba là, những yếu kém trong công tác kế toán tại DNVVN:
Công tác kế toán tài chính tại các DNVVN còn nhiều hạn chế, tình trạng thu chi ngoài sổ sách kế toán vẫn còn phổ biến. Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các số sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực, gây khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định các dự án, phương án vay vốn của các DNVVN.
Bốn là, DNVVN có tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao.
Nguyên nhân là do nguồn vốn ban đầu thành lập doanh nghiệp chủ yếu là của một hoặc một vài cá nhân góp vốn, nên nguồn vốn khá thấp, để đáp ứng nhu
cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, các DNVVN phải chiếm dụng và vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau. Việc tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao đã làm cho khả năng thanh toán của DNVVN thấp, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Năm là, các DNVVN ít nhận được sự hô trợ trong việc thâm định các dự án kinh doanh, trong việc nghiên cứu tính khả thi của dự án, trong việc soạn thảo kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
Thông thường, các ông chủ của DNVVN không đủ kiến thức chuẩn để xây dựng các kế hoạch kinh doanh hay các bản báo cáo tài chính để đưa cho cán bộ thẩm định của ngân hàng nên hồ sơ xin vay vốn ít được chấp nhận. Đồng thời, các hạn chế trong việc nghiên cứu tính khả thi của dự án sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, từ đó, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp đối với ngân hàng và làm giảm chất lượng tín dụng.
Sáu là, sự tồn tại của một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, những công ty ma lập ra chỉ để lừa đỏa chiếm dụng vốn ngân hàng đã gây ra tâm lý e ngại và ấn tượng không tốt đối với DNVVN. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp chưa được các DNVVN chú trọng, và thiếu sự liên kết giữa các DNVVN với các doanh nghiệp lớn trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Bảy là, một số DNVVN sử dụng vốn sai mục đích như đã đăng ký với ngân hàng hay không trả nợ ngân hàng khi đến hạn đã gây ra những khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Ngoài ra, khi vay vốn ngân hàng, DNVVN chưa chú trọng tới việc tính toán chu kỳ kinh doanh của mình với thời gian vay, nên đến hạn trả ngân hàng mà doanh nghiệp chưa hết chu kỳ kinh doanh, chu kỳ ngân quỹ.
❖Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Một là, điều kiện vay vốn tại chi nhánh còn chặt chẽ:
Việc cho vay vẫn dựa chủ yếu vào tài sản đảm bảo, trong khi các DNVVN