Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu CVTD theo mục đích tại chi nhánh giai đoạn 2014-2016
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại SEABANK
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng
- Cơ cấu CVTD theo kỳ hạn: Giai đoạn 2014 - 2016 CVTD trung và dài hạn đều chiếm tỷ trọng vô cùng lớn. Vì ngân hàng đưa ra các sản phẩm với thời gian vay lên tới 60 tháng. Điều này làm tăng nhu cầu vay vốn dài hạn và trung hạn lên. Mặc dù cho vay trung và dài hạn tạo cho ngân hàng nhiều lợi nhuận hơn nhưng lại mang lại
cho ngân hàng những rủi ro khôn lường khi không cân đối hợp lý giữa kỳ hạn của nguồn vốn huy động và cho vaỵ Thời gian cho vay dài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay mà ngân hàng không thể lường trước được. Nguồn vốn của ngân hàng rất lâu để thu hồị
- Cơ cấu cho vay tiêu dùng chưa hợp lý, tập trung vào một số sản phẩm truyền thống: Mặc dù ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm khác nhau với ưu đãi cực kì lớn nhưng việc sử dụng của khách hàng lại tập trung vào cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở và mua xe ô tô. Đối với các sản phẩm còn lại tỷ trọng sử dụng còn ít và có xu hướng giảm đị Như vậy ngân hàng đang mất đi sự đa dạng trong cho vay của mình. Neu chỉ tập trung vào một hay hai sản phẩm quá lớn thì ngân hàng cũng có thể gặp rủi rọ Việc phát triển đa dạng hơn các sản phẩm vừa giúp ngân hàng tìm kiếm thêm khách hàng có nhu cầu đồng thời đa dạng hóa danh mục cho vay cho ngân hàng.
- Tỷ trọng cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa cao: Dư nợ CVTD của chi nhánh ngày càng cao nhưng tỷ trọng CVTD vẫn còn thấp mặc dù ngày càng được cải thiện. Với ngân hàng bán lẻ như SeABank thì tỷ trọng này cần được nâng cao hơn nữa trong những năm tớị