Để đẩy mạnh phát triển hoạt động của ngân hàng, không chỉ cần sự cố gắng, nỗ lực của ngân hàng mà cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, đặc biệt trong hoạt động CVTD. Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động này ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho xã hộị
Thứ nhất, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ
mô (kinh tế - chính trị - xã hội) thông qua việc thực hiện các biện pháp nhằm ổn định chính trị, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, tăng cường đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, nhằm mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế. Việc nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, từ đó tăng khả năng tích lũy và tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, sự ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hộị
Thứ hai, Nhà nước cần phối hợp với các ngân hàng trong việc đào tạo nguồn
nhân lực vì ngành ngân hàng đòi hỏi cán bộ, công nhân viên có trình độ cao, luôn luôn cập nhật bổ sung kiến thức cho mình, theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Nhà nước nên đầu tư cho giáo dục thông qua việc đầu tư cho các trường có đào tạo chuyên ngành ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao trình độ của các ngân hàng nói chung.
Thứ ba, Nhà nước cần phát triển, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của
hệ thống thông tin liên ngân hàng cụ thể ở đây là Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC) và mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. Để làm được điều
này, NHNN nên khuyến khích các NHTM tham gia hệ thống nối mạng thông tin liên ngân hàng và yêu cầu các NHTM thường xuyên báo cáo, giải trình về các khách hàng có quan hệ tín dụng không tốt để trung tâm CIC kịp thời cập nhật các thông tin, tránh tình trạng rủi ro cho các ngân hàng khác.
Thứ tư, NHNN cần linh hoạt hơn nữa trong việc sử dụng các công cụ của chính
sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các ngân hàng thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế thị trường. Một mặt tạo nguồn kích thích sự tăng trưởng tín dụng tiêu dùng. Linh hoạt lãi suất tín dụng tiêu dùng sẽ khuyến khích thúc đẩy sản xuất, lao động để tăng thu nhập cho khách hàng, kích thích tiêu dùng và vẫn đảm bảo cho ngân hàng huy động được.
Thứ năm, NHNN cần sớm hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn và quy định cụ
thể về lĩnh vực CVTD, cụ thể về các loại hình sản phẩm, dịch vụ CVTD, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với CVTD, tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhưng đầy đủ để tạo cơ sở các NHTM có thể triển khai mạnh hoạt động CVTD.