Đẩy mạnh công tác marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP đông nam á chi nhánh bắc ninh khoá luận tốt nghiệp 046 (Trang 72)

Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều ngân hàng hiện nay, hoạt động marketing cần được chú trọng hơn hết. Ngân hàng nên đẩy mạnh công tác quảng bá

hình ảnh

của ngân hàng rộng hơn nữạ Nhiều ngân hàng có các chiêu thức quảng cáo độc đáo để

thu hút

khách hàng. Việc quảng bá, tiếp thị sẽ tạo điều kiện giúp khách hàng có thể nắm bắt

sát về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chi nhánh để có thể cải thiện về sản phẩm cho vay, nâng cao chất lượng phục vụ đối với từng đối tượng khách hàng, đưa ra các sản phẩm mới phù hợp hơn, chất lượng hơn với khách hàng.

Từ đó, sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng có nhiều khách hàng tiềm năng hơn từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Sẽ tạo cơ hội cho việc quảng bá sản phẩm, hình ảnh của ngân hàng qua sự hài lòng của các khách hàng cũ.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước

Để đẩy mạnh phát triển hoạt động của ngân hàng, không chỉ cần sự cố gắng, nỗ lực của ngân hàng mà cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, đặc biệt trong hoạt động CVTD. Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động này ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho xã hộị

Thứ nhất, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ

mô (kinh tế - chính trị - xã hội) thông qua việc thực hiện các biện pháp nhằm ổn định chính trị, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, tăng cường đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, nhằm mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế. Việc nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, từ đó tăng khả năng tích lũy và tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, sự ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hộị

Thứ hai, Nhà nước cần phối hợp với các ngân hàng trong việc đào tạo nguồn

nhân lực vì ngành ngân hàng đòi hỏi cán bộ, công nhân viên có trình độ cao, luôn luôn cập nhật bổ sung kiến thức cho mình, theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Nhà nước nên đầu tư cho giáo dục thông qua việc đầu tư cho các trường có đào tạo chuyên ngành ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao trình độ của các ngân hàng nói chung.

Thứ ba, Nhà nước cần phát triển, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của

hệ thống thông tin liên ngân hàng cụ thể ở đây là Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC) và mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. Để làm được điều

này, NHNN nên khuyến khích các NHTM tham gia hệ thống nối mạng thông tin liên ngân hàng và yêu cầu các NHTM thường xuyên báo cáo, giải trình về các khách hàng có quan hệ tín dụng không tốt để trung tâm CIC kịp thời cập nhật các thông tin, tránh tình trạng rủi ro cho các ngân hàng khác.

Thứ tư, NHNN cần linh hoạt hơn nữa trong việc sử dụng các công cụ của chính

sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các ngân hàng thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế thị trường. Một mặt tạo nguồn kích thích sự tăng trưởng tín dụng tiêu dùng. Linh hoạt lãi suất tín dụng tiêu dùng sẽ khuyến khích thúc đẩy sản xuất, lao động để tăng thu nhập cho khách hàng, kích thích tiêu dùng và vẫn đảm bảo cho ngân hàng huy động được.

Thứ năm, NHNN cần sớm hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn và quy định cụ

thể về lĩnh vực CVTD, cụ thể về các loại hình sản phẩm, dịch vụ CVTD, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với CVTD, tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhưng đầy đủ để tạo cơ sở các NHTM có thể triển khai mạnh hoạt động CVTD.

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng TMCP SeABank

NHTMCP Đông Nam Á cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa và định hướng cho SeABank Bắc Ninh phát triển mạnh hình thức cho vay tiêu dùng. Trước mắt NHTMCP Đông Nam Á nên tạo điều kiện hỗ trợ để SeAbank - chi nhánh Bắc Ninh tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, đặc biệt là nâng cao kiến thức về lý luận và nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Đồng thời NHTMCP Đông Nam Á phối hợp với SeABank- chi nhánh Bắc Ninh tổ chức thi tuyển cán bộ, kiểm tra trình độ và phân loại cán bộ tín dụng nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng có chất lượng cao, năng động sáng tạo trong nền kinh tế thị trường hiện naỵ Điều này sẽ tác động đến nhận thức và hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng, từ đó tác động đến hoạt động tín dụng nói chung và quy mô CVTD nói riêng.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á nên tập trung vốn, tăng tính chủ động cho SeABank Bắc Ninh trong việc quyết định tăng cường năng lực công nghệ cả về trang thiết bị và các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng, nhất là các chương trình cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành, công tác thẩm định.

NHTMCP Đông Nam Á nên hỗ trợ và tạo điều kiện cho chi nhánh trong việc đưa công nghệ Ngân hàng vào thực tiễn hoạt động, thông qua việc mua các máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, tạo điều kiện thực hiện các dự án hợp tác, dự án cải tạọ

SeABank nên đẩy mạnh công tác quảng cáo hình ảnh của chi nhánh Bắc Ninh đến đông đảo người dân trong khu vực, tổ chức công tác điều tra thu thập thông tin từ khách hàng và dân cư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó được phân tích trong chương 2, chương 3 này đã đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động CVTD. Các kiến nghị đã được đưa ra cho chi nhánh như: xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, mở rộng mạng lưới chi nhánh, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, đẩy mạnh công tác marketing,... Bên cạnh đó là một số kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, cơ chế khuyến khích các ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng của mình và trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc của thị trường nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ quy mô mà chất lượng cũng được đảm bảọ

KẾT LUẬN

Trong năm 2015, hàng loạt hiệp định khác được ký kết và có hiệu lực như: hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (RCEP); FTA với Liên minh châu Âu; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP);... Những hiệp định trên sẽ mở ra cho Việt Nam cơ hội mới để hội nhập và phát triển. Năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng tới 16 các hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng với đó là hiệp định TTP chính thức có hiệu lực. Trên phương diện này, Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất trong các nước tham gia TPP. Trong những năm tới nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển không ngừng về mọi mặt. Với sự phát triển mạnh mẽ đó thị trường cho vay tiêu dùng trở thành thị trường đầy tiềm năng, hiểu được điều đó, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã và đang khai thác sâu hơn thị trường này, ra sức chiếm lĩnh thị trường mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Là ngân hàng hàng đầu trong khai thác thị trường cho vay tiêu dùng. Chi nhánh SeABank Bắc Ninh đã và đang thực hiện chính sách mở rộng CVTD của ngân hàng vừa mở rộng quy mô CVTD vừa nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng. Hoạt động CVTD của chi nhánh giai đoạn 2014 - 2016 đạt được nhiều thành tựu đáng kể: dư nợ CVTD, doanh số cho vay và số lượng KH ngày càng tăng, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở mức an toàn. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại hạn chế như cơ cấu cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn chưa hợp lí, cơ cấu CVTD theo sản phẩm chưa đa dạng còn tập trung vào một số sản phẩm, tỷ trọng CVTD tại chi nhánh vẫn chưa thực sự cao như mong đợị Từ những thực tế đó cho thấy chi nhánh chưa khai thác hết tiềm lực của mình, thị trường cho vay tiêu dùng tại khu vực vẫn còn rất lớn. Chính vì thế mà khóa luận đưa ra những giải pháp giúp tiếp tục phát huy những điểm tốt và cải thiện những điểm bất lợi mà chi nhánh gặp phảị

Tuy nhiên do sự hạn chế về nhiều mặt: thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo, kiến thức lý luận cùng tìm hiểu thực tế chưa nhiều, còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và đánh giá nhưng chưa thể trình bày hết trong khóa luận nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy, cô giáo, các cô, chú, anh, chị tại SeABank Bắc

Ninh đóng góp ý kiến và bổ sung những thiếu sót cho em để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Phạm Thị Lâm Anh cùng các cô chú, anh chị SeABank chi nhánh Bắc Ninh giúp đỡ em.

Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình tài chính học trường Học viện Ngân Hàng, 2013.

2. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

3. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã hộị

4. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống

kê.

6. NHTMCP Đông Nam Á, Báo cáo thường niên 2014. 7. NHTMCP Đông Nam Á, Báo cáo thường niên 2015. 8. NHTMCP Đông Nam Á, Báo cáo tài chính 2016.

9. Báo cáo kết quả hoạt động của NHTMCP Đông Nam Á chi nhánh Bắc Ninh 2014 - 2016.

10. Nguyễn Thị Khuy, “ Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 2015. 11. Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN 2014 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 12. Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 13. Các website:

http://tapchitaichinh.vn http://www.seabank.com.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP đông nam á chi nhánh bắc ninh khoá luận tốt nghiệp 046 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w