Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vĩnh phúc chi nhánh huyện yên lạc khoá luận tốt nghiệp 031 (Trang 30 - 31)

Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản Nợ xấu của ngân hàng thương mại tại nước này thường xuất phát từ:

Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng - là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuấn, công tác thấm định và định giá còn nhiều thiếu sót.

Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuấn an toàn tín dụng như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn). Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao, cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình, cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả, không văn bản hoá thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém, không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra... Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Theo Trung Quốc thì nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc, một số giải pháp được đưa ra:

-Bộ phận tín dụng của các NHTM phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, đề xuất kiến nghị kiểm tra lại.

-Đánh giá khách hàng, có cam kết chắc chắn khách hàng phải chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuấn xác và hoàn chỉnh của các dữ liệu đã cung cấp.

-T iến hành phân loại hồ sơ toàn bộ tài sản theo tiêu chuấn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại.

-Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của cán bộ tín dụng.

-Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến loại trừ và xử lý rủi ro.

-Ngoài ra NHTW Trung Quốc còn ban hành hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay số 98 (2002) và công văn số 463 (2005) yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng, dự kiến 1 cách hợp lý các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản này (như dự phòng tổn thất cho vay).

-Về xử lý nợ xấu, Trung Quốc đã cho thành lập 4 công ty quản lý nợ (AMCs) với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vĩnh phúc chi nhánh huyện yên lạc khoá luận tốt nghiệp 031 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w