Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vĩnh phúc chi nhánh huyện yên lạc khoá luận tốt nghiệp 031 (Trang 61 - 63)

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ấn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong nhưng năm tiếp theo. Và Chi nhánh NHNo& PTNT Huyện Yên Lạc dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt đó của thị trường. Trong giai đoạn 2010-2012 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh liên tục tăng, tuy nhiên vẫn luôn được duy trì ở mức thấp khoảng dưới 1% trên tổng dư nợ; Trong năm 2012, chất lượng tín dụng giảm sút thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhiều nhưng vẫn ở mức an toàn.

Dưới đây là bảng số liệu tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012:

Sinh viên: Nguyên Thị Ngân Lớp NHTMC - Khóa 12

Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh giai đoạn 2010-2012

- NQH từ 181 đến 360 ngày 062 0,76 1,34 - NQH trên 360 ngày 0,15 0,22 0,48

(Nguồn: báo cáo tài chính của Chi nhánh)

Nhìn chung cơ cấu nhóm nợ của Chi nhánh trong thời gian qua được duy trì tương đối an toàn, cụ thể:

Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ duy trì ở mức 0.35%. Tuy nhiên, đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng nhẹ lên 0,53%, năm 2012 tăng lên là 0,88%. Nguyên nhân là do nền kinh tế bị khủng hoảng, lạm phát cao xảy ra, Nhà nước buộc phải tăng lãi suất cơ bản kéo theo sự gia tăng lãi suất cho vay của các NHTM. T ăng trưởng tín dụng của ngân hàng cao tất yếu làm tăng rủi ro, đối với những DN có có hệ số nợ lớn, tiềm lực tài chính yếu sẽ dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, tỉ lệ này khá nhỏ cho thấy ban lãnh đạo Chi nhánh có tầm nhìn sáng suốt, cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao. Các khoản vay mới có chất lượng đáng kể, hiệu quả hoạt động của các đơn vị đi vay ngày càng tăng, môi trường kinh tế khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ vào khả năng cải tiến chất lượng hoạt động, tăng lợi nhuận kinh doanh qua các năm và chủ động trong việc trích lập dự phòng rủi ro nên quỹ dự phòng rủi ro đã là một công cụ đắc lực trong việc xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng.

Sinh viên: Nguyên Thị Ngân Lớp NHTMC - Khóa 12

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vĩnh phúc chi nhánh huyện yên lạc khoá luận tốt nghiệp 031 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w