3.2.7.1. Biện pháp giải quyết nợ có vấn đề
- Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. Có biện pháp xử lý ngay từ đầu như quản lý kho hàng, kho nguyên vật liệu, phong toả tài sản, tiến hành khởi kiện sớm để tăng khả năng thu hồi nợ do máy móc thiết bị lúc này còn đang hoạt động
bình thường có giá trị hơn so với thời gian không sản xuất..
- Cần phải xây dựng hệ thống thấm định nợ có vấn đề để thúc đấy nhanh việc xử lý nợ tồn đọng tại ngân hàng.
- Giúp đỡ khách hàng thu hồi các khoản nợ đang bị chiếm dụng. - Nhận thêm tài sản thế chấp hoặc tài sản bảo lãnh.
3.2.7.2. Biện pháp giải quyết nợ quá hạn
Biện pháp áp dụng để xử lý những khoản nợ quá hạn thuộc loại khó đòi sau thời gian đôn đốc:
- Ngân hàng tư vấn khách hàng những vấn đề sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng có nợ quá hạn.
- Gia hạn điều chỉnh lại kỳ hạn để giảm được quy mô hoàn trả trước mắt, xem xét cho vay tiếp để tăng sức mạnh tài chính cho người vay, khô i phục lại cho sản xuất kinh doanh và tổ chức theo dõi giám sát chặt chẽ.
- Khuyến khích khách hàng bán bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho, thu hồi vốn quay vòng sản xuất trả nợ cho ngân hàng.
- Đề nghị khách hàng nên cải tạo hệ thống sản xuất kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, thay đổi thiết bị, máy móc và công nghệ. Khuyến khích khách hàng thu hồi những khoản nợ trả chậm bằng cách đấy mạnh tiến trình thu hồi khoản phải đòi, giảm tối đa lượng vốn bị chiếm dụng.
- Trực tiếp giúp đỡ khách hàng khi gặp khó khăn tài chính như cấp thêm tín dụng để phục hồi sản xuất kinh doanh.
Cuối cùng nếu tình thế không thể giải quyết được thì tiến hành kiện toàn hồ sơ, nhờ cơ quan pháp luật có thấm quyền thụ lí hồ sơ, xử lí tài sản đảm bảo.